Mơ hình 3D bể ni nịng nọc của Trạm ĐDSH Mê Linh

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: TÌM HIỂU KỸ THUẬT NHÂN NUÔI LOÀI ẾCH CÂY XANH ĐỐM TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 25)

4.1.2. Tìm hiểu về thành phần thức ăn, cách chế biến thức ăn

Thức ăn đóng vai trị rất quan trọng trong ni ếch, ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của ếch. Nguồn thức ăn thích hợp sẽ giúp ếch sinh trƣởng nhanh, phát triển tốt, tăng khả năng sức đề kháng chống chịu bệnh tật và điều kiện ngoại cảnh tác động trong q trình ni làm tăng hiệu quả nhân ni. Ngƣợc lại nếu nguồn thức ăn không đảm bảo, thiếu chất dinh dƣỡng sẽ kìm hãm sự sinh trƣởng và phát triển của ếch.

 Nguồn thức ăn của ếch cũng khá đa dạng tuy nhiên mỗi giai đoạn ếch sẽ có loại thức ăn phù hợp và tiến hành cho ăn theo mùa.

 Đối với giai đoạn nòng nọc: chia làm 2 giai đoạn nhỏ

 Giai đoạn 1: nòng nọc con mới nở thì thức ăn của chúng chủ yếu là lịng đỏ trứng chín bóp nhỏ hoặc 1 thìa canh cám lá (cám sử dụng cho cá cảnh).

 Giai đoạn 2: nòng nọc con phát triển từ 1-2 tuần hoặc có thể đã mọc chân sau hoặc chân trƣớc: giai đoạn này ta sử dụng cám đậm đặc cho gà trộn (2 thìa canh) với đỗ tƣơng nghiền (2 thìa canh) và bột mì (1 thìa canh) đem hấp rồi bóp nhỏ.

 Đối với giai đoạn con non (ếch con) : khi mới hình thành từ nịng nọc thành con non ta tiến hành cho ếch ăn ruồi giấm hoặc có thể là dế mới nở.

 Đối với giai đoạn ếch trƣởng thành: thức ăn chủ yếu là côn trùng (dế, cào cào, sâu quy, sâu gạo cịn sống) trộn với canxi và chất khống để ếch phát triển nhanh hơn.

 Từ đó tổng hợp đƣợc bảng các loại thƣớc ăn và cách chế biến thức ăn cho Ếch cây xanh đốm.

Bảng 4.1: Tổng hợp các loại thức ăn và cách chế biến thức ăn cho từng giai đoạn của Ếch cây xanh đốm

Stt Loại thức ăn Cách chế biến Giai đoạn sử dụng

1 Lòng đỏ trứng Lấy lòng đỏ trứng đã chín bóp (nghiền) nhỏ

nịng nọc

2 Dế mới nở Lấy 10-15 con cho vào chuồng ếch con 3 Dế Vặt hết chân nhảy của dế rồi thả

vào chuồng Ếch trƣởng thành 4 Cám lá Mỗi 1 bể ni nịng nọc cho 1 thìa cám lá thả vào bể ni Nòng nọc mới nở 5 Hỗn hợp (Cám gà đậm đặc + bột mì+ đỗ tƣơng nghiền)

Trộn hỗn hợp lại với nhau đem đi hấp rồi bóp nhỏ thả xuống bể ni

Nịng nịng giai đoạn phát triển

6 Calcamineral (Ca)

Trộn nửa thìa Ca với lƣợng dế con đem cho ăn

Ếch trƣởng thành

7 Ruồi giấm Thả khoảng 10-20 con vào chuồng nuôi

ếch con

8 Sâu quy Để cả con trộn với canxy và vitamin

Ếch trƣởng thành

(Nguồn ảnh : Dương Thị Thảo,2018)

4.1.3.Khẩu phần ăn hằng ngày của Ếch cây xanh đốm

Lƣợng ăn hằng ngày của Ếch cây xanh đốm đƣợc tính bằng thƣơng số giữa lƣợng thức ăn hằng ngày so với trọng lƣợng cơ thể.

