Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân lập, xác định một số đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn pasteurella multocidagây bệnh tụ huyết trùng ở chim và gà cảnh nuôi tại vườn thú hà nội (Trang 53)

4.1. Tình hình nhiễm bệnh và tỉ lệ chết của chim, gà cảnh do vi khuẩn

Pasteurella multocida.

V−ờn Thú Hà Nội là một cơ sở nuôi d−ỡng và tr−ng bày động vật phục vụ khách tham quan. Đây còn là cơ sở để nghiên cứu khoa học về động vật, là nơi bảo tồn và nhân nuôi, phát triển nguồn gen quý của n−ớc ta.

Trong số 96 loài và phân loài động vật đang đ−ợc nuôi d−ỡng tại đây có 35 loài thuộc diện quý hiếm và đặc hữu đ−ợc ghi trong sách đỏ Việt Nam. Trong nhiều năm qua v−ờn thú đu tập trung nghiên cứu bảo tồn đàn chim, thú đặc biệt là các loài chim và gà cảnh. Tuy nhiên một trong những khó khăn hiện nay là dịch bệnh xảy ra quanh năm. Một trong những bệnh truyền nhiễm xảy ra đó là bệnh Tụ huyết trùng trên đàn chim và gà cảnh nuôi tại V−ờn thú, làm chết nhiều loài chim, gà cảnh quý hiếm nh− gà lôi lam mào trắng, gà lôi lam đuôi trắng, trĩ khoang, công, trĩ sao. Đu làm ảnh h−ởng lớn đến việc nhân nuôi và bảo tồn các loài này.

Để thực hiện tốt việc việc bảo vệ đàn chim và gà cảnh tại V−ờn thú Hà Nội, đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh, việc xác định nguyên nhân gây bệnh, tuổi nhiễm bệnh và mùa vụ phát sinh dịch bệnh Tụ huyết trùng trên đàn chim và gà cảnh mang một ý nghĩa quyết định về mặt khoa học giúp cho việc chủ động đề ra các biện pháp phòng chống và thanh toán bệnh Tụ huyết trùng ở đàn chim, gà cảnh nuôi tại v−ờn Thú Hà Nội.

Theo thống kê của V−ờn thú Hà Nội từ năm 2008 đến 2010 dịch bệnh trên các đàn chim và gà cảnh vẫn xảy ra nh−: Cúm gà, Tụ huyết trùng, Newcastle, Cầu trùng gà… Dựa trên thống kê của V−ờn thú Hà nội, chúng tôi tiến hành tổng hợp tình hình mắc bệnh Tụ huyết trùng của đàn chim và gà cảnh nuôi tại v−ờn thú Hà nội trong 3 năm từ 2008 đến 2010. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.1

Bảng 4.1: Tình hình nhiễm bệnh và tỉ lệ chết do tụ huyết trùng của chim, gà cảnh tại V−ờn Thú Hà Nội

Chim, gà chết do các nguyên nhân Ca chết do Tụ huyết trùng Năm theo dõi Số chim, gà theo dõi (con) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) 2008 172 16 9,30 7 43,75 2009 201 26 12,93 10 38,46 2010 186 20 10,75 8 40,0 Cộng 559 62 11,09 25 40,32

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: Từ năm 2008 cho đến năm 2010 trong tổng số 62 cá thể chết do các nguyên nhân khác nhau có tới 25 cá thể chết đ−ợc xác định là do mắc bệnh Tụ huyết trùng với tỷ lệ là: 40,32%.

Kết quả theo dõi chim, gà cảnh chết do mắc bệnh các năm cho thấy: Năm 2008: tỷ lệ chết là 43,75%.

Năm 2009: tỷ lệ chết là 38,46% và Năm 2010: tỷ chết là 40,0%

Kết quả trên cho thấy bệnh tụ huyết trùng là nguyên nhân chủ yếu gây chết chim, gà cảnh tại v−ờn thú Hà nội. Bệnh th−ờng xuyên xảy ra ở chim và gà cảnh với tỷ lệ chết cao.

