Cơ sở dữ liệu rối loạn nhịp tim MIT-BIH

Một phần của tài liệu Nhận dạng tự động cụm tín hiệu QRS trong hệ thống điện tâm đồ gắng sức (Trang 32 - 34)

1.4 Cơ sở dữ liệu ECG

1.4.1 Cơ sở dữ liệu rối loạn nhịp tim MIT-BIH

Cơ sở dữ liệu MIT-BIH bao gồm 48 bản ghi ECG được thu nhận từ 47 đối tượng khác nhau tại phịng thí nghiệm rối loạn nhịp tim tại BIH (Beth Israel Hospital) từ năm 1975 tới năm 1979. Trong tổng số 48 bản ghi ECG thì có 23 bản ghi (sê-ri 100) được chọn ngẫu nhiên từ bộ 4000 bản ghi ECG lưu động 24 giờ được thu nhận từ một nhóm hỗn hợp bệnh nhân nội trú (khoảng 60%) và bệnh nhân ngoại trú (khoảng 40%) tại Bệnh viện Beth Israel ở Boston; 25 bản ghi ECG còn lại (sê-ri 200) được chọn từ một bộ giống hệt nhau bao gồm các

chứng rối loạn nhịp tim ít phổ biến hơn nhưng có ý nghĩa lâm sàng [54].

Mỗi bản ghi ECG của cơ sở dữ liệu MIT-BIH bao gồm 2 tín hiệu được thu nhận từ 2 chuyển đạo khác nhau với tần số lấy mẫu 360 Hz. Tín hiệu thứ nhất được thu nhận từ chuyển đạo lưỡng cực chi DII. Tín hiệu cịn lại thu được từ chuyển đạo đơn cực trước tim (V1, V2 hoặc V5). Vị trí phức bộ QRS trong các bản ghi ECG được chú thích thủ cơng bởi 2 bác sĩ tim mạch riêng biệt [54]. Các trường hợp bệnh lý khác nhau có trong cơ sở dữ liệu MIT-BIH bao gồm:

• N - Nhịp bình thường

• L - Block nhánh trái

• R - Block nhánh phải

• A - Ngoại tâm thu nhĩ

• a - Ngoại tâm thu nhĩ thất thường

• J - Ngoại tâm thu bộ nối

• S - Ngoại tâm thu trên thất

• V - Ngoại tâm thu thất

• F - Nhát bóp hỗn hợp giữa nhịp thường và nhịp thất • [ - Bắt đầu rung thất • ! - Sóng rung thất • ] - Kết thúc rung thất • e - Nhịp thốt nhĩ • j - Nhịp thốt bộ nối • E - Nhịp thốt thất • / - Nhịp tạo nhịp

• x - Sóng P khơng dẫn (blốc APB)

• Q - Nhịp khơng phân loại được

Một phần của tài liệu Nhận dạng tự động cụm tín hiệu QRS trong hệ thống điện tâm đồ gắng sức (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)