Nhóm nhân tố liên quan đến cơ chế
Bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất và sự phù hợp của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn với ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể. Hoạt động tín dụng của ngân hàng chịu sự tác động của ngân hàng Trung Ương, thông qua các quy định về hạn mức tín dụng, đảo bảo tín dụng, hệ số an toàn, các vấn đề về lãi suất, quản lý ngoại hối, thanh tra kiểm sốt.
Nhóm nhân tố liên quan đến mơi trƣờng kinh tế - xã hội
Có thể kể đến rất nhiều nhân tố như: điểm xuất phát của nền kinh tế, sự phát triển của các thị trường tài chính, tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, điều kiện tự nhiên….
1.3MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ VIỆC MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
1.3.1học từ Trung Quốc
Sau gần 20 năm phát triển “nóng” (từ 1978 đến 1995), Trung Quốc đã đạt được những thành quả nhất định và mạnh dạn thả lỏng tín dụng, tăng đầu tư cơng để mong đạt được một bước tăng trưởng nhảy vọt, chuẩn bị cho giai đoạn hội nhập toàn cầu toàn diện khi gia nhập vào WTO ngay đầu thiên niên kỷ mới. Do tiềm lực tài chính lớn mạnh nên đã tự tin đưa ra khá nhiều chính sách, những chính sách này đã phát sinh ra vơ số tiêu cực trong đầu tư, từ phía ngân hàng và các tổng cơng ty nhà nước.
Phần lớn tín dụng đã được đổ vào lĩnh vực nhà đất, gây nên phong trào đầu cơ và cơn sốt giá nhà đất, dẫn đến lạm phát lên đến 25%/năm. Đứng trước nguy cơ khủng hoảng có thể làm cho Trung Quốc tụt hậu nhiều năm, mất cơ hội hội nhập và cạnh tranh quốc tế, lãnh đạo Nhà nước Trung Quốc đã quyết liệt siết chặt tín dụng, giới hạn triệt để đầu tư vào nhà đất và đặc biệt là đã dứt khoát giải thể gần 150 ngàn doanh nghiệp quốc doanh.
Với chủ trương đúng và chính sách phù hợp, đồng nhất, cùng với sự năng động của thành phần kinh tế tư nhân, Trung Quốc đã kịp thời khôi phục sự ổn định, tiếp tục tăng trưởng và kịp đón bắt những cơ hội phát triển sau khi ký vào WTO. Bài học của những năm 1995-2000 đã giúp Trung Quốc có những chính sách tiền tệ và tài khóa đúng mực, được phối hợp hài hòa để tăng trưởng ổn định với mức lạm phát một con số ngay cả trong giai đoạn hiện nay, khi kinh tế thế giới bị suy thoái do ảnh hưởng của kinh tế Mỹ.
Bài học từ Trung Quốc đã được đánh giá cao và đáng được chú ý. Trung Quốc đã thể hiện khả năng biết khi nào cần điều chỉnh chính sách, có ý chí chính trị cao và khả năng lãnh đạo để làm được những điều cần làm một cách đúng đắn.
1.3.2 học từ Mỹ: Nguyên nhân các ngân hàng Mỹ liên tiếp sụp đổ
Các khoản nợ xấu chỉ là một phần của vấn đề, những món đầu tư nguy hiểm và cho vay đầy rủi ro khiến số lượng các ngân hàng của Mỹ đóng cửa ngày một nhiều. Tính từ đầu năm đến 07/2009, con số ngân hàng đóng cửa đã lên tới 53 và dự kiến sẽ còn cao hơn nữa. Nguyên nhân sau mỗi thảm họa là một loạt các biện pháp cấp vốn nguy hiểm và các khoản vay xấu cho doanh nghiệp Mỹ.
