Chương 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Chính sách ổn định sinh kế người dân kết hợp quản lý bảo vệ rừng bền vững tình huống rừng phòng hộ tân phú tỉnh đồng nai (Trang 27 - 47)

4.1 Kết quả nghiên cứu

4.1.1Hiện trạng vùng nghiên cứu

a. Điều kiện tự nhiên

Rừng phòng hộ Tân Phú được quy hoạch là rừng phòng hộ đầu nguồn cho Hồ thủy điện Trị An và hạ lưu sông Đồng Nai thuộc địa bàn quản lý hành chính của xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Diện tích rừng phịng hộ Tân Phú phần lớn thuộc ấp 9, xã Gia Canh là 13.733,12ha, trong đó đất có rừng là 12.327,41ha (Bao gồm rừng tự nhiên 11.544,39ha và rừng trồng 783,02ha). Đất chưa có rừng là 1.405,71ha (Phần lớn là đất rừng đang canh tác nông nghiệp 1.255,86ha, đất xây dựng cơ bản 79,38ha, còn lại là đất ở, núi đá, ao hồ và vùng khoanh ni tái sinh). Rừng phịng hộ Tân Phú có đặc tính xung yếu cao, được bao bọc bởi một vành đai rộng khoảng 85km xung quanh đều tiếp giáp với các cụm dân cư hoặc đất đai sản xuất nơng nghiệp. Phía Nam là sơng La Ngà với chiều dài là 45km có tính xung yếu cao nhất.

Về khí hậu thủy văn, rừng phòng hộ Tân Phú chịu ảnh hưởng chung khí hậu vùng

Đơng Nam Bộ, thời tiết chia hai mùa trong năm rõ rệt, lượng mưa bình qn 1.415mm vào mùa khơ hầu như khơng có mưa. Nhiệt độ hàng năm bình quân là 27,3oC, cao nhất là 38,2oC và thấp nhất là 13,2oC. Độ ẩm bình quân 76%, chênh lệch lớn, cao nhất 100% vào tháng mưa nhiều, thấp nhất 20% vào tháng khô hạn.

Về động thực vật rừng: do rừng phòng hộ Tân Phú thuộc vành đai hệ sinh thái

dưới 1000m, bao gồm đồng bằng, gị và đồi thấp có tính chất nhiệt đới điển hình nên hệ thực vật phức tạp phân bố ưu thế các loại cây họ Dầu, Đậu và Thầu Dầu với khoảng 300 lồi. Động vật có khoảng 10 giống động vật rừng quý hiếm nhóm IB như voi, voọc má đen trắng, chồn dơi, nhóm IIB như khỉ vàng, rái cá, mèo rừng và khoảng 30 lồi thuộc nhóm thơng thường như heo rừng, gấu lợn, nai, nhím, sóc, gà rừng...

b. Hiện trạng dân cư

Theo số liệu điều tra dân cư và diện tích canh tác năm 2008, rừng phòng hộ Tân Phú có 791 hộ gia đình với 2.241 dân sinh sống tập trung chủ yếu tại Phân trường 2 (520 hộ, 1.207 nhân khẩu), và Phân trường 6 (185 hộ, 695 nhân khẩu) nằm trên trục đường giao thơng chính, quy mơ hộ gia đình bình quân là 4 người/hộ. Chủ yếu là người Kinh di cư từ các vùng khác đến. Dân tộc ít người gồm có dân tộc Hoa (36 hộ, 69 nhân khẩu), Cho ro (37 hộ, 197 nhân khẩu) sống chung trong các ấp người Kinh nên không cịn nhiều nét văn hóa đặc thù của người dân tộc thiểu số. Điều đáng lưu ý là hơn 50% người dân có độ tuổi trên 60, chỉ có gần 30% người trong độ tuổi lao động và khoản 6% là trẻ em, hầu hết thanh niên đi làm xa tại các khu cơng nghiệp trong tỉnh hoặc Tp.Hồ Chí Minh.

Thu nhập bình quân của hộ gia đình khoảng 2 triệu đồng/tháng, hộ có 4 nhân khẩu (Báo cáo BQL, 2009), thu nhập không ổn định phụ thuộc phần lớn vào sản xuất nông nghiệp. Những hộ sử dụng hơn 1 ha đất sản xuất nông nghiệp có đời sống ổn định hơn nhóm hộ có dưới 1ha đất nơng nghiệp. Cây trồng chủ yếu là điều, xoài.

Hiện nay, theo báo cáo của ấp 9 có 70 hộ nghèo, do thiếu đất sản xuất nông nghiệp và thiếu lao động.

