Mạng lưới thị trường cho các sản phẩm mang tính thương mại

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thương mại hóa các sản phẩm về cây thuốc và bài thuốc dân tộc tại khu vực Tây Nguyên (Trang 28 - 34)

2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

3.5. Mạng lưới thị trường cho các sản phẩm mang tính thương mại

Mạng lưới thị trường của các loài cây thuốc ở khu vực Tây Nguyên có rất nhiều những người buôn bán nhỏ tham gia. Mạng lưới thị trường có một số thành phần tham gia chính như sau:

28 2

1

Người thu hái Người mua dự trữ tại địa phương

Người buôn bán trung gian

Người chế biến Người thu mua

Người tiêu thụ Nhà xuất khẩu

3 4 5 6 7 9 10 8 11 12 13 14 15

- Người thu mua hoặc người dự trữ tại địa phương: Họ có thể sử dụng tiền mặt để mua cây thuốc từ những người thu hái rồi dự trữ hoặc bán ngay cho những người buôn bán trung gian.

- Những người buôn bán trung gian: Họ là những thương nhân độc quyền chuyên mua trực tiếp từ những thu hái hoặc từ người thu mua địa phương rồi vận chuyển về thành phố bán cho người mua ở vùng đô thị.

- Nhóm người thu mua đô thị: Nhóm người này thu mua từ người mua bán trung gian rồi bán trực tiếp cho nhà xuất khẩu hoặc bán lẻ cho người chế biến hoặc tiêu thụ nội địa.

Qua mạng lưới thị trường trên ta thấy cây thuốc từ người thu hái đến người tiêu dùng qua rất nhiều con đường trung gian, vì vậy giá của cây thuốc sẽ cao dần khi qua từng giai đoạn trung gian để đến người tiêu dùng.

Với mạng lưới thị trường như vậy, những người thu hái trực tiếp (người dân nghèo) thường kiếm được thu nhập rất thấp và thường xuyên bị ép giá.

Khá nhiều khó khăn khác mà người thu hái địa phương gặp phải. Thông thường, giá cả là do người mua (chủ yếu là các lái buôn) quyết định khi đặt hàng. Nếu tự ý thu hái mà không có sự đặt hàng trước thì người thu hái có thể bị ép giá rất nhiều, đến 50% giá hoặc thậm chí có thể không bán được, phải mang về nhà và chờ đợi. Rất ít người thu hái được trang bị một cuốn sách có thể hướng dẫn họ cách nhận diện cây thuốc. Do đó, chỉ một số người thật sự chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm mới có thể nhận diện được nhiều loài cây thuốc. Hầu hết họ chỉ biết một số loài thường được đặt hàng. Việc hái nhầm cây thuốc cũng đôi khi xảy ra, nhưng người mua sẽ từ chối không mua hàng. Trong khi đó, người thu hái luôn đối mặt với nguy cơ bị lực lượng kiểm lâm truy bắt khi đi hái cây thuốc.

Chương IV KẾT LUẬN

Qua phân tích, đánh giá khả năng thương mại hóa các sản phẩm cây thuốc, tôi rút ra một số kết luận sau

- Khu vực vùng Tây Nguyên là một vùng giàu tiềm năng, có điều kiện khí hậu, đất đai, thuận lợi cho cho sự phát triển của một số loài cây thuốc quý.

- Việc quản lý quá trình khai thác, buôn bán cây thuốc có phần chặt chẽ hơn trước, các hoạt động khai thác của người dân đã được hạn chế. Tuy nhiên, người dân vẫn còn phụ thuộc nhiều vào rừng, đặc biệt do nhu cầu về kinh tế, va fnhu cầu nguồn cây thuốc của thị trường nên người dân vẫn còn thường xuyên vào rừng khai thác quá mức.

