Nguồn phát sinh nước thải là:
- Nước thải từ các quá trình sản xuất nước giải khát - Nước thải từ quá trình xúc rữa chai
Nước hồi lưu Bể Bơm
(cải tạo phần cuối bể điều hòa hiện có)
Sơ đồ HTXLNT sản xuất Nhà máy Pepsico
Thuyết minh sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải công suất (Giai đọan đạt loại B):
Nước thải từ các phân xưởng sản xuất của nhà máy Pepsi qua thiết bị tách rác và thu gom về bể gom chung.
Từ bể gom nước thải được bơm liên tục qua lưới chắn rác tinh vào bể trung hòa để điều chỉnh pH. Tiếp đến nước thải được đưa vào bể điều hòa hiếu khí. Tại đây các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ được điều hòa về nồng độ và lưu lượng trước khi bơm vào bể hiếu khí (Bể bùn họat tính). Tại bể bùn hoạt tính tiếp tục phân hủy các chất hữu cơ bằng các vi khuẩn hiếu khí tồn tại ở dạng lư lửng với mật độ cao trong điều kiện sục khí. Nước thải sau bể bùn hoạt tính được đưa vào bể lắng để tách bùn, nước sau lắng chảy qua hố lấy mẫu, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 lọai B, trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Một phần bùn tách từ bể lắng được bơm hồi lưu về bể sục khí, phần bùn dư đưa về bể nén bùn. Bùn tại bể nén bùn sẽ được bơm qua máy ép bùn, bánh bùn được hợp đồng với công ty Môi trường Đô thị đưa đi xử lý.
Hiện nay do nhà máy nâng cấp công suất sản xuất nên hệ thống XLNT sản xuất của nhà máy cũng được nâng cấp và thiết kế để đạt loại A như hiên nay. Nhà máy đã tiến nâng cấp và cải tạo hệ thống xử lý nước thải theo sơ đồ công nghệ sau.
Sơ đồ khối hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A
Thuyết minh sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải (giai đọan nước thải đạt tiêu chuẩn loại A):
Nước thải từ các phân xưởng sản xuất của nhà máy Pepsi qua thiết bị tách rác tự động chảy về bể gom chung.
Từ bể gom nước thải được bơm liên tục qua lưới chắn rác tinh vào bể tách dầu và bể trung hòa. Tiếp đến nước thải được phân phối vào bể sinh học kỵ khí có vật liệu tiếp xúc (UAF). Tại đây các chất hữu cơ có trong nước thải được phân hủy bằng các vi khuẩn kỵ
Nước thải
khí tồn tại ở dạng bám dính với mật độ cao trong điều kiện kỵ khí. Nước ra sau bể UAF được dẫn qua bể bùn hoạt tính (AS). Tại bể bùn hoạt tính tiếp tục phân hủy các chất hữu cơ bằng các vi khuẩn hiếu khí tồn tại ở dạng lư lửng với mật độ cao trong điều kiện sục khí. Nước thải sau bể bùn hoạt tính được đưa vào ngăn lắng để tách bùn, nước sau lắng được cho qua hố lấy mẫu, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 lọai A, trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Một phần bùn tách từ bể lắng được bơm hồi lưu về bể sục khí, phần bùn dư đưa về bể nén bùn.
Bùn tại bể nén bùn sẽ được bơm qua máy ép bùn, bánh bùn được đưa đi bải chôn lấp cùng với rác sinh hoạt. Khí thải (biogas) sinh ra tại bể sinh học kỵ khí sẽ được đốt bằng bộ đốt khí tự động.