Tình hình sản xuất: Người dân chủ yếu trồng cây điều và cây xoài nên thu nhập

hiện nay chủ yếu từ thu hoạch hai loại cây này. Giá cả thị trường không ổn định gặp nhiều rủi ro trong cuộc sống, nhất là vào mùa nơng nhàn. Hiện nay trong vùng chưa có các cơ sở sản xuất phi nơng nghiệp tập trung, chủ yếu làm gia công hàng mây tre lá cho các cơ sở bên ngoài nên giá trị gia tăng không cao, lao động nhàn rỗi cịn nhiều. Các mơ hình sản xuất nơng nghiệp như trồng nấm, trồng cây dược liệu chưa được khai thác hiệu quả.

Văn hóa xã hội trong vùng nghiên cứu khơng có gì đặc sắc, tuy có một nhóm dân tộc ít người nhưng do sống chung thành cộng đồng với người Kinh nên văn hóa dân tộc khơng thể hiện rõ nét. Mặt khác, phần lớn người dân nơi đây là dân nhập cư từ nhiều vùng miền trên cả nước nên văn hóa pha trộn khơng có đặc thù riêng. Tóm lại, vùng nghiên cứu khơng có nét đặc trưng văn hóa riêng biệt.

Nhìn chung, đa số người dân trong vùng thuộc diện “đủ ăn” thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên đời sống của họ càng khó khăn hơn khi gặp thiên tai mất mùa. Diện tích đất sản xuất ít, và chưa được phân quyền rõ ràng nên giá trị đất không cao.

c. Hiện trạng quản lý rừng

Rừng phòng hộ Tân Phú với diện tích là 13.733,12ha được UBND tỉnh Đồng Nai giao cho Ban Quản Lý rừng phòng hộ Tân Phú quản lý bảo vệ theo Quyết định số 2738/QĐ-UBND ngày 20/08/2008. Tổ chức quản lý rừng được BQL phối hợp với

chính quyền địa phương và kiểm lâm thực hiện nhưng chủ yếu vẫn là BQL. Với cơ cấu như hiện nay, BQL có 78 người trong đó 9 người thuộc ban Giám Đốc và văn phòng còn lại 69 người trực tiếp tại hiện trường. Trong tương lai cơ cấu nhân sự sẽ không thay đổi nhiều. Mục đích của BQL là quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, nhưng với bình quân một người phụ trách gần 200ha rừng thì khơng thể hồn thành việc quản lý bảo vệ rừng.

Rừng tự nhiên được quản lý và bảo vệ khá tốt, ít xảy ra nạn phá rừng lấy gỗ và săn bắt thú rừng. Tuy nhiên, ở các khu rừng trồng, khu vực nông lâm kết hợp xảy ra tình trạng người dân ken cây, “thuốc cây”, lấn chiếm đất rừng lấy đất sản xuất nơng nghiệp.

Vì thế với lực lượng và chính sách quản lý của BQL hiện tại khơng thể hồn thành được cơng tác quản lý bảo vệ rừng. Vậy, có nên chăng xây dựng một chính sách quản lý mới trong đó có sự tham gia tích cực của người dân sống trong vùng nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho họ, tăng thu nhập cải thiện đời sống và giảm thiểu lấn chiếm đất rừng, đạt mục tiêu quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững?

4.1.2 Các nguyên nhân lấn chiếm đất rừng

a. Tăng dân số tự nhiên và cơ học

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,09%, tăng dân số cơ học hầu như khơng có do chính sách hạn chế nhập cư của chính quyền địa phương vào khu vực rừng phịng hộ Tân Phú trong vài năm trở lại đây nên dân số trong vùng ổn định khơng tăng nhiều. Vì thế tác động của việc tăng dân số gây áp lực lên đất rừng là không đáng kể.

b. Nhu cầu đất nông nghiệp

Hiện nay, theo báo cáo của BQL (2009) người dân sống chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nơng nghiệp vì thế nhu cầu về đất sản xuất là cấp bách. Kết quả khảo sát cho thấy hộ gia đình có đất sản xuất nơng nghiệp lớn hơn 1ha có cuộc sống ổn định và khá giả hơn các hộ cịn lại. Vì thế số hộ thiếu đất sản xuất sẽ phá rừng lấn chiếm đất rừng lấy đất sản xuất. Theo kết quả khảo sát: hơn 50 hộ gia đình có tham gia vào vấn nạn “thuốc cây” lấy đất sản xuất thì đa số họ là người dân mới từ nơi khác chuyển đến trong khoảng 5 năm trở lại đây theo hình thức sang nhượng đất trái phép với diện tích đất ít hơn 1ha, trong khu vực rừng trồng.