Bệnh th−ờng xảy ra ở thể quá cấp và cấp tính. Gà chết nhanh và có khi nhiều cá thể chết trong một thời gian ngắn, th−ờng thấy các cá thể có biểu hiện qụy chân, ngoẹo đầu sau đó xoè cánh và chết, có tr−ờng hợp đang đậu trên cành cây rụng xuống đất và chết một số tr−ờng hợp khi nhặt lên thấy có máu t−ơi chảy ra từ mỏ và mắt. Mổ khám chúng tôi thấy rằng bệnh tích biểu hiện rõ nhất th−ờng thấy, tụ huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết d−ới da, các xoang, tim s−ng, xoang bao tim chứa dịch thẩm xuất màu vàng do viêm ngoại

tâm mạc, phổi tụ huyết màu nâu thẫm, mỡ vành tim lấm tấm xuất huyết, gan có nhiều điểm hoại tử trắng lấm tấm nh− đầu đinh ghim, lách tụ máu s−ng, niêm mạc ruột tụ máu.

Nh− vậy tỷ lệ chim, gà cảnh chết do bệnh Tụ huyết trùng cao (40,32%) và xảy ra liên tục với tỷ lệ chết t−ơng đ−ơng nhau (năm 2008 là 43,75; năm 2009 là 38,46% và 2010 là: 40,0%) qua các năm theo dõi với các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh chứng tỏ thấy mầm bệnh gây bệnh cho chim, gà cảnh tại v−ờn thú Hà Nội có độc lực cao, điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài n−ớc cho rằng vi khuẩn P. multocida có độc lực mạnh th−ờng gây bệnh cho gia cầm với tỷ lệ chết cao.

4.0 28.0 28.0 68.0 0 20 40 60 80 100

1- 30 ngày tuổi 31- 60 ngày tuổi Trên 60 ngày tuổi

T ỷ l ệ n h iễ m ( % )

4.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh Tụ huyết trùng theo lứa tuổi.

Kết quả điều tra tuổi nhiễm bệnh Tụ huyết trùng xảy ra trên đàn chim, gà cảnh thuộc họ trĩ tại V−ờn Thú Hà Nội đ−ợc thể hiện qua bảng 4. 2 và hình 2.

Bảng 4. 2: Tỉ lệ chim, gà chết do Tụ huyết trùng theo tuổi ở V−ờn Thú Hà Nội

1-30 ngày tuổi 31-60 ngày tuổi Trên 60 ngày tuổi Năm theo dõi Số con mắc bệnh Số nhiễm (con ) Tỉ lệ nhiễm ( % ) Số nhiễm (con) Tỉ lệ nhiễm (% ) Số nhiễm (con) Tỉ lệ nhiễm (% ) 2008 7 1 14,28 2 28,57 4 57,14 2009 10 0 0 3 30,0 7 70,0 2010 8 0 0 2 25,0 6 75,0 Tổng cộng 25 1 4,0 7 28,0 17 68,0

Hình 2: Tỷ lệ nhiễm bệnh Tụ huyết trùng trên đàn chim, gà cảnh theo lứa tuổi tại V−ờn thú Hà nội

Kết quả ở bảng 4.2 và hình 2 cho thấy:

- Tỷ lệ mắc bệnh Tụ huyết trùng ở cá thể chim, gà cảnh giai đoạn 1- 30 ngày tuổi thấp nhất là: 4,0 % trong đó năm 2008 và 2010 không có cá thể ở lứa tuổi này bị mắc bệnh, năm 2009 chỉ có 1 cá thể xác định là nhiễm bệnh.

- ở giai đoạn 31- 60 ngày tuổi tỷ lệ nhiễm Tụ huyết trùng bình quân là: 28,0%.

Trong đó năm 2008 tỷ lệ nhiễm bệnh là: 25,57% năm 2009 là: 30,0% và năm 2010 là: 25,0%.

- Giai đoạn trên 60 ngày tuổi tỷ lệ nhiễm bình quân cao nhất trong các lứa tuổi là: 75,7%. Đồng thời tỷ lệ nhiễm trong từng năm cũng khá cao: năm 2008 là: 57,14% năm 2009 là: 70% và cao nhất vào năm 2010 là 75,0%.

