CHI NHÁNH PHÚ THỌ
2.3.1 Những thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng 2.3.1.1 Về huy động vốn
- Chỉ tính riêng trên địa bàn Q.10 nơi Chi nhánh đặt trụ sở, hiện có trên 9.397 Doanh nghiệp, số lượng chi nhánh ngân hàng là trên 80 chi nhánh thì thị phần của Chi nhánh Phú Thọ chiếm khá cao, chiếm 16,4% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, thị phần huy động vốn quy VND của Chi nhánh chiếm khoảng 1,6% tổng khối lượng huy
động vốn toàn địa bàn. Ngoài ra, Chi nhánh cũng thu hút được số lượng khách hàng doanh nghiệp khá lớn ở các địa bàn vùng lân cận giúp hoạt động huy động vốn của Chi nhánh trong năm qua đã tăng trưởng khá tốt. Điều này không những đã tạo ra nguồn vốn tốt cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh mà cịn góp phần khai thác, tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để sử dụng cho vay, tạo ra khả năng sinh lời của nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh.
- Những sản phẩm dịch vụ huy động vốn phong phú đa dạng với nhiều kỳ hạn khác nhau kèm theo là lãi suất ưu đãi hấp dẫn, đặc biệt là nửa cuối năm 2009, Hội Sở chính đã có những sản phẩm huy động vốn mới, cho phép khách hàng được rút gốc linh hoạt, lãi suất bậc thang hấp dẫn hoặc có cơ chế lãi suất thỏa thuận đã đóng góp một vai trị khơng nhỏ trong hoạt động huy động vốn của Chi nhánh, giúp Chi nhánh tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn.
- Những sản phẩm sử dụng công nghệ cao, tạo tiện ích rất lớn cho người sử dụng như thẻ ATM Conect 24, Visa debit, SG 24, Master, thẻ tín dụng Visa, Amex…. đã tăng lên đáng kể, đem lại nguồn vốn huy động không nhỏ cho Chi nhánh.
- Các dịch vụ ngân hàng khác như dịch vụ ngân quỹ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối… đặc biệt là dịch vụ thanh toán, chuyển tiền điện tử nhanh chóng, an tồn, chính xác và bảo mật tạo sự tin tưởng từ khách hàng, thu hút khách hàng mở tài khoản và thanh tốn qua tài khoản. Đây cũng là một hình thức huy động vốn góp phần vào tổng nguồn vốn huy động chung của VCB Phú Thọ.
- Thương hiệu VCB rất mạnh và lâu đời, Trụ sở giao dịch ngày càng trở nên sạch, đẹp và lịch sự hơn. Khơng gian bày trí mang tính khoa học, thẩm mỹ cao. Đội ngũ nhân viên kinh nghiệm, độ tuổi trẻ. Quy trình tiếp xúc, giải quyết khách hàng nhanh chóng góp phần làm hài lịng khách hàng khi đến giao dịch tại Chi nhánh.
- Vị trí của Chi nhánh đặt tại đường Sư Vạn Hạnh Q.10, được biết đến là một trung tâm của Tp.HCM. Quận đạt tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, bình qn trên 12%/năm, trong đó lĩnh vực cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp tăng gần 15%. Quận 10 cịn được biết đến với nhiều trung tâm thương mại lớn như: Siêu thị Maximark, Sài Gòn, BigC, Lotte Mark, Parson… Các trường đại học, bệnh viện hàng đầu như: Đại
học Bách khoa, Bệnh viện nhân dân 115, Viện Tim, Nhi đồng 1, Trưng Vương…cùng với tụ điểm vui chơi, giải trí khá đông đúc rất thuận tiện cho hoạt động ngân hàng. - Chi nhánh đã xây dựng được những khách hàng thân thiết, có mối quan hệ gắn bó và
lâu dài.
- Ban Giám Đốc thường xun kêu gọi tồn thể CBCNV tham gia cơng tác huy động vốn từ gia đình, người thân.
2.3.1.2 Về hoạt động tín dụng
- Ngân hàng Ngoại thương CN Phú Thọ là một ngân hàng được hình thành từ ngân hàng mẹ là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, một ngân hàng có bề dày lịch sử lâu đời (thành lập năm 1963). Uy tín, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Vietcombank không chỉ được khách hàng trong nước đánh giá cao mà còn được cộng đồng Quốc tế ghi nhận. Liên tục nhiều năm liền, Vietcombank được các tạp chí, tổ chức danh tiếng như The Banker, Finacial Time, EuroMoney,… bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Điều này đánh vào tâm lý của khách hàng Việt Nam là thích sự quen thuộc, uy tín lâu năm; thích tiếp cận, giao dịch với ngân hàng trong nước hơn, nhất là trong các quan hệ vay vốn tiêu dùng, vay vốn sản xuất, bổ sung vốn kinh doanh... trên các lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ bán lẻ.