c. Phân quyền cho các hộ dân

Phần lớn hộ dân trong vùng lấn chiếm khơng có giấy tờ về quyền sử dụng đất, khơng có hợp đồng khốn đất rừng rõ ràng nên khơng có cơ sở pháp lý về quyền lợi và trách nhiệm. Do vậy, họ khơng chịu trách nhiệm trên diện tích đất được chia và khơng quản lý nó để cho người khác khai phá, hoặc cũng có thể là chính họ làm. Một số hộ dân sản xuất nông nghiệp trong vùng so sánh rằng “Những hộ được cấp

giấy chủ quyền đất (sổ đỏ) được Ngân hàng cho vay từ 70 triệu đến 100 triệu đồng trên 1ha đất để sản xuất, còn lại với hộ có hợp đồng với BQL ngân hàng chỉ cho vay từ 5 triệu đến 10 triệu đồng trên 1ha đất”. Đây là bài tốn khó cho BQL khi thuyết phục người dân ký kết hợp đồng nhận khốn rừng nên khơng cơ cơ sở pháp lý để giải quyết lấn chiếm với các hộ dân lấn chiếm đất rừng.

Hiện nay, các ngành nghề phi nơng nghiệp chưa phát triển, bên cạnh đó trình độ dân trí thấp và số người trên 60 tuổi khá cao nên khó tiếp cận với các cơ hội việc làm tại các nhà máy, xí nghiệp trong vùng. Cơ cấu việc làm ở vùng nghiên cứu không đa dạng, chậm phát triển so với nhu cầu đã làm cho số lượng người dân khơng có việc làm ngày càng nhiều, gây áp lực lên nhu cầu mở rộng đất sản xuất nông nghiệp vào đất rừng.

e. Các nguyên nhân đặc thù của vùng nghiên cứu

Ngoài bốn nguyên nhân cơ bản trên, trong quá trình phỏng vấn, thu thập thông tin, một số nguyên nhân đặc thù của vùng nghiên cứu cũng được xác định.

Thứ nhất: trách nhiệm quản lý, bảo vệ cây rừng của người dân sống trong rừng chưa được xác định rõ. Lý do theo thông tin thu thập được là vì một số hộ canh tác nơng lâm kết hợp trên diện tích đất rừng trồng đã thay đổi chủ sử dụng bằng hình thức sang nhượng trái phép, nên BQL khơng quản lý được phần diện tích và các hộ dân thay đổi. Hơn nữa, hộ dân mới chuyển đến không nắm rõ các cam kết giữa BQL và hộ dân trước đó về quản lý bảo vệ cây rừng. Mặc khác cây Teak phát triển sau 10 năm sẽ che phủ hết các loại cây trồng dưới tán vào mùa mưa và rụng hết lá vào mùa khô nên người dân không thể phát triển các cây trồng dài ngày như điều, xoài, quýt… họ chỉ trồng được các cây ngắn ngày, thu nhập không ổn định. Khi mà BQL khơng thể kiểm sốt, bảo vệ được cây Teak thì người dân tìm cách phá bỏ đi lấy đất sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai: những năm gần đây, giá đất tại vùng nghiên cứu tăng nhanh (150 triệu -

tay) nên việc “bỏ thuốc” cây Teak, lấy đất sản xuất, hoặc sang nhượng cho người khác tăng nhanh hơn. Theo như suy nghĩ của một người dân được phỏng vấn thì “Khi “bỏ thuốc” cây nếu bị bắt thì hình phạt cao nhất chỉ đi tù 6 tháng nhưng có

được một lơ đất để sản xuất hay bán kiếm tiền…”

Hai nguyên nhân đặc thù của vùng nghiên cứu là rất quan trọng trong việc tìm ra chính sách để ổn định sinh kế và bảo vệ rừng. Theo như đánh giá của của các chuyên gia thì đây mới chính là các nguyên nhân gây nên nạn lấn chiếm đất rừng của người dân.

4.1.3 Chính sách đề xuất của các nhà quản lý và chuyên gia

Trong phần này, các câu trả lời của người tham gia bao gồm tám đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn thuộc cấp quản lý nhà nước vùng nghiên cứu và các chuyên gia về vấn đề làm thế nào để cùng lúc đạt mục tiêu ổn định sinh kế của người dân gắn với quản lý rừng bền vững cho khu vực rừng phòng hộ Tân Phú. Các ý kiến đề xuất giải pháp chủ yếu cho vấn đề nêu trên được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4.1: Tổng hợp các đề xuất chính sách

Chính sách Các đề xuất giải pháp

CS ổn định nhà ở Cưỡng chế Di dời vào khu

tái định cư Ổn định dâncư CS sử dụng đất Thu hồi và hỗ trợ CS việc làm Dự án lâm sinh Chuyển mục đích sử dụng Phát triển lâm sản ngồi gỗ Phân quyền rõ ràng Hỗ trợ các mơ hình kinh tế Đào tạo, hỗ trợ việc làm Nguồn: khảo sát thực tế (2010)

Các đề xuất này được tổng hợp từ nhiều ý kiến riêng lẻ, kết hợp lại và rút ra các đề xuất chung nhất. Chi tiết sẽ được trình bày bên dưới.