Bằng việc cân lƣợng thức ăn cho vào và lƣợng thức ăn dƣ thừa hàng ngày của chuồng nuôi ếch vào mỗi lần cho ăn, tôi thu đƣợc kết quả sau :

Hình 4.6: Cám lá Hình 4.5: Bột Hình 4.5: Bột Calcamineral Hình 4.7. Nhân ni dế trong phịng thí nghiệm

Bảng 4.2: Khẩu phần ăn hằng ngày của Ếch cây xanh đốm Ngày Nhiệt độ bình qn Chuống ni ếch Tên thức ăn Cân vào (g) Còn lại(g) Lƣợng ăn(g) 24/01/2018 21 ếch con RG 5 2 3 ếch trƣởng thành DC 10 5 5 25/01/2018 19 ếch con RG 5 4 1 ếch trƣởng thành DC 10 7 3 26/01/2018 20 ếch con DM 5 3,5 1,5 ếch trƣởng thành CC 10 8 2 27/01/2018 20 ếch con DM 5 3 2 ếch trƣởng thành CC 10 7 3 28/01/2018 19 ếch con RG 5 4 1 ếch trƣởng thành DC 10 7,5 2,5 29/01/2018 15 ếch con RG 5 4,5 0,5 ếch trƣởng thành DC 10 9 1 30/01/2018 13 ếch con DM 5 5 0 ếch trƣởng thành CC 10 10 0 20/03/2018 27 ếch con DM 5 3 2 ếch trƣởng thành DC 10 7 3 21/03/2018 25 ếch con RG 5 2,5 2,5 ếch trƣởng thành DC 10 7,5 2,5 22/03/2018 21 ếch con RG 5 2 3 ếch trƣởng thành CC 10 6 4 23/03/2018 28 ếch con DM 5 1 4 ếch trƣởng thành CC 10 5 5 24/03/2018 25 ếch con DM 5 3 2 ếch trƣởng thành DC 10 6,5 3,5 25/03/2018 29 ếch con RG 5 4 1 ếch trƣởng thành DC 10 8 2 26/03/2018 27 ếch con RG 5 3 2 ếch trƣởng thành CC 10 7 3

Ghi chú: RG: Ruồi giấm

DM: Dế mới nở DC: Dế trộn Ca CC: Cào cào trộn Ca

Đối với các loài ếch nhái ngƣỡng nhiệt độ tối ƣu là 20-280

C. Từ 28-300C và 17-200C : ếch ăn ít.

>310C: cơ thể ếch tự giảm nhiệt và chết.

<17 0C : ếch ăn vào khơng đủ nhiệt độ để tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất sẽ chết vì ếch là loài máu lạnh, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trƣờng.

Từ bảng 4.2, tính trung bình lƣợng thức ăn của ếch con và ếch trƣởng thành theo các ngƣỡng nhiệt độ: <17 ; 17-20 ; 21-28 ; 28-30 ; >30. Ta thu đƣợc kết quả sau:

Bảng 4.3: Khẩu phần ăn của ếch cây xanh đốm theo ngƣỡng nhiệt độ

Nhiệt độ Lƣợng thức ăn theo tuổi (g) ếch con ếch trƣởng thành <17 độ C 0.25 0.5 17- 20 độ C 1.38 2.63 21-28 độ C 2.6 3.71 28-30 độ C 1 2 >31 độ C 0 0

Hình 4.5: Biểu đồ so sánh mức độ tiêu thụ thức ăn của Ếch cây xanh đốm theo ngƣỡng nhiệt độ.

Qua hình 4.5 ta thấy: Sự chênh lệch về nhiệt độ ảnh hƣởng đến lƣợng tiêu thụ thức ăn của loài Ếch cây xanh đốm. Do Ếch cây xanh đốm là động vật biến nhiệt, khi nhiệt độ nên cao,bộ máy tiêu hóa của ếch hoạt động mạnh, ếch ăn khỏe.

 Thời gian và cách cho Ếch cây xanh đốm ăn :

 Chia làm 3 giai đoạn cho ếch ăn : giai đoạn nòng nọc, giai đoạn ếch con, giai đoạn ếch trƣởng thành. Số lần cho ăn nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ.

 Giai đoạn nòng nọc: Khi thời tiết lạnh cho ếch ăn 1 lần trên ngày vào mỗi sáng (8-10h). Vào thời tiết ấm áp cho nòng nọc ăn 2 lần trên ngày vào buổi sáng (8-10h) và chiều (4-5h).

 Lấy 1 lƣợng lòng đổ trứng chín vừa đủ bóp nhỏ hoặc 1 thìa cám lá thả xuống bể ni nịng nịng ở giai đoạn mới nở.