- Đối với các doanh nghiệp, khi đi vay vốn để bổ sung vốn kinh doanh, điều các doanh nghiệp ln quan tâm đến đầu tiên đó là lãi suất cho vay của các ngân hàng nhằm hạn chế chi phí đầu vào để tạo ra giá thành sản phẩm thấp, tăng tính cạnh tranh. VCB Phú Thọ chính là sự lựa chọn đầu tiên của các doanh nghiệp trên địa bàn khi đi vay vì có thể đáp ứng được nhu cầu đó bởi lãi suất cho vay của VCB Phú Thọ luôn thấp hơn các ngân hàng khác. Lý do là Vietcombank căn cứ vào lãi suất Libor (3 hoặc 6 tháng) trên thị trường quốc ế và lãi suất huy động vốn, Ngân hàng xác định lãi suất cho vay ưu đãi cho khách hàng trên nguyên tắc vừa đảm bảo sức cạnh tranh, vừa có lãi. Phương châm của Vietcombank là thu ít của một khách hàng, nhưng nhiều khách hàng cũng sẽ mang lại hiệu quả lớn cho ngân hàng.
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng là một trong những ngân hàng có nguồn vốn lớn tại Việt Nam. Với tổng tài sản đạt gần 220.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hơn 18.000 tỷ đồng, vì vậy Vietcombank Phú Thọ ln có lợi thế là đủ khả năng đáp
ứng nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp mà đa phần các NHTMCP khác trên địa bàn khó có được lợi thế đó.
- Đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, nhiệt tình, năng động và kinh nghiệm. Luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu khách hàng, tư vấn tài chính theo hướng có lợi nhất cho khách hàng đã góp phần khơng nhỏ vào hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
2.3.2 ng khó khăn đối với việc mở rộng tín dụng 2.3.2.1 Về huy động vốn
- Nước ta gia nhập nền kinh tế quốc tế đã mang lại rất nhiều thuận lợi nhưng cũng khơng ít khó khăn. Nhiều tổ chức tài chính trong và ngoài nước như ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngồi, các cơng ty bảo hiểm, công ty chứng khốn, các tổ chức phi tài chính… đã khơng ngừng được cấp phép thành lập, điều này đồng nghĩa với việc các nhà kinh tế sẽ có nhiều kênh đầu tư hơn và nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế sẽ bị chia nhỏ hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến kênh huy động vốn của Chi nhánh.
- Tuy giá trị huy động vốn qua các năm của Ngân hàng Ngoại thương vẫn tăng. Song nếu so sánh với mặt bằng chung thì tốc độ tăng trưởng huy động vốn cũng như thị phần của Ngân hàng Ngoại thương đang giảm dần. Đó là do sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTM với nhau về lãi suất huy động, chiến lược marketting…Trên thực tế đã có nhiều khách hàng khơng tiếp tục hợp tác với NHNT mà đã chuyển sang các NHTMCP. Vì các NHTMCP thời gian qua đã đưa ra chiến lược cạnh tranh rất hiệu quả, họ chấp nhận “hy sinh” trong thời gian này để thu hút khách hàng của NHNT và thực tế họ đã làm được.
