Chương 5 KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH – KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Chính sách ổn định sinh kế người dân kết hợp quản lý bảo vệ rừng bền vững tình huống rừng phòng hộ tân phú tỉnh đồng nai (Trang 47 - 50)

5.1 Khuyến nghị chính sách

Sau khi thảo luận chọn lựa chính sách, các chính sách đề xuất được chọn lựa cho mục tiêu ổn định sinh kế người dân gắn với mục tiêu quản lý bảo vệ rừng bền vững. Các chính sách này giúp giải quyết bài tốn lấn chiếm đất rừng và đạt mục tiêu ổn định sinh kế cho người dân gắn với quản lý bảo vệ rừng bền vững tại rừng phòng hộ Tân Phú. Các chính sách được tóm lược như sau:

Chính sách ổn định nhà ở: Duy trì ổn định khu dân cư hiện hữu, khơng phát triển

thêm khu dân cư mới, hạn chế tăng dân số cơ học, không di dời dân ra khỏi rừng. Đây là chính sách hồn tồn khả thi và thực hiện dễ dàng vì phù hợp với chủ trương quản lý của vùng nghiên cứu và người dân đồng tình, khơng tốn kém nhiều kinh phí và đảm bảo an ninh quốc phịng.

Chính sách sử dụng đất: Lập hợp đồng khốn đất rừng dài hạn (>30 năm) có thỏa

thuận với người dân về cơ chế khốn đất rừng thích hợp, quyền hạn và trách nhiệm của các bên rõ ràng. Nhất là phần chia sẻ lợi ích từ việc quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng. Tăng cường mức độ khả thi của các chương trình khuyến khích người dân trồng rừng như thưởng theo tỷ lệ tăng trưởng rừng hàng năm.

Chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm: gần như 100% người dân ủng hộ chính

sách này vì mang lại lợi ích cho họ. Một số chương trình có thể thực hiện như đào tạo nghề thủ cơng mỹ nghệ, may mặc…hỗ trợ tìm việc cho thanh niên làm việc tại các khu công nghiệp. Các chương trình khuyến nơng, khuyến lâm như mơ hình

trồng nấm, mơ hình trồng dược liệu và các loại nông sản dưới tán rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ. Và xây dựng khu du lịch sinh thái Thác Mơ và hồ nước sôi tạo thêm việc làm cho người dân trong vùng.

Chính sách ổn định thu nhập: Hỗ trợ thu nhập tương đương mức thu nhập hiện tại

của người dân khi thực hiện hợp đồng khốn đất, khốn rừng. Chính sách này giúp người dân bảo đảm thu nhập sau khi hợp đồng khốn đất.

Bốn chính sách trên được các chun gia và cán bộ quản lý vùng nghiên cứu đánh giá là khả thi và dễ dàng thực hiện. Vì thế cần tổ chức lên kế hoạch triển khai thực hiện ngay nhằm giảm thiểu nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng hiện nay góp phần ổn định sinh kế người dân và từng bước đạt mục tiêu quản lý bảo vệ rừng bền vững. 5.2 Kết luận

Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát điều tra kết hợp với phân tích chính sách đa mục tiêu ứng dụng trong nghiên cứu chính sách lâm nghiệp thông qua tiếp cận phỏng vấn trực tiếp đối tượng chịu tác động, thêm vào việc quan sát thực địa thu thập dữ liệu thực tế xem là phương pháp hiệu quả, dễ tiếp cận giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu nêu ra, từ đó tìm ra các chính sách phù hợp để giải quyết vấn đề. Có thể áp dụng phương pháp này ứng dụng phân tích chính sách liên quan cho các địa phương khác trong tỉnh Đồng Nai và sử dụng để phân tích chính sách cho các ngành khác như chính sách quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Đối với tình huống nghiên cứu ở BQL rừng phòng hộ Tân Phú, (i) Sinh kế người dân địa phương chủ yếu phụ thuộc sản xuất nông nghiệp trên đất rừng, trong khi chính sách quản lý rừng trước đây chưa hiệu quả, cộng thêm áp lực của chính sách

sau quy hoạch ba loại rừng làm các cấp quản lý và người dân càng thêm mâu thuẫn. Bên cạnh đó, (ii) Nguyên nhân lấn chiếm đất rừng từ người dân chủ yếu là làm kinh tế từ các hộ thuộc diện sang nhượng diện tích đất một cách trái phép, và thiếu việc làm phi nông nghiệp. Đối với cấp quản lý địa phương, cách thực hiện chính sách quản lý chưa nhất quán với chủ trương của tỉnh, chưa có cơ sở pháp lý chặt chẽ và chưa có sự hợp tác của người dân trong quản lý bảo vệ rừng hiện tại. Từ những kết quả này, chính sách quản lý phù hợp là yếu tố quan trọng và cần thuyết cho BQL và chính quyền địa phương xem xét và cân nhắc khi thực hiện. (iii) Các chính sách đề xuất này tập trung chủ yếu vào nơi cư trú, nghề nghiệp, tư liệu sản xuất (đất đai) và vốn sản xuất cho người dân bị ảnh hưởng. (iv) Mức độ khả thi của các chính sách đề xuất này phụ thuộc vào những ưu tiên về phân định quyền và trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng các bên một cách rõ ràng và giảm thiểu sự thay đổi điều kiện sinh sống của người dân. Bên cạnh đó ưu tiên thêm những hỗ trợ khác trong lộ trình thực hiện chính sách mới như tạo việc làm và nguồn vốn sản xuất. Như vậy, phân tích theo hướng chính sách đa mục tiêu đã đáp ứng hầu hết các yêu cầu chính sách lâm nghiệp hiện hành và tạo được sự đồng thuận hợp tác của người dân.

Ngoài ra, để các chính sách này được áp dụng hiệu quả, bền vững cần xây dựng chương trình quản lý, giám sát sau khi ký kết hợp đồng khoán. Và lập kế hoạch chi

tiết để thực hiện các chương trình, dự án đã nêu trong phần thảo luận chính sách như xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường, cơ chế “tạm ứng gỗ” , kế hoạch khai thác chọn lọc cây Teak trong diện tích giao khốn, dự án du lịch sinh thái, và các dự án phát triển lâm sản ngoài gỗ…

Tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu Chính sách ổn định sinh kế người dân kết hợp quản lý bảo vệ rừng bền vững tình huống rừng phòng hộ tân phú tỉnh đồng nai (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w