Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2015 2018 (Trang 38 - 40)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê: Thu thập các báo cáo về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội của thị xã Hồng Lĩnh.

- Phịng Tài ngun và Mơi trường: Thu thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của thị xã Hồng Lĩnh.

- Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ địa chính, cán bộ tư vấn đã tham gia cấp giấy và một số người dân thuộc diện cấp đổi để nắm tình hình và phục vụ công tác làm tư tưởng cho dân trong quá trình cấp đổi, với số lượng 139 người, cụ thể như sau:

+ Cán bộ địa chính: 6 người bao gồm cả địa chính nơng nghiệp và xây dựng + Cán bộ tư vấn: Chủ yếu là cán bộ tham gia công tác cấp đổi GCN từ đo đạc đến nội nghiệp: nên lấy 10 người bao gồm cả cán bộ trực tiếp thực hiện cấp đổi và lãnh đạo công ty.

+ Các cán bộ tổ dân phố: do tổng 3 phường điều tra là có 33 đơn vị tổ dân phố nên mỗi tổ dân phố tiến hành điều tra tổ trưởng tổ dân phố, tổng số cán bộ tổ dân phố điều tra là 33 người.

- Khảo sát hộ gia đình: 90 hộ. Để phục công tác nghiên cứu của đề tài tôi thực hiện điều tra, khảo sát thông qua phiếu điều tra một số hộ của 3 phường đại diện cho 3 vùng của thị xã như sau:

+ Phường Bắc Hồng 30 hộ + Phường Đậu Liêu 30 hộ + Phường Đức Thuận 30 hộ

(Do số lượng các hộ gia đình của 3 phường là rất lớn nên chỉ khoanh vùng những địa điểm đất đai đặc trưng rồi chọn ra một nhóm hộ, VD: đất gần trục đường chính, đất ở tiếp giáp với đất nơng nghiệp, đất ở có đất nuôi trồng thuỷ sản nằm trong...)

2.3.2. Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu

- Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc thông tin cần thiết liên quan đến đề tài.

- Phân loại các số liệu, tài liệu theo các lĩnh vực khác nhau.

- Sắp xếp lựa chọn các thông tin phù hợp theo các chuyên đề cụ thể.

2.3.3. Phương pháp so sánh

So sánh các số liệu qua các năm trước và sau khi cấp đổi giấy chứng nhận quyên sử dụng đất. Để từ đó rút ra nhận xét, kết quả phục vụ công tác nghiên cứu.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện luận văn tiến hành trao đổi thơng tin với các chun gia có nhiều kinh nghiệm trong công cấp giấy đổi chứng nhận, thành lập hồ sơ địa chính như: Giám đốc Cơng ty Tư vấn đo đạc bản đồ; Các chuyên gia trong lĩnh vực đất đai, cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực cấp GCN, cán bộ địa chính cơ sở…., trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện luận văn này được tốt hơn.

2.3.5. Phương pháp kế thừa bổ sung

Nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương liên quan đến vấn đề cấp đổi GCN quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2015 2018 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)