1.3.1.hái niệm về chất lượng tín dụng.
Chất lượng tín dụng của NHTM đó là thực trạng về cơng tác tín dụng của ngân hàng theo đó mỗi khoản vay được xếp loại theo tiêu chi phân loại của hệ thống
NHTM đó và khả năng thu hồi của khoản vay đó như thế nào. Tiêu chí để đánh giá chất lượng tín dụng đó là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của một NHTM.
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN quy định “ Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5 được quy định theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN”.
Hiện nay, theo quy định của NHNo&PTNT VN, chất lượng tín dụng của một chi nhánh được coi là tốt nếu tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% tổng dư nợ.
1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.
Về mặt định lượng, chất lượng tín dụng được phân tích đánh giá bởi các chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn, chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng, chỉ tiêu lợi nhuận,… được xác định như sau :
1.3.2.1.Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ quá hạn so với tổng dư nợ ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo cơng thúc (1.1) sau đây:
Trong đó “nợ q hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc/hoặc lãi đã quá hạn.
1.3.2.2.Tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ xấu so với tổng dư nợ ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng đẻ đánh giá chất lượng tín dụng tại các tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức (1.2) dưới đây:
Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ nợ q hạn thì chưa đánh giá chính xác về chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Hiện nay theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam “V/v Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xừ lý rủi ro tín dụng
tring hoạt động ngân hàng của TCTD” và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN VN “Sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005”, thì dư nợ cho vay của các TCTD được chia làm 05 nhóm : Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn); nhóm 2 (Nợ cần chú ý); nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn); Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ); Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
Các khoản nợ nếu có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì phải tính một cách chính xác, minh bạch để phân loại nợ vào các nhóm nợ phù hợp với mức độ rủi ro, cụ thể:
- Nhóm 2: các khoản nợ tổn thất tối đa 5% giá trị nợ gốc.
- Nhóm 3: các khoản nợ tổn thất từ trên 5% - 20% giá trị nợ gốc. - Nhóm 4: các khoản nợ tổn thất từ trên 20% - 50% giá trị nợ gốc. - Nhóm 5: các khoản nợ tổn thất trên 50% giá trị nợ gốc.
Việc phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN vừa dựa vào tiêu chí rủi ro của khoản vay đã làm cho các ngân hàng phải đánh giá lại thực sự các khoản nợ đã cho khách hàng vay và có thể đánh giá chính xác hơn về chất lượng tín dụng của mình.
1.3.2.3..3. Cơ cấu tín dụng:
Cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với đặc điểm và tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của mỗi NHTM có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Theo quy định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” có quy định: Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn là: 40% đối với NHTM và 30% đối với các tổ chức tín dụng khác.
Theo quy định mới tại Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 thì: Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn là:
30% đối với NHTM, 30% đối với Cơng ty tài chính và cơng ty cho thuê tài chính và 20% đối với Quỹ tín dụng nhân dân trung ương.
1.3.2.4.Đảm bảo tín dụng:
Bao gồm mức độ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo. 1.3.2.5.Tỷ lệ giữa tổng dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động:
Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức sau:
Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. nếu chỉ nhìn vào kết quả của tỷ lệ này thì chưa thể khẳng định được là tốt hay xấu, bởi nếu tiền gửi ít hơn tiền cho vay thì ngân hàng phải kiếm nguồn vốn có chi phí cao hơn, cịn nếu tiền gửi nhiều hơn cho vay thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thừa vốn. Do đó, chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay và huy động vốn của ngân hàng.
1.3.2.6.Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng dư nợ tín dụng:
Chỉ tiêu này được tính dựa vào cơng thức:
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm từ 70% - 85% tổng lợi nhuận của NHTM. Nếu lợi nhuận của một ngân hàng nào đó tăng lên hàng năm, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng được nâng lên. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng. Lợi nhuận ở đây phản ánh chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra. Chỉ tiêu này phảm ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, một khoản tín dụng ngắn hạn hay dài hạn khơng thể xem là có chất lượng cao nếu nó khơng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các khoản cho vay của ngân hàng sinh lời và ngược lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các khoản vay không sinh lời, đồng nghĩa với chất lượng tín dụng chưa tốt. Đánh giá chất lượng khoản tín dụng tren cơ sở căn cứ vào lợi nhuận thu được của các NHTM , đây cũng là chỉ tiêu tương đối vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sách lãi suất,
chính sách khách hàng, sản phẩm dịch vụ tín dụng, chính sách tín dụng … Thơng thường trong hoạt động ngân hàng, nếu chất lượng tín dụng NHTM tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng sẽ cao hơn khi cùng một mức dư nợ và cùng mức lãi suất cho vay với các ngân hàng khác.