Bảng 2.11: Thị phần huy động vốn các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM
Ngân hàng Tổng HĐV (tỷ VND) Tăng trưởng Thị phần ngành 31.12.2009 30.06.2010 31.12.2009 30.06.2010 AGRIBANK 341.012 360.963 5,85% 18,91% 18,1% VCB 170.111 182.602 7,34% 9,3% 9,1% BIDV 212.016 221.526 4,49% 11,76% 11,1% VIETINBANK 157.015 181.352 15,50% 8,71% 9,1% ACB 115.064 119.326 3,70% 6,38% 6,1% SACOMBANK 78.997 88.069 11,48% 4,38% 4,4% TECHCOMBANK 67.805 69.783 2,92% 3,76% 3,5%
Biểu đồ 2.9: Thị phần huy động vốn của các ngân hàng SACOMBANK, 4.4% TECHCOMBANK, 3.5% ACB, 6.1 % AGRIBANK, 18.1% VIETINBANK, 9.1% ABIDV, 11.1% VCB, 9.1%
Bảng trên cho ta thấy, thị phần các ngân hàng giảm nhẹ. VCB giảm từ 9,3% xuống 9,1%; AGR giảm từ 18,91% -> 18,1%...Chỉ Vietinbank tăng từ 8,71% lên 9,1%. Năm 2009, tốc độ huy động vốn của các ngân hàng nhà nước tăng từ 6% đến 27,5% Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của các NHTMCP từ 55% trở lên. Cho thấy các NHTMCP đã có sự chiếm dần thị phần trong thời gian qua. Do đã gia nhập WTO nên với mọi sự biến động khơng ngừng của tình hình kinh tế thế giới luôn ảnh hưởng nền kinh tế trong nước. Hơn thế nữa, sắp tới đây, khi các ngân hàng nước ngồi tham gia vào thị trường Việt Nam thì việc cạnh tranh để giành khách hàng sẽ còn khốc liệt hơn nữa. Nếu các ngân hàng nhà nước nói chung và Vietcombank nói riêng khơng linh hoạt hơn trong vấn đề huy động vốn thì thị phần sẽ càng bị mất dần.
- Với vị thế là ngân hàng lớn, hệ thống NHNT Việt Nam nói chung và NHNT, CN Phú Thọ nói riêng ln tuân thủ các quy định của NHNN còn các NHTMCP khác thường có độ trễ nhất định trong triển khai chỉ đạo của NHNN. Điều này dẫn đến việc NHNT, CN Phú Thọ phải chịu áp lực bị hút vốn do các ngân hàng khác trên địa bàn
vẫn áp dụng các hình thức tặng tiền, hiện vật, lãi suất, dự thưởng, đẩy mức lãi suất huy động thực tế vượt xa trần quy định và cao hơn lãi suất của Vietcombank.
- Do quy mô tài chính và hoạt động Chi nhánh chưa lớn mạnh nên sản phẩm và lãi suất huy động chưa tự quyết được mà còn phụ thuộc vào Hội Sở chính. Trong khi sản phẩm huy động vốn của NHNT lại không đa dạng chủ yếu còn là những sản phẩm truyền thống, chưa thật sự đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng (ví dụ: chưa có tiết kiệm vàng, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm đảm bảo bằng ngoại tệ… như các ngân hàng khác). Sản phẩm Internet Banking, SMS Banking chưa hoàn chỉnh để phục vụ khách hàng
- Chất lượng phục vụ khách hàng còn chưa cao, tốc độ xử lý giao dịch còn chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng. Ngoài ra, chất lượng phục vụ của Chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng hạ tầng cơng nghệ, tính chun nghiệp, thiện chí… của các đối tác, nhà mạng. Hệ thống mạng thường xuyên bị lỗi gây thêm khó khăn trong cơng tác phục vụ khách hàng, ảnh hưởng khơng tốt đến hình ảnh của Vietcombank trong lịng khách hàng.
- Mạng lưới Phịng Giao Dịch cịn ít, tính đến nay Chi nhánh chỉ có được 4 Phịng Giao Dịch nên cũng hạn chế nhiều đến khả năng huy động vốn của Chi nhánh.
- Người dân vẫn cịn giữ thói quen thanh tốn tiền mặt. Điều này làm hạn chế trong việc phát triển các dịch vụ hiện đại như thẻ, Internet-banking, SMS-banking.
2.3.2.2 Về hoạt động tín dụng
Bên cạnh những mặt nổi trội hơn của VCB Phú Thọ so với các ngân hàng khác cùng địa bàn thì Chi nhánh vẫn cịn vướng phải những vấn đề cần phải khắc phục để có thể mở rộng hoạt động tín dụng của Chi nhánh hơn nữa đó là:
Một là việc giải quyết hồ sơ vay vốn còn chậm, nguyên nhân là do quy trình duyệt hồ sơ vay qua nhiều khâu; nguồn thông tin CIC của NHNN là nguồn cung cấp thông tin quan trọng hỗ trợ trong việc giải quyết cho vay của các NHTM, tuy nhiên một số nội dung thơng tin như tình hình tài chính, xếp hạng khách hàng, thông tin ngành, ... chưa được cập nhật và chi tiết; thông tin về việc phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu thì chưa rõ về số tiền và thời điểm phát sinh,... đã làm hạn chế q trình khai thác, xử lý, phân tích thơng tin về khách hàng của Chi nhánh mỗi khi phát sinh quan hệ vay vốn. Vì vậy đã làm chậm việc đưa vốn vay đến khách hàng. Trong khi đó thì với quy
trình tín dụng tại các ngân hàng nước ngồi được tổ chức khoa học, có phân tích, dự báo và xử lý thơng tin tốt, có hệ thống thơng tin cập nhật nhanh chóng, đã cho phép các ngân hàng này tiếp cận và giải quyết khoản vay nhanh chóng, hiệu quả. Thời gian giải ngân kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ là rất ngắn, có khi chỉ có trong vịng vài tiếng đồng hồ.