- Có 29 loài cây thuốc đã trở thành hàng hóa, được buôn bán cho các tư thương, mà các sản phẩm này trước kia chỉ được sử dụng trong phạm vi các hộ gia đình, hoặc được các thầy lang sử dụng để chữa bệnh cho người dân nơi đây, hoặc chưa biết rõ giá trị thực, chỉ mới khai thác vì có nhu cầu thu mua của thương lái. Song việc thu hái chưa nhộn nhịp, chỉ tập trung vào những loài cây thuốc quý.

- Hệ thống thị trường buôn bán cây thuốc ở địa phương đơn giản. Việc thu mua vẫn do những thương buôn tại đây quyết định về giá cả, người khai thác chưa biết về công dụng, chưa hiểu biết về thị trường, chưa có các kiến thức về sơ chế, làm cho sản phẩm bán ra có giá trị thấp và bị thương buôn ép giá.

- Cơ quan quản lý tại địa phương cần có nhiều nỗ lực hơn trong công tác bảo vệ, quản lý rừng. Cán bộ cần nắm rõ hơn về tài nguyên cây thuốc tại nơi đây, để có biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Khắc Bảo, 1991. Sử dụng và bảo tồn tài nguyên di truyền cây

thuốc ở Việt Nam, Tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp,

Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 1998. Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong hoạt động khuyến nông

khuyến lâm. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

3. Gary J.Martin, 2002. Thực vật dân tộc học - Sách về bảo tồn của

chương trình “Con người và cây cỏ”. NXB Nông nghiệp.

4. Bùi Việt Hải, 2007. Phương pháp nghiên cứu quản lí tài nguyên thiên

nhiên dựa trên cộng đồng – Nghiên cứa có sự tham gia. Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.

5. Phạm Hoàng Hộ, 1960. Cây có vị thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản trẻ. 6. Đỗ Tất Lợi (1977). Những cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội.

7. Trần Văn Ơn, 1997. Phương pháp điều tra cây thuốc. Trường đại học Dược Hà Nội.

8. Nguyễn Tập (2007). Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Hà Nội.

9. Bùi Minh Vũ và ctv (2001). Báo cáo khái quát và phân tích các chính

sách liên quan đến LSNG ở Việt Nam. Dự án sử dụng bền vững LSNG.

Mục lục

MỞ ĐẦU...1

Chương I...2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...2

1. Đối tượng nghiên cứu...2

2. Nội dung nghiên cứu...2

3. Phương pháp nghiên cứu...2

3.1 Phương pháp kế thừa có chọn lọc...2

3.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp...2

3.3 Phương pháp xử lý chuyên gia...3

Chương II...4

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU...4

1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu...4

1.1. Vị trí địa lý...4

1.2. Địa hình...6

1.3. Khí hậu...7

1.4. Thổ nhưỡng...8

1.5. Tài nguyên nước...9

1.6. Tài nguyên rừng...13

2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu...15

2.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc...15

2.2. Đặc điểm chung về kinh tế...17

Chương III...20

KHẢ NĂNG THƯƠNG MẠI HÓA CÁC SẢN PHẨM CÂY THUỐC...20

TẠI TÂY NGUYÊN...20

3.1. Tình hình chung của việc sử dụng tài nguyên rừng tại địa phương...20

3.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của việc khai thác cây thuốc ở địa phương...21

3.2.1. Điểm mạnh...21

3.2.2. Điểm yếu...22

3.2.3. Cơ hội...22 33

3.2.4. Nguy cơ...22

3.3. Các loài cây thuốc được người dân thu hái, chế biến và buôn bán...23

3.4. Hiện trạng khai thác và sử dụng của một số loài dùng làm dược liệu...26

3.5. Mạng lưới thị trường cho các sản phẩm mang tính thương mại...28

Chương IV...31

KẾT LUẬN...31

TÀI LIỆU THAM KHẢO...32

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thương mại hóa các sản phẩm về cây thuốc và bài thuốc dân tộc tại khu vực Tây Nguyên (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w