Kết quả nghiên cứu BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất 2 dự án tại huyện Vân Đồn của Đặng Tiến Sĩ và nnk (2015) cho thấy: (i) Đơn giá do UBND tỉnh Quảng Ninh quy định về bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp và tài sản gắn liền đất vẫn chưa thoả đáng, chưa phù hợp với giá xây dựng mới, chưa phù hợp với thực tế và chi phí đầu tư vào đất. (ii) Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi Nhà nước thu hồi
đất chủ yếu bằng tiền và trả trực tiếp cho người dân; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng mức nên hộ gia đình bị thu hồi đất nơng nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn. (ii) Các giải pháp là: cần thực hiện tốt đăng kí biến động đất đai; đa dạng hố phương án bồi thường; xây dựng chính sách hỗ trợ dài hạn và tạo việc làm, có hướng dẫn sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ một cách hiệu quả.
Đỗ Hữu Nghị và nnk (2016) nhận xét: (i) Dự án có thu hồi đất ảnh hưởng rất lớn đến người dân về đời sống tinh thần, vật chất, công việc và thu nhập của họ. (ii) Nên chú trọng đến công tác đào tạo nghề và xây dựng các mơ hình kinh tế tại địa bàn; thành lập các địa điểm kinh doanh và mở các lớp đào tạo ngắn hạn miễn phí về hoạt động kinh doanh giúp họ dễ dàng tiếp cận các hình thức kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồn tiền nhận được từ đền bù đất bị thu hồi.
Nguyễn Văn Vững (2016), nhận xét công tác BT, HT, TĐC trên địa bàn huyện Củ Chi bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế, do việc xác định đơn giá bồi thường cịn thiếu hợp lí, giải quyết việc làm cho lao động nơng nghiệp có đất bị thu hồi chưa được thỏa đáng, chưa tạo được sự đồng thuận của người dân có đất bị thu hồi. Tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác này: (i) Cải tiến phương pháp tiếp cận về bồi thường, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất; (ii) Chăm lo chuyển đổi việc làm cho các lao động nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất; (iii) Xây dựng và phổ biến chương trình sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ một cách có hiệu quả nhằm mang lại thu nhập ổn định, đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ gia đình, cá nhân sau khi Nhà nước thu hồi đất; (iv) Nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, chủ đầu tư dự án đối với người dân khi Nhà nước thu hồi đất.
Nguyễn Thị Hải (2017) xác định 05 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi đất nông nghiệp tại các đô thị vệ tinh của thành phố Huế, gồm: (i) Công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục; (ii) Nâng cao chất lượng và công khai đầy đủ quy hoạch, kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang đất phi nơng nghiệp;
(iii) Cơ chế chính sách bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; (iv) Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất; (v) Đảm bảo sinh kế cho người dân.
Hoàng Thị Thu Phương (2017) chỉ ra các vướng mắc, bất cập trong thu hồi đất nơng nghiệp tại tỉnh Quảng Bình như sau: (i) Hầu hết các dự án thu hồi đất đều xảy ra khiếu kiện, có cả khiếu kiện đơng người, gay gắt do bồi thường chưa thỏa đáng; tiền bồi thường sử dụng khơng đúng mục đích nên sau một thời gian hết tiền, không việc làm, không thu nhập; lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị ngày càng lớn, gây ra các hệ lụy về kinh tế - xã hội; môi trường sống tại vùng xây dựng khu công nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng... (ii) Việc thực hiện chưa nghiêm, hầu hết các hộ dân đều xây dựng thêm sau khi đã có thơng báo thu hồi đất với mục đích là “chờ” bồi thường. (iii) Trong pháp luật đất đai chưa có quy định về thời gian bàn giao mặt bằng do Tổ chức làm nhiệm vụ GPMB nên còn nhiều người dân đã nhận đủ tiền khơng chịu bàn giao mặt bằng. (iv) Cịn trường hợp không xác định đúng loại đất, nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất dẫn đến chi trả tiền bồi thường sai sót; khơng cơng bằng, gây ra nhiều bức xúc, dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài. (v) Một số dự án bị “tiền tệ hóa” khi thu hồi đất nơng nghiệp, có tính chất “mua đứt - bán đoạn”, nhà đầu tư sau khi trả tiền bồi thường, hỗ trợ coi như đã hết trách nhiệm với người dân. (vi) Ý thức của một số người dân chưa tốt, cịn có những khiếu nại, tố cáo khơng có cơ sở, khơng theo trình tự pháp luật. Theo tác giả cần tập trung vào 5 giải pháp sau: (i) Cơng khai hóa, minh bạch hóa q trình thực thi thu hồi đất nông nghiệp. (ii) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai cho cán bộ và nhân dân, đặc biệt là người có đất bị thu hồi, để họ hiểu, đồng thuận, cùng phối hợp cho tốt. (iii) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các cơ quan, tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng, chính quyền cấp cơ sở, nhà đầu tư... (iv) Thực hiện nghiêm túc công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tránh lãng phí, đặc biệt là đất trồng lúa. (v) Không nên áp
dụng cơ chế bồi thường bằng tiền một lần, nên sớm hình thành cơ chế pháp lí về chia sẻ lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng và người dân bị thiệt hại do thu hồi đất.