 Trộn hỗn hợp gồm: 2 thìa cám gà đậm đặc + 2 thìa đậu tƣơng nghiền + 1 thìa bột mì. Đem hấp để nguội sau đó bóp nhỏ thả xuống bể ni nịng nọc phát triển từ 2-3 tuần trở đi.

 Giai đoạn ếch con: cân đủ 5g ruồi giấm hoặc dế mới nở trong phịng thí nghiệm. Sau đó đem thả vào chuồng ni ếch con.

 Giai đoạn ếch trƣởng thành: Dế hoặc cào cào đƣợc lấy từ phịng thí nghiệm của Trạm và cân 10g đã đƣợc vặt cân nhảy.Sau đó dùng kẹp gắp dế cho vào chuồng ni Ếch.

 Đối với ếch con và ếch trƣởng thành tiến hành cho ăn vào thời tiết lạnh cách 1 – 2 ngày sẽ cho Ếch cây xanh đốm ăn 1 lần, trời ấm áp hơn thì cho ăn đều hàng ngày cho ăn 1 lần vào 8-10h sáng.

 Lƣu ý:

 Khi cho ăn cần dùng các dụng cụ đảm bảo vệ sinh thức ăn cho Ếch cây xanh đốm.

 Thức ăn dƣ thừa phải đƣợc dọn sạch để tránh gây bệnh cho Ếch cây xanh đốm.

 Sau mỗi lần cho ăn các dụng cụ cho ăn phải đƣợc rửa sạch.  Thức ăn ƣa thích:

Tại Trạm ĐDSH Mê Linh, tôi đã cho Ếch cây xanh đốm ăn thử nghiệm một số loại thức ăn trong 14 ngày để xác định loại thức ăn ƣa thích của chúng trong điều kiện ni nhốt. Kết quả đƣợc tổng hợp tại bảng 4.4.

Bảng 4.4: Tổng hợp thành phần thức ăn ƣa thích của Ếch cây xanh đốm(ếch trƣởng thành)

STT Tên thức ăn Mức độ ƣa thích

1 Dế +++

2 Cào Cào ++

Hình 4.6:Biểu đồ thức ăn ƣa thích của Ếch cây xanh đốm trong điều kiện nuôi nhốt.

Ba loại thức ăn để thử nghiệm cho Ếch cây xanh đốm ăn là sâu quy, dế, cào cào. Lƣợng thức ăn cung cấp cho ếch nhiều nhất là dế, lƣợng cung cấp ít nhất là sâu quy. Vì trong những tháng đầu năm 2018 tiến hành cho ăn dế và sâu quy sau thời gian quan sát thấy Ếch cây xanh đốm ăn ít hoặc gần nhƣ khơng ăn sâu quy nên sau đó tiến hành cho ăn dế nhiều hơn và cho ăn bổ sung thêm cào cào.

Qua thời gian quan sát trong khoảng thời gian nghiên cứu cùng với nguồn tài liệu đƣợc kế thừa nhận thấy loại thức ăn ƣa thích của Ếch cây xanh đốm là dế và cào cào. Từ tháng 3 đến tháng 8 Ếch cây xanh đốm ăn nhiều hơn các tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Những ngày nhiệt độ ngoài trời xuống thấp dƣới 200

C thì chúng ăn rất ít hoặc khơng ăn vì đây là thời điểm trú đơng của lồi.

4.2. Kĩ thuật chăm sóc Ếch cây xanh đốm

4.2.1. Vệ sinh chuồng trại

Để đảm bảo sức khỏe cho ếch thì chuồng trại phải đƣợc vệ sinh 1 cách thƣờng xuyên và đảm bảo sạch sẽ. Tất cả các chuồng ni phải đƣợc kiểm tra ít nhất 1 lần/ngày.

Hình 4.7: Con cái và con đực Ếch cây xanh đốm giao phối

Độ ẩm khơng khí trong chuồng: hàng ngày tiến hành phun nƣớc ẩm cho chuồng nuôi 2 lần/ ngày đặc biệt vào mùa hè nhiệt độ tăng cần hệ thống lá cây che phía trên chuồng tạo bóng mát.

