Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng nó có vai trò vô cùng quan trọng. Nó chứng tỏ rằng sản phẩm làm ra được thị trường chấp nhận, điều này thể hiện sự thành công của công ty. Ngược lại một sản phẩm làm ra mà không tiêu thụ được có nghĩa là sản phẩm đó không được thị trường chấp nhận, nó sẽ làm cho quá trình sản xuất của công ty bị đình trệ. Điều này không những làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty trên thị trường mà có thể làm
Chính điều đó đã khiến công ty cần chú trọng hơn đến công tác tiêu thụ. Hiện nay công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng đã thực hiện tiêu thụ sản phẩm bằng các cách như :Bán hàng trực tiếp, gián tiếp
Các thị trường thường mua hàng trực tiếp của công ty như Italia, Canada, Thụy Sỹ. Bằng cách này họ sẽ tới xem hàng của chúng ta nếu đồng ý sẽ ký kết hợp đồng thỏa thuận các điều kiện về giao hàng và thanh toán. Công ty cũng có thể bán hàng gián tiếp qua các văn phòng đại diện. Nhật Bản thường mua hàng qua văn phòng đại diện của họ đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh.Theo phương thức này những người từ văn phòng sẽ trực tiếp thoả thuận giá cả với công ty rồi bán lại cho các khách hàng của công ty với một mức giá nhất định theo thoả thuận. Nếu văn phòng đại diện là những tập đoàn lớn thì rủi ro thường ít nhưng lãi lại thấp. Thực sự đây là điều hay xảy ra trong kinh doanh, nếu rủi ro thấp thì lợi nhuận sẽ không cao và ngược lại nếu muốn lãi cao thì phải chấp nhận rủi ro. Sở dĩ đối với những tập đoàn lớn thì rủi ro của công ty thường không cao là vì : Họ là tập đoàn lớn đôi khi với số tiền nhỏ của ta cũng không làm cho họ quan tâm nhiều, vì thế chúng ta khá an toàn về mặt tài chính. Còn nếu bán hàng qua những tập đoàn nhỏ thì lãi suất có thể cao hơn nhưng rủi ro cũng có thể cao.
Theo kinh nghiệm bán hàng lâu nay cho thấy việc bán hàng trực tiếp có lợi cho công ty hơn. Vì những khách hàng mua trực tiếp chủ yếu là thị trường Trung Quốc mà thị trường này có phương thức mua hàng dễ hơn thị trường khác như Nhật Bản, đây là thị trường chúng ta mong muốn vươn tới và mở rộng tiềm năng. Còn thị trường mua hàng gián tiếp thường khó tính hơn ví dụ như Nhật Bản, họ đặt ra những tiêu chuẩn rất nghặt nghèo và không dễ dàng bỏ qua những lỗi nhỏ trên lô hàng.
Cách đây một vài năm chúng ta cũng xuất sang Anh, Pháp nhờ qua văn phòng của Nhật đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Còn năm trước và năm nay chúng ta chủ yếu bán hàng trực tiếp .
Như vậy công ty cần dựa vào từng đối tượng khách hàng cụ thể, nhu cầu của họ cũng như tiềm lực thế mạnh của công ty, để có những chiến lược bán hàng phù
phẩm sang những thị trường truyền thống và tiềm năng. Bên cạnh đó thỏa thuận để có phương pháp bán hàng có lợi cho cả hai bên nhằm duy trì được khách hàng mang lại lợi nhuận cho công ty tránh những rủi ro, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh cho toàn công ty.