Từ các kết quả trên chúng tôi nhận thấy:

- Các cá thể chim họ trĩ khi ở độ tuổi 1-31 ngày th−ờng không thấy nhiễm bệnh hoặc với tỷ lệ rất thấp bình quân chỉ 4,0%. Kết quả này theo chúng tôi nguyên nhân có thể là do một số lý do sau:

Trong giai đoạn đầu khi ấp nở chim và gà cảnh đ−ợc nuôi trong môi tr−ờng phù hợp với đặc tính loài, đ−ợc chăm sóc theo quy trình khép kín, nuôi thả trong môi tr−ờng thuận lợi, chúng th−ờng ít tiếp xúc với môi tr−ờng xung quanh cho nên tỉ lệ nhiễm bệnh thấp.

- Đối với những cá thể từ 31-60 ngày tuổi ở giai đoạn này do yêu cầu về tập tính loài đòi hỏi phải đ−ợc chăn thả trong môi tr−ờng bán tự nhiên, rộng rui hơn vì vậy mà khả năng tiếp xúc với mầm bệnh cao hơn song qui trình nuôi d−ỡng luôn đảm bảo an toàn vệ sinh phòng dịch, vì vậy mặc dù cũng có những cá thể mắc bệnh song tỉ lệ thấp, bình quân chỉ có 28,0%.

- Các cá thể chim, gà cảnh họ trĩ giai đoạn trên 60 ngày tuổi đến lúc tr−ởng thành đ−ợc nuôi ở V−ờn Thú Hà Nội, chúng tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh Tụ huyết trùng, chết th−ờng rất cao (68,0%), nguyên nhân có thể là do giai đoạn này các cá thể đ−ợc đ−a ra tr−ng bày phục vụ khách tham quan nên khả năng

tiếp xúc với môi tr−ờng xung quanh có mang mầm bệnh là khá cao.

Một nguyên nhân khác là vào giai đoạn này các cá thể trong loài b−ớc vào tuổi sinh sản, thời điểm sinh sản th−ờng là vào tháng 6, 7, 8 thời gian này điều kiện thời tiết khí hậu nắng nóng, những cơn m−a rào bất chợt, nhiệt độ, ẩm độ, biến đổi đột ngột vì chim, gà đang trong mùa ghép đôi sinh sản thì bản thân cơ thể chúng có sự biến đổi về thể chất đáng kể kết hợp các yếu tố bất lợi về thời tiết gây gây Stress, làm giảm sức đề kháng của con vật tạo điều kiện cho vi khuẩn P. multocida phát triển và gây bệnh, mặt khác khi chim, gà đang mùa sinh sản nên việc tiêm phòng vacxin hay sử dụng thuốc phòng trị bệnh cho chúng là rất khó khăn, đây là những nguyên nhân khiến tỷ lệ nhiễm bệnh ở giai đoạn này cao hơn các giai đoạn khác.

Nh− vậy từ kết quả trên cho thấy chim, gà cảnh các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tụ huyết trùng, tuy nhiên lứa tuổi mẫn cảm nhất với bệnh tụ huyết trùng là giai đoạn trên 60 ngày tuổi. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng chống bệnh tụ huyết trùng cho chim, gà cảnh nuôi tại v−ờn thú Hà nội.

4.3. Kết quả phân lập và xác định vi khuẩn Pasteurella multocida gây

bệnh Tụ huyết trùng trên đàn chim, gà tại V−ờn Thú Hà Nội

4.3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh:

Các mẫu bệnh phẩm chim, gà chết nghi mắc bệnh tụ huyết trùng tại V−ờn thú Hà Nội đ−ợc bảo quản và đ−a về phòng thí nghiệm Bộ môn Vi trùng- Viện thú y quốc gia. Chúng tôi tiến hành phân lập vi khuẩn theo ph−ơng pháp th−ờng quy. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.3

Bảng 4. 3: Kết quả phân lập Pasteurella multocida gây bệnh từ chim, gà tại V−ờn Thú Hà Nội từ năm 2008- 2010.

