Quảng Bình đồn kết trên biển

Một phần của tài liệu 29_11_2016 ban tin thuy san (Trang 33 - 35)

KHAI THÁC THỦY SẢN

25. Quảng Bình đồn kết trên biển

Quảng Đông) đến xã Ngư Thuỷ Nam giáp bắc Hạ Cờ (tỉnh Quảng Trị) qua 16 xã vùng biển.

Tồn tỉnh có trên 5.700 tàu thuyền, trong đó hơn 2.000 phương tiện đánh bắt xa bờ. Từ tháng 3/2009 đến nay ngư dân trong tỉnh đã thành lập được gần 300 tổ, đội đoàn kết (TĐK) khai thác thuỷ hải sản trên biển với trên 1.600 tàu, thu hút trên 10.200 lao động. Xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới) và xã Đức Trạch (huyện Bố Trạch) là những địa phương đi đầu xây dựng tổ đội trên biển tại Quảng Bình. Hiện tồn xã Bảo Ninh có 405 tàu đánh bắt xa bờ, trong đó có 250 tàu cơng suất lớn, đánh bắt chủ yếu ở ngư trường Nam vịnh Bắc Bộ và vùng biển Hồng Sa.

Theo ơng Nguyễn Ngọc Hiếu, Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh thì năm 2010, xã đã vận động bà con vào TĐK. Lúc đầu vận động thành lập, xã chỉ có 10 tổ, dần dần làm ăn

hiệu quả, đến nay, xã đã có 55 tổ 400 hộ gia đình. Thu nhập người đi biển được cải thiện, hiện đạt bình quân hơn 5 triệu đồng/người/tháng.

Ngư dân Nguyễn Búi (xã Bảo Ninh), người có thâm niên đi biển cho biết, TĐK trên biển không chỉ giúp bà con giảm chi phí cho mỗi chuyến ra khơi, hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn trong đánh bắt hải sản mà cịn giúp ngư dân có chỗ dựa vững chắc khi đánh bắt ngồi khơi xa.

"Khi tàu cá nào đó phát hiện được luồng cá thì lập tức thơng báo cho các tàu trong tổ biết để cũng đến đánh bắt. Nhờ đó, sản lượng khai thác hải sản tăng lên, thu nhập bình quân của mỗi tổ viên cũng tăng cao", ơng Búi nói.

Cũng theo ơng Búi, nhiều lần, thông qua TĐK, hàng chục tàu cá đánh bắt xa bờ ở Bảo Ninh đã trúng được luồng cá lớn có giá trị kinh tế cao. Những lúc như vậy, mỗi tàu trung bình có thu nhập khoảng 1 tỷ đồng cho mổi chuyến ra khơi.

Tại xã Đức Trạch, có 230 tàu khai thác xa bờ. Được biết, TĐK trên biển của xã được thành lập năm 2011, đến nay xã đã có 18 tổ vừa hỗ trợ đánh bắt khai thác thủy hải sản, vừa hỗ trợ nhau trong khó khăn hoạn nạn.

Ngư dân Lê Văn Thiên (xã Đức Trạch) cho rằng, cái lợi thêm nữa là sự phối hợp giữa các chủ tàu trong TĐK đã làm giảm chi phí sản xuất. Chẳng hạn, có 3 tàu cũng ra khơi, chuyến đi trong khoảng 15 ngày. Khi đánh bắt được 10 ngày thì phát hiện luồng cá mới. Lúc đó, số cá của 3 tàu được chuyển xuống 1 tàu và tàu này quay về đất liền để tiêu thụ sản phẩm và quay ra tiếp dầu, lương thực, thực phẩm cho 2 tàu trong tổ. "Như vậy là tiết kiệm chi phí hao tổn dầu cho 2 tàu, vừa tăng thêm được thời gian đi biển. Qua đó, thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể", ơng Thiên nói thêm. Nhờ có TĐK trên biển nên sản lượng đánh bắt hằng năm của xã Đức Trạch tăng lên rõ rệt và thu nhập của ngư dân đạt cao. Ơng Nguyễn Tất Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Trạch cho biết những năm gần đây, sản lượng đánh bắt của xã bình quân từ 8.000v - 10.000 tấn, thu nhập mỗi người dân đi biển trên 40 triệu đồng/năm. Ơng Thành nói: "Thu nhập tăng cao nên ngư dân trong xã cũng đã có kế hoạch đóng mới 15 tàu vỏ gỗ và 5 tàu vỏ sắt công suất lớn để tiếp tục vươn khơi".

Thực tế hoạt động đánh bắt trên biển thời gian qua đã khẳng định được vai trị, lợi ích và tầm quan trọng của việc thành lập TĐK. Ngư dân đã cùng nhau tổ chức khai thác hải sản trên biển an toàn, hiệu quả; nguồn lợi thủy sản và tài nguyên biển được bảo vệ; cá nhân và tập thể liên kết chặt chẽ trong sản xuất trên biển và giúp nhau bảo vệ tài sản, ngư cụ. Ngư dân làm tốt việc hỗ trợ và giúp nhau tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư, nhiên liệu trên biển; phối hợp tham gia cứu hộ, cứu nạn.

Theo Sở NN-PTNT Quảng Bình, tỉnh phấn đấu 100% tổng số tàu cá có cơng suất 20CV trở lên tham gia TĐK và sẽ tiến đến chuyển đổi từ 15 - 20% TĐK sang hình

thành các liên kết ở mức độ cao hơn là tổ hợp tác kinh tế trên biển. Sau đó, hàng năm có 10 - 15% tổ hợp tác kinh tế trên biển chuyển đổi mơ hình sang HTX đánh bắt thủy sản. (Nông Nghiệp Việt Nam 28/11, Nguyễn Tâm) đầu trang

Sóc Trăng thắng lớn vu ̣ tôm 2016

Một phần của tài liệu 29_11_2016 ban tin thuy san (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)