(i) Cịn những thiệt hại của người có đất thu hồi chưa được quy định bồi thường như mất địa thế kinh doanh, mất nguồn nước sản xuất; mất mùa do ánh sáng điện cao áp nhiều quá; trở thành nhà, đất giáp với bãi rác, giáp nghĩa trang; có vị trí về phong thủy; thiệt hại về tinh thần do những căng thẳng lo âu… mà người dân phải gánh chịu. (ii) Chưa quy định rõ trách nhiệm đối với quy hoạch treo gây thiệt hại cho người dân trong phạm vi quy hoạch; đối với bồi thường không sát với giá thị trường, chậm chi trả tiền bồi thường; đối với hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và giới thiệu việc làm, cũng như tạo cơ chế để thực thi hóa quy định này. (iii) Đề nghị Nhà nước nên ban hành “Luật Bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất” (Phan Trung Hiền, 2017b). Chưa quy định cụ thể từ thời điểm thông báo thu hồi đất, người sử dụng đất không được làm gì và được làm gì; chưa quy định thời gian từ khi thông báo đến khi ban hành quyết định thu hồi đất; dẫn đến sau khi có thơng báo thu hồi đất thì người sử dụng đất bị hạn chế nhiều quyền, rất lâu sau cơ quan có thẩm quyền mới ban hành Quyết định thu hồi đất đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân (Phan Trung Hiền và Trần Vang Phủ, 2017).
Đinh Trọng Huy (2018) nghiên cứu thu hồi đất tại quận Long Biên thì: minh bạch, dân chủ, cơng bằng và bình đẳng trong thu hồi đất chính là chìa khóa tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, tránh khiếu kiện, khiếu nại và những bức xúc xã hội xảy ra.
Nguyễn Tiến Cường (2018), quy trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án cần có sự thống nhất ở tồn bộ văn bản pháp luật; căn cứ bồi thường, tái định cư nên được thể hiện rõ ràng. Cần có quy định cụ thể về tính pháp lí trong việc cử đại diện người có đất thu hồi vào Hội đồng GPMB.
thì: (i) Nhà nước cần tính tốn cẩn thận các phương án chuyển dịch sinh kế và nơi ở cho người dân bị thu hồi đất; nghiên cứu chính sách ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sinh kế và thu nhập của người bị thu hồi đất. (ii) Chính quyền địa phương cần triển khai các giải pháp về sinh kế, tạo điều kiện tốt nhất cho việc tìm kiếm kế mưu sinh cho người bị thu hồi; có chính sách tạo nguồn vốn cho người bị thu hồi đất chuyển sang nghề phi nông nghiệp; yêu cầu chủ đầu tư khu công nghiệp đầu tư vốn đào tạo nghề cho người lao động. (iii) Người bị thu hồi đất cần có phương án sử dụng tiền đền bù hiệu quả, tập trung đầu tư sản xuất kinh doanh; tận dụng lợi thế của gia đình và địa phương nhằm đầu tư cho sinh kế tốt hơn.