Kết quả phân lập P. multocida

Năm Số mẫu kiểm tra

Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) 2008 16 7 43,75 2009 26 10 38,46 2010 20 8 40,0 Cộng 62 25 40,32

Kết quả cho thấy: Trong tổng số 62 mẫu bệnh phẩm lấy từ chim, gà chết tại v−ờn thú Hà Nội từ năm 2008 đến 2010, chúng tôi đu phân lập đ−ợc 25 chủng P. multocida, chiếm tỷ lệ 40,32%. Số còn lại không tìm thấy vi khuẩn, có thể chết do các nguyên nhân khác, hoặc các con gà mắc bệnh tr−ớc đó đu đ−ợc dùng kháng sinh điều trị bệnh, mặc dù vi khuẩn đu bị diệt, song vì nuôi d−ỡng chăm sóc kém dẫn đến suy kiệt sức khoẻ, cuối cùng gà mặc dù không còn mầm bệnh vẫn bị chết.

Kết quả phân lập vi khuẩn P.multocida qua các năm: + Năm 2008 là 7/16 mẫu đạt tỷ lệ 43,75%.

+ Năm 2009 phân lập đ−ợc 10/26 mẫu đạt tỷ lệ 38,46%. + Năm 2010 phân lập đ−ợc 8/ 20 mẫu đạt tỷ lệ 40,0%.

Từ các kết quả trên chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ phân lập vi khuẩn P.multocida từ các mẫu bệnh phẩm (40,32%) thể hiện đúng tình hình dịch tễ bệnh tụ huyết trùng ở chim, gà cảnh tại v−ờn thú Hà Nội, bệnh xảy ra hàng năm do vi khuẩn tồn tại ở các cá thể khỏe mạnh và luôn đ−ợc bài xuất ra ngoài và lây nhiễm cho các cá thể khác, khi gặp các điều kiện bất lợi làm giảm sức đề kháng của con vật, vi khuẩn tăng độc lực và gây bệnh.

tụ huyết trùng không thể coi nhẹ yếu tố mang trùng ở gia cầm khỏe vì những con mang trùng sẽ là những nguồn dịch tiềm tàng và bệnh sẽ phát ra bất cứ lúc nào khi có những điều kiện bất lợi làm giảm sức đề kháng.

So sánh tỷ lệ phân lập vi khuẩn P.multocida từ chim, gà tại v−ờn thú Hà Nội là 40,32%, t−ơng đ−ơng với kết quả của tác giả Sa Đình Chiến, 2001 [3] khi phân lập vi khuẩn trên gà nhà tại Sơn la với tỷ lệ phân lập là 40,7%. Nh−ng lại cao hơn kết quả của tác giả D−ơng Thế Long, 1995 [6] với tỷ lệ phân lập vi khuẩn P.multocida trên gà là 19,23%. Nguyễn Thị Thanh và cộng sự,1992 [13] cho biết tỷ lệ mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở vùng Thừa Thiên Huế là 22.8%.

Sự khác biệt này theo chúng tôi có thể là do đặc thù của v−ờn thú Hà Nội là chim, gà cảnh đ−ợc nuôi nhốt trong không gian chật hẹp, hàng ngày luôn tiếp xúc với l−ợng lớn khách tham quan, đây là những yếu tố chính làm lây lan mầm bệnh một cách nhanh chóng khi có bệnh xảy ra, do đó tỷ lệ mắc bệnh ở chim, gà cảnh tại v−ờn thú Hà Nội rất cao.

Các chủng vi khuẩn phân lập đ−ợc từ chim, gà v−ờn thú đu đ−ợc giám định một số đặc tính sinh vật hoá học quan trọng theo tiêu chuẩn của Carter, 1984 [32].

4.3.2 Kết quả kiểm tra đặc điểm hình thái khuẩn Pasteurella phân lập đ−ợc.

+ Hình thái, tính chất nhuộm màu: Các chủng vi khuẩn phân lập đ−ợc tiến hành phiết kính, nhuộm Gram thấy vi khuẩn bắt màu Gram âm (-), có dạng cầu trực khuẩn, th−ờng đứng riêng lẻ, đôi khi tạo thành đôi hoặc chuỗi. Số chủng phân lập đ−ợc 100% không di động.