Phần lớn các ngân hàng Mỹ đóng cửa trong năm 2009 là do phải gánh chịu quá nhiều khoản vay xấu trước đây đã dành cho công ty đầu tư vào bất động sản nhà ở và bất động sản thương mại, khoản vay trong lĩnh vực xây dựng. Nhóm cơng ty này chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc kinh tế đi xuống. Ngân hàng Nevada's Silver State Bank đóng cửa vào tháng 9/2008 bởi 2/3 danh mục các khoản vay dành cho lĩnh vực phát triển bất động sản và xây dựng thương mại.
Một số ngân hàng khác đóng cửa bởi nhiều yếu tố kinh tế vượt quá tầm kiểm soát của họ. Khi giá sữa hạ mạnh trong khoảng thời gian đầu năm nay, nhiều công ty sản xuất sữa tại Colorado thua lỗ, khơng có khả năng trả nợ, các nhà điều tiết thị trường vì thế phải đóng cửa vài ngân hàng tại đây.
Và khi thị trường bất động sản thương mại và nhóm doanh nghiệp nhỏ vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, nhiều chuyên gia lo ngại các tổ chức cho vay nhóm doanh nghiệp này sẽ chịu ảnh hưởng mạnh. Ông Karen Dorway, Chủ tịch kiêm Giám đốc nghiên cứu tại cơ quan xếp hạng ngân hàng và nghiên cứu Bauer Financial, nhận xét áp lực trên thị trường bất động sản thương mại hiện cao hơn so với thời kỳ cuối năm ngoái.
Dù vậy, cho đến nay, các khoản vay xấu không phải là yếu tố duy nhất khiến các ngân hàng sụp đổ. Chính cách thức hoạt động của các ngân hàng cũng đẩy họ vào các rắc rối. Nhiều chuyên gia chỉ trích việc các ngân hàng sử dụng nguồn tiền từ các tổ chức gửi tiền với mục đích đầu tư kiếm lợi nhuận. Các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng đang nỗ lực đẩy mạnh tăng trưởng, thích những nguồn tiền nóng này bởi sau đó họ có thể sử dụng tiền đó để cấp các khoản vay mới. Tuy nhiên phụ thuộc vào nguồn tiền đó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nguồn huy động vốn đó có chi phí và độ biến động cao bởi các bên mơi giới thường chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác để tìm kiếm nguồn lợi cao hơn cho khách hàng của họ.
Tháng 11/2008, các nhà điều tiết ngành ngân hàng Mỹ đóng cửa ngân hàng Franklin, một ngân hàng có trụ sở tại Houston. Báo cáo cơng bố bởi Tập đồn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) cho thấy ngân hàng đó phụ thuộc chủ yếu vào các khoản tiền gửi môi giới và cuối cùng sụp đổ. Nhà điều tiết thị trường ngày một lo lắng về việc các ngân hàng phụ thuộc vào nguồn tiền ứng trước từ Hệ thống ngân hàng cho vay mua nhà (FHLB) - nhóm 12 ngân hàng nhận hỗ trợ của chính phủ. Hệ thống này được thành lập trong thời kỳ Đại Suy thối những năm 1930 để kích thích cho vay tại các cộng đồng nhỏ.
Xu thế này của các ngân hàng đã tăng cao trong những năm gần đây. Năm 2008, số tiền ứng trước cho các ngân hàng và quỹ tiết kiệm Mỹ đứng ở mức 788 tỷ USD, cao hơn 45% so với mức của năm 2004. Chỉ ba tháng đầu năm 2009, các ngân hàng đã nhận 697 tỷ USD tiền ứng trước.
Việc phụ thuộc vào các nguồn tiền đó cũng là điều bình thường trong ngành ngân hàng. Yếu tố khiến các nhà điều tiết thị trường lo ngại chính là sự phụ thuộc quá mức của một số tổ chức cho vay vào nguồn tiền đi vay này để duy trì hoạt động thường ngày. Báo cáo gần đây về một số tổ chức cho vay mới đóng cửa cho thấy các khoản tiền trên gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của các ngân hàng.