4.2.2. Quá trình sinh sản của Ếch cây xanh đốm

4.2.2.1. Tập tính sinh sản

Vào mùa sinh sản, ếch bắt cặp nhau, ếch đực ôm ếch cái ngang ngực và ôm nhau hàng giờ. Sau 1 khoảng thời gian thụ thai ếch cái phóng trứng, ếch đực phóng tinh dịch ( sự thụ tinh ngoài). Khi con cái đẻ trứng, con đực ôm con cái và tƣới tinh trùng vào trứng, trứng đóng thành đám nhờ lớp màng nhày.

4.2.2.2. Giai đoạn phát triển của nòng nọc thành ếch

Quá trình nghiên cứu thực địa:

 Khi thu mẫu: Ổ trứng đã nở nhƣ hình 4.8, ta lấy nịng nọc trong ổ cho vào bể nƣớc và tiến hành nghiên cứu.

 Nghiên cứu 100 cá thể nịng nọc của lồi Ếch cây xanh đốm từ giai đoạn 23 đến 46. Mẫu đƣợc thu trong điều kiện nuôi nhốt tại Trạm.

 Ta tiến hành nghiên cứu từ ngày 22/01/2018 đến ngày 23/03/2018

 Thu đƣợc kết quả sau:

Hình 4.8: Ổ trứng đang nở thu đƣợc trên cây kim giao thu đƣợc trên cây kim giao

Hình 4.9. Nịng nọc của loài Ếch cây xanh đốm (A. Giai đoạn 28; B. Giai đoạn 41; C.Giai đoạn 42;D.Giai đoạn 43; E. Giai đoạn 44; F. Giai đoạn 46)

Trong đó :

 Hình (A): giai đoạn nịng nọc mới nở đƣợc 7 ngày kể từ ngày thu ổ

nòng nọc mới nở để tiến hành nghiên cứu.

 Hình (B): nịng nọc mọc chi sau và xuất hiện mầm chi trƣớc sau 46

ngày kể từ ngày thu ổ nòng nọc mới nở để tiến hành nghiên cứu.

C B A F D C E

 Hình (C): nịng nọc mọc 2 chi trƣớc sau 58 ngày kể từ ngày thu ổ nòng nọc mới nở để tiến hành nghiên cứu.

 Hình (D): ếch con tiêu biến đi cịn 2cm sau 60 ngày kể từ ngày thu ổ nòng nọc mới nở để tiến hành nghiên cứu.

 Hình (E): ếch con tiêu biến đi cịn 1cm sau 61 ngày kể từ ngày thu ổ nòng nọc mới nở để tiến hành nghiên cứu.

 Hình (F): ếch con sau 62 ngày kể từ ngày thu ổ nòng nọc mới nở để tiến hành nghiên cứu.

Quá trình biến thái qua các giai đoạn phát triển của nòng nọc.

 Giai đoạn 25: Nịng nọc mới nở, đĩa miệng hình thành, lỗ mũi và mắt đã xuất hiện, mang ngồi tiêu biến, lỗ thở hình thành bên trái cơ thể.

 Giai đoạn 26 - 30: Xuất hiện mầm chi sau (Hình A)

 Giai đoạn 31: Chi sau có dấu hiệu của sự tách ngón; phần đầu của chi sau bè và lồi ra có dạng hình mái chèo.

 Giai đoạn 32 đến 37 có sự phát triển và phân biệt các ngón của chi sau. Giai đoạn 32 chi sau đã phân biệt đƣợc ngón 4 và 5; giai đoạn 33 phân biệt đƣợc ngón 3 và ngón 4; giai đoạn 34 xuất hiện thêm ngón thứ 2; giai đoạn 35 xuất hiện đầy đủ 5 ngón của chi sau. Giai đoạn 36 có sự tách ngón rõ ràng giữa các ngón thứ 3, 4 và 5; sang giai đoạn 37 tất cả các ngón tách rõ.

 Giai đoạn 38 chi sau xuất hiện củ bàn trong, chƣa có đốt ngón.

 Giai đoạn 39 có sự phân biệt các đốt ngón, chi sau có màng bơi hồn tồn và có màu trắng.

 Giai đoạn 40: Chiều cao nếp trên và nếp dƣới vây đuôi tiêu giảm, chi sau xuất hiện củ bàn ngồi và đĩa bám ở ngón.

