Thay đổi về số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit máu ngoại

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm huyết học ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kì nhiễm virus viêm gan c (Trang 37 - 38)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.1 Thay đổi về số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit máu ngoại

Thay đổi về số lượng hồng cầu máu ngoại vi (SLHC):

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số lượng trung bình hồng cầu của nhóm nghiên cứu là: 3.77±0.44 (T/l), giá trị thấp nhất là 3.1 (T/l) , giá trị cao nhất là 4.54 (T/l) (Bảng 3.4).Điều này có thể giải thích là do chức năng thận bị suy giảm dẫn tới không sản xuất đủ nội tiết tốerythropoietin - một glycoprotein có chức năng biệt hóa các tế bào thiền thân dòng hồng cầu. Cùng với chế độ ăn uống hạn chế dẫn đến thiếu sắt, thiếu các vitamin B12, B6…cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu. Những nguyên nhân trên dẫn đến giảm số lượng hồng cầu.

Phân tích kết quả các chỉ số của dòng hồng cầu ở máu ngoại vi ở các bệnh nhân (Bảng 3.4), chúng tôi thấy được MCV trung bình của nhóm đối tượng là 94.51±5.1 fl, MCH trung bình là 30.43±1.54 pg , MCHC trung bình là 322.15±6.46 (g/l).Tất cả các giá trị đều năm trong giới hạn bình thường.

Sự thay đổi về nồng độ hemoglobin là phản ánh trung thực nhất để đánh giá mức độ thiếu máu.Giá trị hemoglobin trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 114.59 ± 12.31 (g/l). Giá trị lớn nhất là 142 (g/l), giá trị nhỏ nhất là 92(g/l). Qua bảng 3.5 và biểu đồ 3.3 cho thấy thiếu máu là biểu hiện hay gặp ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu là 70.6%. Trong đó, thiếu máu nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất là 64.7 %, thiếu máu vừa (hay còn gọi là thiếu máu trung bình) chiếm tỷ lệ 5.9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có bệnh nhân nào thiếu máu nặng.

Nguyên nhân gây thiếu máu ở bệnh nhân có thể do mất máu do xuất huyết dưới da hay nội tạng (đường tiêu hóa, đường tiết niệu…),cường lách, do nội tiết tố EPO không được sản xuất đủ để kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu, chức năng sinh máu ở tủy giảm,vấn đề suy dinh dưỡng ở bệnh nhân do thiếu các yếu tố như: acid amin thiết yếu, sắt, acid folic, vitamin B12, B6, C, E... Tuy nhiên, nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đang được điều trị thay thế thận bằng phương pháp lọc máu chu kì có kèm theo điều trị thiếu máu bằng rHU-EPO. Vì vậy, tình trạng thiếu máu của nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã được cải thiện phần nào.

Qua bảng 3.4 và bảng 3.5 cho thấy đặc điểm thiếu máu ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu là thiếu máu đẳng sắc, kích thược hồng cầu bình thường. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu của các tác giả ở Iran (2010): thiếu máu đẳng sắc, hồng cầu bình thường chiếm 80%, thiếu máu hồng cầu to chiếm 5%, thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ chiếm 15%[41].

Giá trị hematocrit trung bình của nhóm nghiên cứu là: 0.36±0.03(l/l), giá trị lớn nhất là 0.45 (l/l), giá trị thấp nhất là 0.29 (l/l). Tương ứng với nhóm đối tượng có mức thiếu máu nhẹ, giá trị hematocrit trung bình là 0.34± 0.016 (l/l), tương ứng với nhóm đối tượng có mức độ thiếu máu nặng là 0.3±0.007 (l/l).

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm huyết học ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kì nhiễm virus viêm gan c (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w