Nguồn : Khảo sát của tác giả
70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%
Giá cá trên thị trường Điều kiện thu hoạch
Hình 5: Kết quả khảo sát nguồn thơng tin thị trường người nuôi cá nhận được
Nguồn : khảo sát của tác giả
3.3.1.2 Vai trò của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu:
Doanh nghiệp chế biến có vai trị quyết định hiệu quả kinh tế của cả chuỗi, sự năng động trong việc tìm kiếm, quảng bá và đưa sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp lý đến thị trường tiêu thụ nước ngoài là nhân tố đem lại sự phát triển của ngành trong thời gian qua. Trong bối cảnh người nuôi cá với quy mơ nhỏ cịn phổ biến, khả năng tiếp cận thông tin thị trường còn hạn chế như hiện nay, các doanh
8 Phụ lục 6
nghiệp chế biến còn nổi lên với vai trò dẫn dắt trong chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu. Trước hết, các nghiên cứu gần đây cho thấy, doanh nghiệp chế biến có tỷ phần trong giá trị gia tăng và tỷ phần trong lợi nhuận của chuỗi là cao hơn người nuôi cá. Sản phẩm cá da trơn Việt Nam được tiêu thụ chủ yếu qua xuất khẩu, phải chịu sự kiểm soát gắt gao về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an tồn thực phẩm. Vì thế, các doanh nghiệp chế biến với công nghệ kiểm sốt của mình sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động của chuỗi. Trong nội bộ chuỗi, quyền lực của doanh nghiệp chế biến thể hiện trong việc quyết định mua hàng thơng qua kiểm sốt chất lượng ngun liệu cá đầu vào, nắm ưu thế trong thương lượng giá. Qua khảo sát có 78,7% ý kiến cho rằng tiêu chuẩn, quy cách, chất lượng cá do công ty chế biến quy định; có 73,3% cho rằng công ty chế biến hay thay đổi tiêu chuẩn, chất lượng cá để đưa ra giá mua có lợi cho mình8 . Hơn nữa, vai trò dẫn dắt còn được thể hiện bởi xu hướng hiện nay là tự tổ chức vùng nguyên liệu theo hình thức tự tổ chức ni hay liên kết với người nuôi nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu không ổn định. Kết quả phỏng vấn cho thấy tỷ lệ cung ứng nguyên liệu từ loại hình này chiếm từ 40%-50% sản lượng chế biến, cá biệt có doanh nghiệp đến 90%.
Việc xác định vai trò dẫn dắt chuỗi của các doanh nghiệp chế biến có ý nghĩa giúp xây dựng và đưa ra giải pháp nâng cấp chuỗi xoay quanh tác nhân này để có thể mang lại hiệu quả và bền vững. Thời gian qua, vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp chế biến chưa rõ nét, thể hiện ở xu hướng hợp tác, hỗ trợ người ni trong
9 Phụ lục 3
tìm hiểu thơng tin kỹ thuật nuôi cá, thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế.
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ hộ nhận các thông tin kỹ thuật nuôi chủ yếu từ doanh nghiệp chế biến khơng q 30% và chỉ có 28% ý kiến khơng đồng ý với nhận xét giao dịch với thương lái có lợi hơn so với công ty (về giá, phương thức thanh tốn,v.v). 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0% Kỹ thuật ni Chọn cá giống Chọn thức ăn Thơng tin về bệnh Kỹ thuật phịng bệnh Sử dụng thuốc theo quy định Quản lý vệ sinh ATTP Thơng tin kỹ thuật mới
Hình 6: Tỷ lệ hộ ni cá nhận thơng tin kỹ thuật từ doanh nghiệp chế biến
Nguồn: khảo sát của của tác giả
3.3.1.3. Vai trò các tác nhân hỗ trợ chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu
Ngân hàng là kênh quan trọng hỗ trợ tài chính, tín dụng cho các tác nhân tham gia chuỗi, từ khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào (thuốc thú y, thức ăn thuỷ sản, con giống,v.v) cho đến khâu nuôi và chế biến xuất khẩu. Qua khảo sát, 57,3% hộ ni có vay vốn, 36% hộ có tỷ trọng vốn vay trên 30%9 . Điều kiện cho vay chủ yếu đối với người nuôi cá là thế chấp, nếu hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh
nghiệp có thể được cho vay tín chấp.Bình qn trong năm 2009, doanh nghiệp chế biến có tỷ lệ vốn vay trong tổng vốn kinh doanh thấp nhất 24% và cao nhất 83% và tỷ lệ này tăng cao hơn khi vào mùa vụ chính cần nguồn vốn để thu mua nguyên liệu. Lãi suất cho vay ngang bằng lãi suất áp dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác; riêng năm 2009 được hưởng hỗ trợ lãi suất theo gói kích cầu của Chính phủ.