Phan Thị Thanh Huyền và nnk (2018), xác định được 5 nhóm với 18 yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác GPMB, trong đó: nhóm yếu tố tài chính là 27,43%; nhóm yếu tố chính sách, pháp luật đất đai là 23,20%; nhóm yếu tố tổ chức thực hiện là 22,09%; nhóm yếu tố về thửa đất là 17,29%; nhóm yếu tố về người sử dụng đất là 9,99%. Mức độ ảnh hưởng tổng thể của 18 yếu tố khác nhau rất nhiều, yếu tố nguồn vốn là cao nhất bằng 11,87%, yếu tố mục đích là thấp nhất bằng 2,19%.
Theo Hồng Văn Cường (2019), có rất nhiều bất cập trong thu hồi, đền bù. Người dân thường khơng hài lịng với việc đền bù của nhà đầu tư vì cho rằng nhà đầu tư hưởng lợi nhiều, trong khi nhà đầu tư cho rằng họ phải chi phí nhiều để có cơ sở hạ tầng… Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm tăng mức sinh lợi thì quyền chuyển đổi thuộc về Nhà nước và lợi ích mới cũng phải thuộc về Nhà nước. Trong thu hồi đất nông nghiệp, nhà đầu tư nhận đất để làm khu đơ thị thì phải trả tiền sử dụng đất theo sát giá thị trường, thay vì đưa ra đơn giá thu tiền sử dụng đất thấp như hiện nay. Khi đó, chênh lệch địa tơ mới thuộc về Nhà nước.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2019), xác định giá đất theo thị trường sẽ giải quyết được hầu hết các vướng mắc về đất đai hiện nay. Vì vậy, cần thay đổi phương pháp định giá đất. Bên cạnh đó, người dân, nhà đầu tư chỉ được hưởng lợi theo đúng mục đích họ được sử dụng.
Nguồn lực chủ yếu cho phát triển trong giai đoạn tích luỹ tài chính ban đầu của các quốc gia đều là đất đai. Các nước đều tận dụng giá trị cao nhất của đất đai khi chuyển đổi đất công theo giá thị trường, tuy nhiên ở hầu hết các nước đều xảy ra thất thoát lớn. Định giá đất ở Việt Nam khá yếu kém so với các nước Đông Nam Á. Về thuế đất, Việt Nam thu rất thấp, chỉ 0,03% theo bảng giá nhà nước trong khi các nước thu 1% theo giá thị trường (Đặng Hùng Võ, 2019a). Pháp luật đất đai hiện hành quy định 02 cơ chế thu hồi đất là: Nhà nước thu hồi đất (chuyển dịch đất đai bắt buộc) và tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất (chuyển dịch đất đai tự nguyện). Chuyển dịch đất đai bắt buộc, hệ quả tiêu cực là sự xung đột lợi ích dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện ở mức độ cao (chiếm tới 70% tổng lượng khiếu nại, khiếu kiện), đông người, phức tạp. Ngược lại, chuyển dịch đất đai tự nguyện khơng có xung đột lợi ích, nhưng nhà đầu tư khơng bao giờ có thể thương thảo thành công với 100% những người đang sử dụng đất để có đất cho dự án đầu tư nên các nhà đầu tư thường không muốn thực hiện cơ chế này, ln tìm cách để được áp dụng cơ chế chuyển dịch đất đai bắt buộc. Thực
tế cho thấy, chuyển dịch đất đai bắt buộc thường gây ra nhiều bức xúc cho người dân mà trước hết là do sự chênh lệch quá lớn giữa giá bồi thường và giá thị trường (Đặng Hùng Võ, 2019b).
* Công tác giải phóng mặt bằng ở Hà Nội
Năm 2009, cơng tác GPMB ngoài mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, bảo đảm tiến độ các cơng trình trọng điểm, cịn góp phần thiết thực trong việc thực hiện các nhóm giải pháp kích cầu của Chính phủ.