Tổ chức đại diện cho các ngân hàng cộng đồng cho biết 90% trong số 8.200 ngân hàng và quỹ tiết kiệm trên khắp Mỹ vẫn ở trong trạng thái an toàn và tiếp tục là nguồn tín dụng cho đối tượng cần vay tiền trên khắp nước Mỹ.
Thế nhưng cũng giống như ngân hàng trên phố Wall, một số ngân hàng cũng gặp rắc rối với các cơng cụ tài chính phức tạp và độc hại đã gây chấn động không nhỏ đến các ngân hàng lớn.
5 tổ chức cho vay tại bang Illinois đã đóng cửa trong tuần trước do các khoản đầu tư liên quan đến trái phiếu dùng giấy nợ bảo đảm (collateralized debt obligations - CDO) – các sản phẩm tài chính đầy tai tiếng đã khiến tổ chức tài chính lớn như Citigroup hay Merrill Lynch mất hàng tỷ USD. Báo cáo cũng cho thấy một số tổ chức cho vay như Rock River Bank hay First National Bank of Danville cũng phụ thuộc vào một công cụ tài chính phức hợp khác, một loại chứng khốn thường được sử dụng như một công cụ tăng vốn trong ngành ngân hàng. Nhiều nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi mức cổ tức hấp dẫn mà các loại chứng khoán này mang lại. Thế nhưng khi thị trường nhà đất
và nền kinh tế đi xuống, mức lợi tức trên bốc hơi, nhà đầu tư trong đó có 5 ngân hàng tại bang Illinois sụp đổ.
1.3.3 Những bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nƣớc đối với việc mở rộng tín dụng tại Việt Nam
Từ những bài học từ Trung Quốc, Mỹ, ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu đó là:
Thứ nhất, ngân hàng cần tăng trưởng vốn tự có từ bên trong để tạo tiềm lực tài chính mạnh thơng qua chiến lược tăng lợi nhuận. Để làm được điều này, các ngân hàng cần phát triển các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng truyền thống hiện có; đồng thời triển khai các dịch vụ hiện đại vốn là những dịch vụ mang lợi nhuận cao, nhanh chóng thiết lập chiến lược khách hàng theo hướng đa dạng hoá các đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng phải có những phân loại về thị trường như thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng; mở rộng địa bàn hoạt động, xác định rõ những lợi thế so sánh của mình trong cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi. Có như vậy, các ngân hàng mới có thể thực hiện gia tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt khi hội nhập.
Thứ hai, ngân hàng cần phải quản lý chặt các khoản đầu tư, hạn chế các khoản đầu tư mạo hiểm tạo tình trạng mất cân đối tài chính đồng thời cần phải có chính sách phân bổ các khoản tín dụng hợp lý, tránh tập trung q nhiều vào tín dụng có rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán...
Thứ ba, ngân hàng cần phải giảm tỷ lệ nợ xấu. Muốn vậy, ngân hàng phải thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay, chấn chỉnh và thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời rủi ro tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ phái sinh phịng ngừa rủi ro hữu hiệu và có giải pháp xử lý rủi ro thích hợp.
Thứ tư, hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng để bắt kịp với trình độ cơng nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng sẽ làm tiết giảm được thời gian, lao động, phục vụ việc quản trị, điều hành, tác nghiệp cũng như phục vụ khách hàng nhanh chóng thuận tiện hơn. Đồng thời, trên cơ sở nền tảng công nghệ cao sẽ phát triển được nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Bên cạnh việc trang bị phần cứng như máy móc thiết bị, cần chú ý phát triển phần mềm để tận dụng, tạo ra được nhiều sản phẩm ngân hàng bán lẻ cho khách hàng, có chính sách tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ tín dụng để có điều kiện tiếp cận nhanh chóng với các cơng nghệ ngân hàng trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Thứ năm, mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ tín dụng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tín dụng. Cần từng bước mở rộng hoạt động ngân hàng quốc tế của NHTM Việt Nam ra thị trường tài chính quốc tế.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1, luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng thương mại nhằm hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trị, chức năng của hoạt động tín dụng đối với nền kinh tế nói chung và cũng như tầm quan trọng của tín dụng trong hoạt động ngân hàng thương mại nói riêng. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đưa ra những lý luận cơ bản về mở rộng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng… từ đó giải đáp cho câu hỏi vì sao phải mở rộng hoạt động tín dụng. Chương 1 cũng đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm trong việc mở rộng hoạt động tín dụng của các nước trên thế giới nhằm áp dụng vào thực tế tại Việt Nam.