Chính sách ổn định nhà ở cho người dân: Có nhiều ý kiến trái ngược nhau đưa ra trong vấn đề này có nhóm cho rằng nên thu hồi đất và hỗ trợ theo quy định, có nhóm thì cho rằng nên để người dân sống ổn định không di dời. Các ý kiến được tổng hợp chủ yếu theo 3 hướng giải quyết như bảng sau:

Bảng 4.2: Khảo sát chính sách ổn định nhà ở cho người dân

Giải pháp Cưỡng chế Di dời và

hỗ trợ Ổn địnhdân cư Số đề xuất 1 (13%) 2 (25%) 5 (62%)

Tổng số (100%) 8 8 8

Nguồn: khảo sát thực tế (2010)

Giải pháp cưỡng chế: có 13% đối tượng tham gia trả lời là nên thu hồi không hỗ trợ đối với những hộ dân đang lấn chiếm đất rừng là ít khả thi nhất. Với Giải pháp ổn

dịnh dân cư, không phát triển thêm khu dân cư mới, hạn chế nhập hộ khẩu mới cho

các hộ mới đến trong khu vực này, nâng cấp cơ sở hạ tầng (điện, đường…) đến khu vực dân đang sinh sống được 62% đối tượng nêu ra, đây cũng là giải pháp theo đánh giá là khả thi, điều này sẽ được phân tích chi tiết trong phần thảo luận. Còn

Giải pháp di dời kết hợp với hỗ trợ theo quy định của nhà nước được 25% đối tượng đưa ra. Bao gồm quy hoạch khu tái định cư với hạ tầng hoàn chỉnh, di dời dân và hỗ trợ theo quy định của nhà nước hiện hành được xem ít khả thi hơn.

Chính sách sử dụng đất: Các giải pháp cho chính sách sử dụng đất được các đối tượng tham gia đưa ra chủ yếu tập trung vào ba giải pháp được trình bày bảng 4.3

Bảng 4.3: Khảo sát chính sách đề xuất về sử dụng đất

hỗ trợ đích rõ ràng

Số đề xuất 1 (13%) 2 (25%) 5 (62%)

Tổng số (100%) 8 8 8

Nguồn: khảo sát thực tế (2010)

Giải pháp thu hồi đất và hỗ trợ chỉ có 13% đối tượng đưa ra xem là ít khả thi nhất. Về phía quản lý nhà nước vùng nghiên cứu, người trực tiếp quản lý cho rằng “Chính sách thu hồi và hỗ trợ là khơng khả thi vì vùng nghiên cứu khơng có đất dự

phịng để di dời dân, kinh phí sử dụng là rất lớn so với ngân sách vùng nghiên cứu”. Với giải pháp phân quyền cho người dân (Cấp giấy chứng nhận sử dụng đất) người dân sẽ toàn quyền quyết định trên diện tích đất được cấp, họ có thể mua bán, trao đổi, dùng làm tài sản thế chấp vay vốn…là được nhiều đề xuất nhất với 62% đối tượng đưa ra, đây là giải pháp đươc xem là khả thi nhất trong ba giải pháp đề xuất. Hầu hết ý kiến đề xuất thực hiện giải pháp này như sau: Hợp đồng khoán rừng theo quy định của nhà nước với người dân như đã làm tại các nơi khác trong tỉnh, kèm theo đặc thù của địa phương và được nguời dân chấp nhận, được xác nhận của chính quyền xem như là giấy chứng nhận sử dụng đất theo Luật Đất đai 2003. Giải pháp còn lại là cho người dân tiếp tục sử dụng đất nhưng chuyển đổi sang trồng rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp (nông lâm kết hợp) nhưng không làm hợp đồng khoán với người dân xem là khó khả thi với 25% đối tượng nêu ra. Nhưng cũng còn ý kiến lo ngại vấn đề này họ cho rằng chỉ nên tiếp tục cho người dân sử dụng tại các khu vực rừng ít xung yếu, và phải theo đúng định hướng quy hoạch chung.

Các giải pháp đề xuất cho chính sách này đều được đưa ra trong bảng 4.4, nhìn chung các đề xuất giải pháp cho chính sách này đề được người dân ủng hộ và phù hợp với chủ trương chính sách của nhà nước.

Bảng 4.4: Khảo sát chính sách đề xuất về việc làm cho người dân

Giải pháp

Dự án lâm

sinh Phát triển lâm sản ngồi gỗ

Hỗ trợ các mơ hình sản xuất Đào tạo, hỗ

Một phần của tài liệu Chính sách ổn định sinh kế người dân kết hợp quản lý bảo vệ rừng bền vững tình huống rừng phòng hộ tân phú tỉnh đồng nai (Trang 27 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w