Là ngành thuỷ sản đem lại lợi ích kinh tế lớn, có ảnh hưởng đến cơng ăn việc làm của hàng trăm ngàn người, nên được sự quản lý và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trong toàn bộ các khâu hoạt động của chuỗi.
- Bộ NN&PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước hoạt động ngành thuỷ sản. Xây dựng và ban hành khung thể chế, hành lang pháp lý; xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển; ban hành và kiểm soát thực hiện từ khâu đăng ký, cấp phép, các quy trình kỹ thuật, chất lượng an tồn vệ sinh thực phẩm đến tổ chức tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật ni, v.v…Đơn vị này có vai trị quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành ni và chế biến cá da trơn. Đó là, đẩy mạnh cơng tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống, nuôi cá tra thương phẩm xuất khẩu; tổ chức tập huấn nuôi cá tra an toàn theo tiêu chuẩn SQF, BMP, GaqP, CoC; xây dựng mơ hình vùng ni an tồn; tổ chức tập huấn, hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường,v.v. Khảo sát cho thấy hoạt động khuyến ngư ở các địa phương được đánh giá khá tốt, đã giúp người nuôi cá nâng cao kỹ thuật sản xuất; tư vấn người ni cá áp dụng quy trình ni cá sạch, an tồn có hiệu quả (cùng có 98,7% ý kiến đồng ý) (phụ lục 4). Bộ cũng thực hiện chức
25
năng kiểm tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực ni cá an tồn, bảo vệ môi trường. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (NAFIQAVED) kiểm tra chất lượng các lô hàng cá da trơn xuất khẩu. Cục nuôi trồng thuỷ sản đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020 – cơ sở quan trọng thúc đẩy chuỗi phát triển bền vững hơn. Tham mưu Chính phủ đưa ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho người ni cá và doanh nghiệp.
- Bộ Thương mại, các Trung tâm xúc tiến thương mại, Uỷ ban nhân dân,… cung cấp thông tin, khảo sát thị trường xuất khẩu tiềm năng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu; thực hiện hoạt động quảng bá cho ngành thuỷ sản... Tuy còn mới mẻ, hiệu quả chưa cao, nhưng gần đây, các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngồi cũng đã có những hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại.
Thúc đẩy hoạt động của chuỗi cịn có sự tham gia của các hiệp hội thuỷ sản, đó là. VASEP và các hiệp hội thuỷ sản địa phương. Mục đích và phương thức hoạt động của các hiệp hội khá đa dạng. Hoạt động của VASEP nhằm liên kết các doanh nghiệp, tìm hiểu, chia sẻ thơng tin thị trường, hỗ trợ nhau nhằm nâng cao giá trị, chất lượng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thuỷ sản. Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang (AFA) là hiệp hội của những người nuôi cá, hoạt động chủ yếu như cung cấp giá thị trường cho hội viên, hỗ trợ hội viên trong giao dịch kinh doanh với các công ty,v.v... Hoạt động của các hiệp hội đã đem lại một số kết quả tích cực. Đó là giới thiệu thơng tin và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, tìm
26
kiếm cơ hội giao thương (VASEP), cung cấp cho người nuôi những thông tin kỹ thuật, giá thị trường,(AFA). Nhưng nhìn chung vai trị của hiệp hội trong thúc đẩy hoạt động chuỗi chưa thực sự rõ nét và có hiệu quả
3.3.2 Phân tích v ề lu ậ t pháp
Hệ thống luật pháp, chính sách trong lĩnh vực thuỷ sản nói chung và ngành sản xuất chế biến cá da trơn hiện nay được nhà nước ban hành khá hồn chỉnh. Đó là các ngun tắc chính thức bắt buộc các tác nhân tham gia chuỗi phải tuân thủ. Hệ thống này điều chỉnh hoạt động ở tất cả các lĩnh vực từ khâu sản xuất (cá giống, cá thương phẩm), cung cấp thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản cho đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đối với hoạt động của từng tác nhân, từng khâu trong chuỗi được điều chỉnh bởi các qui định về kiểm soát chất lượng.