Cơ sở lý luận trình bày tại chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng cũng như cơ sở đề ra các giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, CN Phú Thọ trên địa bàn TPHCM ở Chương 2 và Chương 3.
CHƢƠ NG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG, CN PHÚ THỌ
2.1 GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG, CN PHÚ THỌ
2.1.1lƣợc về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối trực thuộc NHTW (nay là NHNN Việt Nam) vào năm 1962. Trong vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó, hoạt động của NHNT chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế đối ngoại như cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước….
Ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức được thành lập. Tính đến nay, trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mơ hình tập đồn tài chính đa năng với tổng tài sản hiện nay lên đến 220.000 tỷ đồng bao gồm 72 chi nhánh, 01 Sở giao dịch, gần 300 phòng giao dịch và 03 cơng ty con trực thuộc trên tồn quốc; 01 văn phịng đại diện và 01 cơng ty con tại nước ngoài với đội ngũ cán bộ lên tới gần 10.000 người. Ngồi ra, NHNT cịn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như bảo hiểm, bất động sản, ngân hàng tài chính….
Vietcombank cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các khách hàng là định chế tài chính như: dịch vụ tài khoản và thanh toán, ngân hàng điện tử (E-Banking), tài trợ thương mại, bao thanh toán (factoring) và các dịch vụ về vốn và ngoại tệ (thị trường tiền tệ, mua bán trái phiếu, ngoại hối và các sản phẩm phái sinh, v.v...).
Trong những năm qua, Vietcombank đã nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý cả trong và ngoài nước về chất lượng và hiệu quả hoạt động. Ngân hàng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng hai (1993) và Huân chương Độc lập hạng Ba (2003). Bên cạnh đó, 05 năm liên tiếp (2000-2004) Ngân
hàng được tạp chí "The Banker" thuộc tập đồn Financial Times bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam trong năm”, được tạp chí EUROMONEY bình chọn là Ngân hàng tốt nhất năm 2003 tại Việt Nam, và được tạp chí AsiaMoney bình chọn là Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất tại Việt Nam trong hai năm liên tiếp 2006-2007.
Với năng lực và uy tín của mình, Vietcombank đã được Standard & Poor's xếp hạng định mức tín nhiệm BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Tương tự, các xếp hạng của FitchRatings đối với Vietcombank cũng là BB- và D. Đây là các định mức tín nhiệm cao nhất mà hai tổ chức xếp hạng quốc tế uy tín này từng trao cho một ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
2.1.2 Vài nét về lịch sử hình thành và mạng lƣới hoạt động Ngân hàng Ngoại thƣơng, CN Phú Thọ
Để hội nhập khu vực và tham gia vào tiến trình tồn cầu hóa trên thế giới thuận lợi và hiệu quả, Vietcombank HCM đã chuẩn bị khá chu đáo bằng cách hoạch định chiến lược phát triển và phương án triển khai cụ thể theo đề án tái cơ cấu của hệ thống. Thiết lập một hệ thống Chi nhánh cấp 2 và các phòng giao dịch rộng khắp là một phần của chiến lược phát triển đó và Vietcombank Phú Thọ đã ra đời.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, CN Phú Thọ được thành lập ngày 03/08/2002 căn cứ theo công văn số 350/NHTP.2002 của Ngân hàng Nhà nước ngày