Đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quá trình đánh giá viên chức

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng viên chức tại trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở (Trang 31 - 32)

viên chức

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu nhà trường và tổ khối trong đánh giá viên chức. Người đứng đầu nhà trường, đứng đầu tổ khối phải nắm vững căn cứ, nắm chắc tiêu chuẩn đánh giá. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm yêu cầu viên chức xây dựng kế hoạch các nhiệm vụ chính sẽ thực hiện; tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, làm cơ sở quan trọng trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Để đánh giá cán bộ, nhất là người đứng đầu, lãnh đạo chủ chốt, không chỉ căn cứ vào kết quả lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra mà còn căn cứ vào sự hài lòng của người dân, cha mẹ học sinh thơng qua q trình thực hiện các hoạt động giáo dục trên địa bàn. Người đứng đầu nhà trường, tổ khối trong công tác chỉ đạo đánh giá viên chức chịu trách nhiệm kêt quả của tổ chức mình phụ tránh, đưa vào trong đánh giá thi đua người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ này.

Thực hiện công khai, minh bạch kết quả đánh giá cán bộ, viên chức để phát huy vai trò giám sát, tham gia ý kiến của ban thanh tra nhân dân, tổ chức cơng đồn và nhân dân, cha mẹ học sinh.Người được đánh giá thường cảm thấy hài lòng với kết quả đánh giá hơn nếu họ có cơ hội được trao đổi, thảo luận về kết quả thành tích cơng việc của mình một cách thoải mái và thẳng thắn. Ngồi ra, khi được nói về chính thành tích của mình, người được đánh giá cịn cảm nhận được tính cơng bằng của q trình đánh giá và có động lực để viên chức phát huy năng lực bản thân. Từ đó khắc phục đánh giá theo hình thức, giản đơn, qua loa; người đánh giá chỉ nêu ưu điểm, thành tích, né tránh khuyết điểm. Nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình của mỗi cá nhân; cá nhân biết nhìn nhận vào khuyết điểm, hạn chế của bản thân mà có phương pháp, kế hoạch khắc phục những hạn chế ấy, chính điều đó làm cho cán bộ, viên chức dần trưởng thành hơn.

Khuyến khích ý kiến nhận xét phải mang tính xây dựng:

Người được đánh giá cần nhận thấy những ý kiến nhận xét có tính chất phê bình là mang tính xây dựng, nhằm mục tiêu giúp họ vượt qua những khó khăn hiện tại và cải thiện kết quả thành tích cơng việc trong tương lai. Người được đánh giá sẽ bớt lo lắng về những ý kiến phê bình và nhận thấy những ý kiến phê bình này là hữu ích, nếu như họ nhận thấy ý định của người đánh giá mang tính xây dựng. Ngược lại, những nhận xét thiếu tính xây dựng (nhận xét khơng rõ ràng, không được thông báo tới người được đánh giá, không công bằng hoặc không được thể hiện đúng cách) sẽ dẫn đến trạng thái bực tức, căng thẳng, gây mâu thuẫn trong cơng việc, khiến người được đánh giá có hành vi phản kháng, thái độ không công nhận yếu kém và dẫn đến kết quả công tác tồi tệ.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng viên chức tại trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w