Hiện trạng khai thác và sử dụng của một số loài dùng làm dược liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thương mại hóa các sản phẩm về cây thuốc và bài thuốc dân tộc tại khu vực Tây Nguyên (Trang 26 - 28)

2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

3.4. Hiện trạng khai thác và sử dụng của một số loài dùng làm dược liệu

- Điều tra sơ bộ trữ lượng khai thác dược liệu:

Trữ lượng cây thuốc bị khai thác mỗi năm qua điều tra khoảng 86 tấn.

Biểu 3.2. Trữ lượng thu hái cây thuốc mỗi năm

STT Người thu hái

Số ngày thu hái trong tuần Số ngày thu hái trong năm Số lượng mỗi ngày (kg) Số lượng trong năm (kg) 1 Lưm 3 144 10 1440 2 Thành 4 192 30 5760 3 Cham Đưm 3 144 5 720 4 Thông Ca 2 96 2 192 5 Ngọc Đồng 4 192 3 576 6 A Mưm 3 144 5 720 7 Mlong Nin 4 192 7 1344 Tổng 10752

Biểu 3.3. Trữ lượng mua cây thuốc mỗi năm

STT Người thu hái Số lượng thu mua

hàng tuần (kg)

Số lượng thu mua hàng năm (kg)

1 Chú Hà 45 2160

2 Lương y Thiện Minh 1500 72000

3 Thái Văn Son 100 4800

4 Chú Cúc 250 12000

Tổng 90960

Từ kết quả biểu 3.2 và biểu 3.3 cho ta thấy, tài nguyên cây thuốc sẽ giảm đi rất nhiều vì hàng năm tài nguyên cây thuốc bị mất đi khoảng 86 tấn nhưng mỗi năm tài nguyên rừng không kịp tái tạo với lượng cây thuốc như đó. Những người khai thác cây thuốc cho biết: Trước kia đi lấy cây thuốc là rất khỏe vì đi rất gần khoảng 3 - 4km, nhưng bây giờ muốn tìm cây thuốc thì phải đi rất xa, có khi tới cả chục km mới có thể tìm được cây thuốc quý. Chú Liêm (dân tộc Mường) là thầy thuốc lâu năm cũng là người thường xuyên đi thu hái cây thuốc, ước lượng rằng trữ lượng cây thuốc đã mất đi khoảng 80% so với thời gian năm 1972 khi ông bắt đầu làm nghề thuốc. Việc khai thác cây thuốc quá mức làm nhiều loài cây thuốc đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng như Cây mật gấu (Mahonia nepalensis), Bình vôi (Stephania sp.),...

Hầu hết các loài cây thuốc có mật độ cao đã bị khai thác tới mức chỉ còn những cá thể chưa đạt tuổi khai thác. Ví dụ như Thần xạ (Luvunga scandens

(Roxb.) Ham.) chỉ còn các cá thể với đường kính gốc nhỏ hơn 3cm. Những thầy thuốc có kinh nghiệm lâu năm nói phải mất đến cả chục năm để các cá thể này phát triển đến mức có thể khai thác để làm thuốc chất lượng cao. Thần xạ không nhất thiết phải dùng rễ vì thân cây cũng có chất thuốc nhưng những thương lái lại thích mua rễ và các thầy thuốc lại chỉ sử dụng rễ nên những người dân làm kinh tế vẫn đào rễ để bán và những thân cây thường để hoang phí, không được tận dụng, không có ý thức bảo tồn dẫn đến Thần xạ và những cây thuốc quý có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Sự gia tăng số lượng người thu hái và khai thác không kiểm soát được trong những thời gian gần đây, là những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc một cách nhanh chóng.

Ví dụ như: Đỗ trọng nam - Parameria laevigata (Juss.) Mold, mọc tập trung khá nhiều ở khu vực Lâm Đồng, Gia Lai nhưng do bị khai thác thường xuyên nên hiện nay trữ lượng không đáng kể; Hoàng đằng – Coscinium

fenestratum (Gaertn.) Colebr, được đưa vào danh sách đỏ Việt Nam năm 1996,

cần được quan tâm bảo tồn nguồn gen quí này tại địa phương để có thể phát triển trong tương lai; Trước đây Cốt toái bổ -Drynaria bonii Christ có trữ lượng rất lớn nhưng do khai thác liên tục, môi trường sống bị thu hẹp nên trữ lượng cây hiện nay không nhiều. Cây được đưa vào danh lục Đỏ cây thuốc VN 2006; cây Bá bệnh - Eurycoma longifolia Jack, được đưa vào danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam và Sách Đỏ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thương mại hóa các sản phẩm về cây thuốc và bài thuốc dân tộc tại khu vực Tây Nguyên (Trang 26 - 28)