Luật Thuỷ sản (2003) áp dụng đối với mọi hoạt động thuỷ sản của các tổ chức cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Hoạt động thuỷ sản được định nghĩa là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thuỷ sản khai thác, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản, dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Như vậy, các tác nhân tham gia chuỗi đều là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này. Người nuôi cá (cá giống và thương phẩm), kinh doanh thuốc, thức ăn thuỷ sản và doanh nghiệp chế biến được quy định chi tiết điều kiện gia nhập ngành như địa chỉ, bảng hiệu, tiêu chuẩn,v.v Quy định khơng cần giấy phép chun ngành nhưng phải có giấy chứng nhận kinh doanh. Ngồi ra, cịn quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động thuỷ sản, công tác thanh tra thuỷ sản,v.v.. và luật được cụ thể hoá bởi Nghị định 59, các văn bản.
27
Trên thực tế, hiện nay việc cấp phép cho đối tượng hoạt động nuôi cá chưa đúng quy định, cụ thể Sở Kế hoạch- đầu tư không cấp giấy chứng nhận kinh doanh; Uỷ ban nhân dân xã cấp phép khi kiểm tra cơ sở hội đủ điều kiện diện tích ni nằm trong quy hoạch, đảm bảo mơi trường và vệ sinh thú y. Việc kiểm tra này mang tính chủ quan do điều kiện và năng lực của cấp chính quyền này cịn nhiều hạn chế. Kết quả là tình trạng cấp phép khơng đúng quy hoạch, cơ sở nuôi nằm sâu trong nội đồng (nuôi không hiệu quả), không đảm bảo vệ sinh mơi trường, điều kiện kiểm sốt dịch bệnh,v.v vẫn còn phổ biến. Thực trạng này không chỉ gây thiệt hại trực tiếp cho người ni mà cịn ảnh hưởng đến hiệu quả chung của chuỗi.
Quy chế quản lý, sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản ban hành kèm theo Quyết định 85/2008/QĐ-BNN quy định các cơ sở sản xuất giống phải đạt các yêu cầu về địa điểm, quy mô và cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện áp dụng quy trình kỹ thuật bắt buộc, thực hiện cơng bố chất lượng giống thuỷ sản, v.v. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn ngành về cá tra giống không được nhiều người tuân thủ; các quy định hay tiêu chuẩn là chưa hợp lý hoặc khó áp dụng bởi người sản xuất10
Người nuôi cá, kinh doanh thuốc thuỷ sản, doanh nghiệp chế biến có vùng ni được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Thú y ban hành năm 2004. Theo đó, cơ sở ni cá ngồi việc phải thực thi các qui định về vệ sinh thú ý còn phải đảm bảo các điều kiện về mơi trường như: có kênh cấp nước ni và kênh thốt nước thải riêng biệt; có ao xử lý nước trước khi đưa vào ao, đầm nuôi; xử lý nước thải, chất thải rắn đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y trước khi thải ra ngồi cơ sở chăn ni.
10 Nguồn: Lê Xuân Sinh & Lê Lệ Hiền (2008), Cung cấp và sử dụng giống cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
28
Hoạt động sản xuất, chế biến cá da trơn còn được điều chỉnh bởi Pháp lệnh vệ sinh an tồn thực phẩm (2003). Đối với cơ sở ni cá, chịu sự kiểm tra giám sát quy định tại Thông tư 56. Doanh nghiệp chế biến phải được kiểm tra và công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy chế kiểm tra được Bộ NN&PTNT ban hành kèm theo Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN; theo đó cơ sở phải đăng ký kiểm tra với đầy đủ các thủ tục, hồ sơ quy định; nộp lệ phí; sau khi kiểm tra được chứng nhận đạt yêu cầu (xếp loại A hoặc B) sẽ được cấp mã số và có thể sử dụng mã số này để quảng bá thương hiệu. Đối với hàng hoá trước khi đưa ra thị trường, doanh nghiệp phải đăng ký và chịu sự kiểm tra chất lượng theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 118/2008/QĐ-BNN.
