C. Thông tin cá nhân
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
Nghiên cứu, tổng hợp từ nguồn thông tin, số liệu đã có: các văn bản nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng; luật, nghị định, thơng tư, chiến lược, kế hoạch có liên quan đến đề án; các văn bản thỏa thuận, hợp tác về nông nghiệp, thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc; các báo cáo đánh giá của các bộ ngành, số liệu công bố của Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các đề án, nghiên cứu có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa nơng sản Việt Nam- Trung Quốc.
6.1.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
Nghiên cứu, khảo sát thực tế, phỏng vấn, tham vấn ý kiến một số cơ quan quản lý Trung ương, doanh nghiệp, địa phương có hoạt động xuất, nhập khẩu nơng sản với Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập số liệu tại cửa khẩu Móng Cái, cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Lào Cai, lấy ý kiến của hải quan cửa khẩu, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở công thương các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ Thị trường Châu Á, Châu Phi, Bộ Cơng thương.
6.2. Phương pháp phân tích thơng tin, số liệu
6.2.1. Nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng. Trên cơ sở các số liệu, thông tin thu thập được từ các nghiên cứu, đề án có liên quan, báo cáo của các Bộ, ngành qua nghiên cứu, khảo sát, phân tích so sánh, đối chiếu với giai đoạn trước, so sánh với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản Việt Nam-Trung Quốc. Phân tích chính sách và tiếp cận xã hội để đánh giá tác động của một số chính sách liên quan đến hoạt động thương mại hàng hóa nơng sản Việt Nam-Trung Quốc, mối tương tác giữa các thành tố chính trong hoạt động này.