Hai là sản phẩm tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung và
Chi nhánh nói riêng ít phong phú đa dạng, chỉ tập trung vào những sản phẩm truyền thống như cho vay xuất nhập khẩu, cho vay sản xuất, hỗ trợ vốn kinh doanh…trong khi nhu cầu vay vốn của khách hàng là rất đa dạng. Điều này đã góp phần hạn chế việc mở rộng tín dụng của Chi nhánh do hạn chế về đối tượng sử dụng sản phẩm tín dụng.
Ba là NHNT chỉ tập trung cho vay những khách hàng lớn, Doanh nghiệp sản
xuất, Doanh nghiệp có nguồn thu từ xuất khẩu…mà chưa thật sự chú trọng đến thị trường tín dụng bán lẻ trong đó tiềm năng về những Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cần vốn kinh doanh, khách hàng cá nhân có nhu cầu tiêu dùng rất lớn đang được các ngân hàng TMCP đặc biệt là ngân hàng nước ngồi khai thác.
Bốn là tiêu chí quan trọng của NHNT khi xét cho vay là khách hàng phải có tài
sản đảm bảo, ít quan tâm đến việc cho vay tín chấp, điều này đã hạn chế rất nhiều lượng khách hàng tiềm năng đến với ngân hàng trong khi các ngân hàng khác có phần thống hơn.
Năm là hình ảnh cùng các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng TMCP và ngân
hàng nước ngồi ln được quảng bá rộng rãi trên thông tin đại chúng và sản phẩm dịch vụ tín dụng ln đi kèm những chương trình q tặng khuyến mãi hấp dẫn. Trong khi đó, NHNT chưa quan tâm nhiều đến hoạt động marketing vì vậy những sản phẩm tín dụng của NHNT khó được người dân biết đến và sử dụng.
Sáu là chính sách khách hàng của Chi nhánh mới chỉ là định hướng chung cho
tất cả các khách hàng, chưa có sự phân biệt cụ thể cho từng đối tượng khách hàng vay vốn, huy động, sử dụng dịch vụ…
Điều cuối cùng là hiện nay với cơ chế lương và thưởng của các ngân hàng TMCP và các ngân hàng nước ngoài hết sức hấp dẫn đã thu hút về cho ngân hàng họ một nguồn nhân lực tín dụng giỏi, trẻ, năng động và kinh nghiệm cùng với sự phát triển mạnh công nghệ điện tử - tin học để ứng dụng rộng rãi vào hoạt động kinh doanh
đã góp phần khơng nhỏ vào q trình cạnh tranh thị trường tín dụng với Chi nhánh tại địa bàn Quận 10.
2.3.3 Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc mở rộng tín dụng của Vietcombank Phú Thọ
Nguyên nhân chủ quan
Vietcombank Phú Thọ có được những mặt nổi bậc trên là do Chi nhánh được hình thành trên nền tảng là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có bề dày hoạt động trên 45 năm và được nhà nước xếp hạng vào top 23 doanh nghiệp đặc biệt của Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương ln giữ vai trị chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chính vì vậy thương hiệu của Vietcombank từ lâu đã được nhiều người biết đến và tin tưởng ngay cả ở nước ngồi. Vị thế của Vietcombank trên thị trường tài chính được xem là rất vững chắc.
Đồng thời, với tổng tài sản là 220.000 tỷ đồng và vốn tự có hơn 18.000 tỷ đồng, Vietcombank là một trong những ngân hàng có mức vốn tự có lớn nhất Việt Nam. Điều này cho thấy Ngân hàng đủ sức đáp ứng nhu cầu vay vốn nhiều của doanh nghiệp