Đặc tính nuôi cấy: Các chủng vi khuẩn phân lập từ những chim, gà cảnh mắc bệnh đ−ợc nuôi cấy trên các môi tr−ờng n−ớc thịt BHI, thạch huyết thanh, thạch máu, thạch MacConkey, bồi d−ỡng ở 370C trong 24h.

phát triển làm môi tr−ờng vẩn đục, đáy có cặn nhầy, lắc nhẹ vẩn đục nh− s−ơng mù. Môi tr−ờng có mùi tanh đặc tr−ng của n−ớc rui khô. Nếu để quá 24h, d−ới đáy có lắng cặn và bên trên có một lớp màng mỏng.

- Môi tr−ờng thạch th−ờng: sau 24h nuôi cấy, vi khuẩn phát triển thành khuẩn lạc nhỏ long lanh nh− hạt s−ơng, để lâu khuẩn lạc to màu trắng đục, nhớt và dính chặt vào mặt thạch.

- Môi tr−ờng thạch máu: vi khuẩn phát triển mạnh, có hình tròn, kích th−ớc lớn hơn trên thạch th−ờng, có màu tro xám hình giọt s−ơng, không làm dung huyết và đặc biệt có mùi tanh đặc tr−ng.

- Môi tr−ờng Mac Conkey: vi khuẩn không mọc trên môi tr−ờng này. Kết hợp các đặc tính hình thái, đặc tính nuôi cấy với các chỉ tiêu đánh giá theo Carter,1984 [32] chứng tỏ các chủng vi khuẩn mà chúng tôi phân lập đ−ợc đều có những đặc điểm hình thái, tính chất nuôi cấy và tính chất bắt màu phù hợp với đặc tính của chung của vi khuẩn Pasteurella multocida theo quy định.

Hình 3: Hình thái vi khuẩn P. multocida chụp d−ới kính hiển vi

(độ phóng đại 1000 lần)

Hình 4: Vi khuẩn Pasteurella multocida nuôi cấy trên môi tr−ờng

thạch máu

4.3.3 Kết quả nghiên cứu các đặc tính sinh hóa của của vi khuẩn

chủng vi khuẩn phân lập đ−ợc, chứng tỏ các chủng vi khuẩn phân lập đ−ợc từ chim gà cảnh ở v−ờn thú Hà nội là vi khuẩn Pasteurella chúng tôi tiếp tục tiến hành kiểm tra một số đặc tính sinh vật hóa học của các chủng vi khuẩn phân lập đ−ợc. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.4

Bảng 4.4 Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh vật hóa học

của các chủng vi khuẩn Pasteurella phân lập đ−ợc

Số TT Các đặc tính Số chủng kiểm tra Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) 1 Gram (-) 25 0 100 2 Di động 25 0 0 3 Sinh Indol 25 25 100 4 Oxidase 25 25 100 5 Catalase 25 25 100

6 Phân huỷ urea 25 0 0

7 Gelatin 25 0 0

8 Sinh H2S 25 0 0

9 Dung huyết 25 0 0

10 MacConkey 25 0 0

Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Cả 25 chủng vi khuẩn phân lập đ−ợc tại V−ờn Thú Hà Nội đều thuộc dạng cầu trực khuẩn, gram âm

+ Dùng thuốc thử Kovac để kiểm tra khả năng sinh Indol của vi khuẩn thấy tất cả các chủng P. multocida đều cho phản ứng d−ơng tính.

+ 100% số chủng phân lập đ−ợc đều cho phản ứng Oxidaza và Catalaza d−ơng tính.

+ 100% các chủng vi khuẩn không phân hủy ureaza, không làm tan chảy gelatin.

+ Tất cả các chủng vi khuẩn không gây dung huyết khi nuôi cấy trên thạch máu, không di động, không mọc trên môi tr−ờng Mac Conkey

Sau khi giám định đặc tính sinh hoá của vi khuẩn phân lập đ−ợc, chúng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân lập, xác định một số đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn pasteurella multocidagây bệnh tụ huyết trùng ở chim và gà cảnh nuôi tại vườn thú hà nội (Trang 53)