 Giai đoạn 41: Miệng trên cạn; gai thịt, răng sừng và bao hàm bắt đầu tiêu biến; xuất hiện lƣỡi, nhƣng lƣỡi chƣa xẻ thùy. Xuất hiện mầm chi trƣớc, chi sau xuất hiện củ bàn ngoài và đĩa bám ở ngón. Mắt lồi rõ về 2 bên, hình thành nếp da sau mắt. (Hình B)

 Giai đoạn 42: Chi trƣớc hồn thiện với 4 ngón tách rõ và có màng bơi gần hồn tồn, khơng cịn lỗ thở. Mặt trên đầu, lƣng và chi chuyển sang màu xám vàng. (Hình C)

 Giai đoạn 43: Nịng nọc lên cạn đi tiêu giảm dần. Mép miệng nằm giữa mắt và mũi; gai thịt chỉ cịn ở 2 bên mép xuất hiện màng nhĩ. (Hình D)

 Giai đoạn 44 và 45: Mặt trên đầu lƣng và tứ chi màu vàng đất xen lẫn các đốm sắc tố màu xám, mặt bụng màu xám nhạt; đi tiêu giảm mạnh chỉ cịn lại là 1 u lồi màu xám đen. Giai đoạn 44 mép miệng nằm dƣới mắt, gai thịt mất hẳn (Hình E); sang giai đoạn 45 mép miệng nằm sau mắt.

 Giai đoạn 46: Đi tiêu giảm hồn tồn, mặt lƣng cơ thể có màu xanh xám, mặt bụng màu xám nhạt. Nịng nọc hồn thiện q trình biến thái. (Hình F)

4.3. Các bệnh thƣờng gặp ở ếch và cách phòng chữa

Bệnh lở loét

 Nguyên nhân: Do vi khuẩn phát triển khi môi trƣờng sống hoặc chuồng nuôi kém vệ sinh.

 Triệu chứng bệnh: Ếch giảm ăn. Xuất hiện đốm loét trên thân.

 Phòng bệnh:Khi phát hiện ếch bị bệnh phải tách những con bệnh ra khỏi đàn để tránh lây lan (áp dụng đối với ếch con và ếch trƣởng thành).Pha thuốc Xanhmalachit với nƣớc theo tỉ lệ 1: 1000, dùng bình phun vào chuồng nuôi bị bệnh 3 tuần/lần. Đối với phát bệnh ở giai đoạn nịng nọc thì ta hịa tan với nƣớc theo tỉ lệ 1:1000 vào mỗi bể nuôi.

Nguồn ảnh: Dương Thị Thảo, 2018

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ I. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu Ếch cây xanh đốm tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Có thể đƣa ra các kết luận sau:

1. Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh đã sử dụng các chuồng nuôi tiêu chuẩn an tồn.Tại Trạm có 2 mơ hình để ni Ếch cây xanh đốm đó là: Bể ni nịng nọc và chuồng ni ngồi trời dành cho ếch con và ếch trƣởng thành với kết cấu cột và mái che cùng với lƣới kẽm mắt nhỏ để ngăn các với bên ngoài.

2. Ếch cây xanh đốm có nhiều loại thức ăn khác nhau trong mỗi giai đoạn (nòng nọc, ếch con, ếch trƣởng thành). Khẩu phần ăn của chúng phụ thuộc vào độ tuổi và điều kiện khí hậu.

 Mùa lạnh khẩu phần ăn thấp hơn mùa nóng. Vào mùa lạnh trung bình mỗi ngày Ếch cây xanh đốm (con non) ăn hết khoảng 0,5-1g ruồi giấm/ngày. Ở con trƣởng thành tiêu thụ hết 2g dế/ngày. Vào mùa lạnh nên ếch ăn ít mỗi tuần ta nên cho ăn tầm (2-3 hơm cách đều nhau).

 Mùa nóng khẩu phần ăn nhiều hơn mùa lạnh, mỗi cá thể ếch con tiêu thụ khoảng 2-3g ruồi giấm/ngày, cá thể ếch trƣởng thành tiêu thụ khoảng 4-5g dế/ ngày. Vào mùa nóng nhu cầu năng lƣợng cao, chúng ăn nhiều vì vậy ta phải thƣờng xuyên cho ăn.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: TÌM HIỂU KỸ THUẬT NHÂN NUÔI LOÀI ẾCH CÂY XANH ĐỐM TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)