Công tác triển khai tổ chức thực hiện và giám sát kiểm tra hoạt động nuôi, chế biến cá da trơn chủ yếu do Bộ NN&PTNT, mà cụ thể là các Cục (như NAFIVAQED, Cục nuôi trồng thuỷ sản,v.v) và các Sở NN&PTNT địa phương. Ở từng khâu trong suốt tiến trình hoạt động của chuỗi đều hình thành các quy định, quy trình kiểm tra cụ thể. Nghị định 128 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản với mức xử phạt chi tiết cho các hành vi vi phạm. Các hình thức và khung xử lý vi phạm được qui định đầy đủ nhưng trên thực tế chưa được thực hiện nghiêm túc, có biểu hiện xử lý nương tay do tâm lý sợ ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư.
Ngồi ra, các tác nhân tham gia chuỗi cịn chịu điều chỉnh bởi các luật hiện hành khác như: Luật lao động, Luật đất đai, Luật thuế; v.v.
29
Bên cạnh đó, tác nhân trong chuỗi cịn chịu sự tác động của một số văn bản quản lý nhà nước, tiêu chuẩn chất lượng, thương mại phi chính thức khác.
Để khuyến khích nguồn cá ni đạt tiêu chuẩn chất lượng, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định 56/2008/QĐ-BNN và kèm theo đó là Quy chế kiểm tra và chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững. Căn cứ vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững do Bộ NN&PTNT ban hành, sau khi kiểm tra cơ sở nuôi cá được cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận theo 03 cấp độ: thực hành quản lý tốt hơn (BMP), thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (GAqP) hoặc thực hành nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm (CoC). Tuy nhiên, đến nay Bộ NN&PTNT chưa ban hành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật này.
SQF (Safe Quality Food) là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm xác định các yêu cầu cần thiết trong hệ thống quản lý chất lượng nhằm nhận diện các mối nguy đối với an toàn thực phẩm và chất lượng cũng như thẩm tra / giám sát các phương thức kiểm sốt. Là quy trình kiểm sốt chặt chẽ, nghiêm ngặt về chất lượng, nên đối với sản phẩm được chứng nhận SQF là sự chứng minh về tính an tồn thực phẩm, gia tăng niềm tin của khách hàng. Chương trình SQF đã được một số tỉnh khuyến khích cơ sở ni cá thực hiện từ năm 2003. An Giang đã đưa tiêu chuẩn này vào Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND về quy định quản lý nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. Tuy nhiên, SQF với hệ thống biểu mẫu ghi chép nhiều và hiện nay sự khác biệt về giá giữa cá đạt tiêu chuẩn SQF hay không được chứng nhận là khơng có, nên sức thu hút chưa cao.
30
Đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, ngoài tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000, HACCP thì cịn phải đạt những tiêu chuẩn chất lượng tuỳ theo thị trường xuất khẩu, có thể kể ra như BRC, IFS, Halla, ...Theo đánh giá của doanh nghiệp đây là các hệ thống quản lý chất lượng được thừa nhận; là phương pháp làm việc khoa học, một quy trình giúp chủ động tổ chức điều hành theo chuẩn mực đem lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động. Đồng thời, giúp các cấp quản lý tổ chức hệ thống làm việc tốt, hợp lý tránh trùng lắp, ngăn chặn được nhiều sai sót; nhận biết và giải quyết các sai sót có hệ thống, ngăn ngừa rủi ro tái diễn.
Giữa các tác nhân tham gia chuỗi cịn hình thành những nguyên tắc trong giao dịch thương mại với nhau về cung ứng thức ăn thuỷ sản, chất lượng và giá cả trong