Với những nỗ lực và giải pháp đồng bộ, kịp thời, năm 2009 thành phố đã hồn thành tồn bộ và phân kỳ cơng tác GPMB của 428 dự án, bàn giao 1.987 ha đất, chi trả hơn 5.911 tỷ đồng và bố trí tái định cư cho 2.681 hộ, trong đó có nhiều dự án còn tồn đọng qua nhiều năm như đường vành đai 3, đường 32, khu liên cơ Vân Hồ, đường Láng Hoà Lạc, quốc lộ 3 mới Hà nội - Thái Nguyên,
đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, mở rộng khu xử lý rác thải Nam Sơn... Trong 5 năm (2005-2010) thành phố Hà Nội đã GPMB 5.567 ha của 1.217 dự án, chi trả số tiền hơn 17.679 tỷ đồng cho gần 161 nghìn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bố trí tái định cư cho 11.722 hộ dân.
Năm 2010, trên địa bàn thành phố cịn có chín dự án trong danh mục các cơng trình trọng điểm chào mừng Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội chưa đủ điều kiện triển khai thu hồi đất GPMB. Thành phố đặt mục tiêu tiếp tục quán triệt trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện nhiệm vụ GPMB, coi nhiệm vụ này là tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, bình xét thi đua, đánh giá cán bộ.
* Công tác giải phóng mặt bằng ở Nghệ An
Việc thực hiện giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng hàng đầu trong phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; năm 2012 Ban thường vụ tỉnh Ủy đã nghe và cho ý kiến chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các khó khăn vướng mắc trong triển khai các cơng trình, dự án trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII.
Từ những giải pháp trên, từ năm 2012 đến nay, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các Sở ngành, UBND cấp huyện để xử lý các tồn tại, vướng mắc đến nay cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được đẩy nhanh tiến độ đáp ứng yêu cầu chủ đầu tư, đặc biệt các Dự án trọng điểm của TW, tỉnh và xử lý một số dự án kéo dài nhiều năm. Cụ thể:
- Đối với các dự án trong điểm: nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 A; đường 72 m từ đường 2/3 đến ngã 3 Quán bàu (dự án kéo dài 11 năm); đường nối quốc lộ 1 A - Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Thái Hồ; dự án phát triển đơ thị Vinh do Ngân hàng thế giới tài trợ; Dự án thủy điện Bản Vẽ, thuỷ điện Hủa Na; Dự án Nhà máy xi măng Sông Lam do Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Hoàng Phát The Vissai làm chủ đầu tư....
- Các Khu công nghiệp Nam Cấm, Hồng Mai, Khu cơng Nghiệp Đông Hồi, Khu Công nghiệp Đơ thị VSIP 7 Nghệ; trong đó: dự án Khu công nghiệp Nam Cấm đến nay đã cơ bản giải quyết các kiến nghị của người dân bị thu hồi đất tại Khu cơng nghiệp Nam Cấm, trong đó tham mưu UBND tỉnh đề xuất hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất; hỗ trợ trồng cây trồng (Doanh nghiệp) và giải quyết một số trường hợp thực hiện bồi thường không đúng chủ sử dụng đất. Hiện nay, UBND huyện Nghi Lộc đang tiến hành lập phương án bồi thường để chi trả; hoàn thành việc bồi thường, GPMB đối với và giao đất, cấp giấy chứng nhận cho chủ đầu tư dự án Khu cơng nghiệp Hồng Mai. Hiện nay, Khu Cơng nghiệp Đơng Hồi có 03 nhà đầu tư vào thực hiện dự án; trong đó: Dự án Nhà máy kết cấu bê tông, vật liệu xây dựng không nung của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã giao đất đợt 1 cho chủ đầu tư; Dự án Nhà máy Hoa Sen Nghệ An đã hồn thành việc giải phóng mặt bằng, bàn giao cho chủ đầu tư 37,5/38,5 ha (chỉ còn 01 ha chưa bàn giao). Dự án nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 hiện nay bắt đầu triển khai; Khu Cơng nghiệp, Đơ thị VSIP 7 Nghệ An đã hồn thành việc chuyển mục đích đất lúa, bàn giao cho chủ đầu tư 48 ha và đang tiến hành giải phóng diện tích cịn lại của giai đoạn 1 (182ha).
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái