Nguyên tắc bố trí

Một phần của tài liệu thiết kế kỹ thuật kết cấu phần thượng tầng tàu chở hàng rời 13.500 dwt hoạt động ở vùng biển không hạn chế (Trang 76 - 78)

Bố trí và phân chia các buồng với mục đích sử dụng khác nhau dựa trên

cơ sở của việc phân khoang cơ bản của thân vỏ và thượng tầng. Các buồng với

mục đích sử dụng khác nhau phải được bố trí và phân chia một cách thuận tiện

và hợp lý nhất trong khai thác. Để thỏa mãn các điều trên yêu cầu trên các buồng

phải:

-Được đặt tại các vị trí thích hợp trên lầu.

-Đủ lớn về mặt diện tích và thể tích.

-Được nối liền với các buồng cùng chức năng một cách hợp lý.

-Lối đi lại đến các buồng phải thuận tiện, dễ dàng và an toàn.

-Tàu được phân ra thành các khoang và các khu vực buồng theo chức năng

riêng:

+ Buồng sinh hoạt công cộng.

+ Buồng phục vụ.

+ Buồng làm việc và các loại buồng khác.

Bố trí và phân chia các buồng không theo một quy luật nhất định nào

nhưng khi thiết kế tổng thể phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định, nhằm đảm bảo yêu cầu khai thác của tàu và yêu cầu sinh hoạt của thuyền viên như quy định về kích thước, trang thiết bị buồng, hệ thống thông khí, ánh sáng, điều hòa nhiệt độ v.v…

Buồng ở của thuyền viên được bố trí theo nguyên tắc:

-Được cố gắng bố trí sao cho ít ảnh hưởng đến sức khỏe của thuyền viên

trong trường hợp thời tiết xấu, mặc dù lầu ở vị trí cao trong tổng thể tàu nên có

biên độ lắc ngang và lắc dọc đều lớn nhất, nhưng có ưu điểm là có thể đặt cửa sổ

lớn có nhiều ánh sáng và thoáng khí.

-Buồng được bố trí theo cấp bậc, chức vụ, công việc. Giá trị của các buồng

giảm dần từ boong trên xuống boong thấp hơn, trên một boong từ mũi đến lái.

-Quy định chung về việc bố trí buồng ở và buồng vệ sinh:

+ Không bố trí buồng trước vách ngang mũi và sau vách ngang lái. + Không bố trí buồng ở trực tiếp cạnh khoang hàng chứa chất dễ cháy

nổ và khoang chứa chất độc hại.

+ Từ buồng ở và buồng sinh hoạt chung không được bố trí lối đi trực

tiếp thẳng đến các buồng vệ sinh, bếp, buồng đèn, kho sơn, buồng

máy và các kho khác. Các buồng phải được ngăn bằng các vách thép.

Quy định của Công ước quốc tế số 92 [7, tr 40]:

Trang thiết bị vệ sinh đối với những thuyền viên không có buồng vệ sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

riêng trong buồng có số lượng:

-Một bồn tắm hoặc một vòi hoa sen/8 người hoặc ít hơn.

-Một hố xí/ 8 người hoặc ít hơn.

-Một chậu rửa/6 người hoặc ít hơn.

Đối với thuyền viên nếu có thể phải bố trí lối đi trực tiếp từ:

+ Buồng ở đến nơi làm việc.

+ Buồng ở và nơi làm việc đến buồng ăn và những nơi sinh hoạt công

cộng khác.

+ Lối đi thoát ra boong xuồng cứu sinh dễ dàng.

+ Từ buồng ở của sỹ quan và thuyền viên lối đi đến nơi làm việc phải

thẳng và ngắn.

Kích thước buồng trên tàu được thiết kế tạo cho con người điều kiện

sống, điều kiện làm việc, điều kiện nghỉ ngơi tốt nhất. Ngoài việc đảm bảo sức

khỏe và an toàn lao động còn đảm bảo các điều kiện sinh hoạt như ăn, ngủ, nghỉ,

vệ sinh và giải trí. Buồng được thiết kế dựa trên nhu cầu tự nhiên của con người và được thiết kế trên cơ sở diện tích sẵn có và được tham khảo từ [7, tr18-52] và các mẫu tàu đã được triển khai áp dụng.

Một phần của tài liệu thiết kế kỹ thuật kết cấu phần thượng tầng tàu chở hàng rời 13.500 dwt hoạt động ở vùng biển không hạn chế (Trang 76 - 78)