1.3.3. Chất lượng tín dụng nhìn từ 3 góc độ: Ngân hàng, khách hàng vànền kinh tế xã hội. nền kinh tế xã hội.
Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Chất lượng tín dụng được hình thành và bảo đảm từ hai phía là Ngân hàng và khách hàng. Bởi vậy chất lượng hoạt động của NH không những phụ thuộc vào bản thân NH mà còn phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.Chất lượng tín dụng được thể hiện:
- Đối với khách hàng: tín dụng phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất, kỳ hạn nợ hợp lý, thủ tục đơn giản, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc tín dụng.
- Đối với sự phát triển Kinh tế xã hội: tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thơng hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nên kinh tế, thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt các quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.
- Đối với NHTM: phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường và ngun tắc hồn trả đúng hạn có lãi.
Như vậy, chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu tính tốn được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn…) vừa trừu tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế…). Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ cán bộ…) các nhân tố khách quan (sự thay đổi của mơi trường bên ngồi). Khuynh hướng phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi của giá cả thị trường cũng như môi trường pháp lý đều ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh mức độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của mội trường bên ngồi, nó thể hiện sức mạnh của NHTM trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.
1.3.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng.
Tăng trưởng tín dụng có chất lượng cao sẽ dẫn tới hiệu quả hoạt động tín dụng cao, cho thấy tăng trưởng tín dụng có chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Tốc đơ tăng trưởng tín dụng của một ngân hàng phải đạt đến một giới hạn dựa theo yếu tố nguồn lực và điều kiện kinh tế cụ thể của ngân hàng đó. Nếu tăng trưởng tín dụng vượt q tầm kiểm sốt của ngân hàng sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh tốn, chất lượng tín dụng giảm sút từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt động tín dụng kém, thậm chí thu lỗ.
Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng có chất lượng địi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải có biện pháp quản trị rủi ro phù hợp, nhận định và lượng hó rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động tín dụng của mình. Ngịai ra, nguồn vốn dung để cho vay chủ yếu là nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, nên việc cấp tín dụng phải bảo đảm thu hồi được vốn lẫn lãi đúng hạn, muốn vậy việc sử dụng vốn phải đúng mục đích và quy định cấp tín dụng của NHNN. Tóm lại, tăng trưởng tín dụng phải hiệu quả và an tồn mới đảm bảo tín dụng có chất lượng.
Như vậy, mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng ln là mối quan hệ biện chứng , tác động qua lại lẫn nhau.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới thì việc các NHTM phải xây dựng cho riêng mình chiến lược kinh doanh thích ứng để hoạt động là hết sức cần thiết. Hiện nay hầu hết các NHTM đều đã mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm dịch vụ để vừa có thể tạo ra được ưu thế cạnh tranh, vừa có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên tại Việt Nam, cơng nghệ ngân hàng đang trong giai đoạn hồn thiện để đáp ứng cho việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Vì vậy dịch
vụ ngân hàng truyền thống là dịch vụ tín dụng vẫn là nguồn thu nhập chính của các NHTM. Thơng qua dịch vụ tín dụng, các NHTM có thể quảng bá được thương hiệu, nâng cao năng lực tài chính để tồn tại và phát triển.
Chính từ lý do trên, trong chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến tín dụng, chất lượng của tín dụng, chức năng và vai trị của tín dụng đối với nền kinh tế, nghiên cứu về NHTM cùng với các chức năng cơ bản, các nghiệp vụ của NHTM. Qua đó làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh Thủ Đức.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT THỦ ĐỨC
2.1.GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH THỦ ĐỨC
2.1.1 Giới thiệu tổng quát về NHNo & PTNT Việt Nam
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt
Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.
AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ
CBNV, màng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của AGRIBANK đạt xấp xỉ 470.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2008; tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nơng nghiệp nông thôn đạt 242.062 tỷ đồng; vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên.
AGRIBANK luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. AGRIBANK là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 Dự án Hiện đại hóa hệ thơng thanh tốn và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và cũng đã hoàn thành giai đoạn II dự án này. Hiện AGRIBANK đã vi tính hố hoạt động kinh doanh từ Trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong tồn quốc; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, AGRIBANK hồn tồn có đủ
năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
AGRIBANK là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến tháng 2/2007. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nơng nghiệp Nơng thơn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nơng nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); AGRIBANK đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nơng nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002.
AGRIBANK cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD). Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, AGRIBANK vẫn được các Tổ chức Quốc Tế như WB, ADB, AFD ...tin tưởng giao phó triển khai 136 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 4,2 tỷ USD, số giải ngân hơn 2,3 tỷ USD. AGRIBANK không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nơng thơn III do WB tài trợ; Dự án Biogas do ADB tài trợ; Dự án JIBIC của Nhật Bản; Dự án phát triển cao su tiểu điền do AFD tài trợ. AGRIBANK hiện là chủ tịch Hiệp Hội Tín dụng nơng nghiệp và nơng thơn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA). Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự