hiện nay. – Đào Thị Diệu Linh
5.1. Đối với hệ thống tài chính
- Muốn thu hút và thuyết phục được nhà đầu tư quốc tế đầu tư tiền của vào nền kinh tế, Việt Nam cần phải phát triển hệ thống tài chính đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu về chuyển vốn cũng như niềm tin của nhà đầu tư.
- Cải thiện hệ thống ngân hàng từ việc tăng vốn điều lệ, sáp nhập, tái cơ cấu, cổ phần hóa những ngân hàng yếu kém, xử lý nợ xấu giúp cho tính thanh khoản tăng, nâng cao lịng tin của người dân và các doanh nghiệp.
- Đổi mới các hình thức thanh tốn để theo kịp xã hội, đáp ứng nhu cầu của các đối tác quốc tế. Bên cạnh đó cũng cần củng cố, đổi mới cách thức quản lý, đảm bảo trong sạch ngay từng nội bộ ngân hàng.
- Hoàn thiện các văn bản pháp lý về thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính, quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
- Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn thị trường chứng khoán, quy định chặt chẽ điều kiện niêm yết của các doanh nghiệp, tránh việc gây loãng thị trường làm ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư.
- Cải cách luật nhằm công khai minh bách thị trường tránh các hiện tượng lũng đoạn thị trường bảo vệ các nhà đầu tư.
5.2. Đối với cơ sở hạ tầng
- Xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút các đối tác nước ngoài. Trong những năm gần đây, bộ mặt Đất nước đã thay đổi rất nhiều. Nhà nước đã đầu tư xây dựng nhiều cơng trình: đường xá được mở rộng và xuyên suốt, hệ thống cảng biển, xây dựng thêm nhà ga cho máy bay, các trụ sở hành chính… để phục vụ đời sống của nhân dân đồng thời tạo tiền đề thuận lợi cho các nhà đầu tư có nhu cầu phát triển tại Việt Nam.
- Nhà nước cần xúc tiến có quy hoạch lựa chọn các địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý, tài nguyên thiên nhiên… để tập trung xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng, nước, thơng tin, các cơng trình phúc lợi xã hội để cung cấp điều kiện hạ tầng chất
lượng cao nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngồi với cơng nghệ tiên tiến, hiện đại.
- Bên cạnh đó, để thu hút đầu tư vào ngành cơng nghiệp chế tạo như oto, xemáy, điệntử…thì cần phát triển tốt ngành cơng nghiệp hỗ trợ, để sự góp mặt của Việt Nam tăng lên trong chuỗi giá trị mỗi sản phẩm. Nhà nước cần xúc tiến có quy hoạch lựa chọn các địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý, tài nguyên thiên nhiên… để tập trung xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng, nước, thông tin, các cơng trình phúc lợi xã hội để cung cấp điều kiện hạ tầng chất lượng cao nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngồi với cơng nghệ tiên tiến, hiện đại.
- Ban hành đầy đủ, thích hợp hơn các chính sách ưu đãi, khuyến khích và tạo điều kiện hạ tầng tốt nhất để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.
5.3. Đối với nguồn nhân lực
Nước ta hiện nay có một lượng lớn nguồn nhân lực với trình độ thấp. Trong khi đó cơng nghệ ngày càng phát triểnviệc này gây ra tình trạng khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp cũng như mất tính cạnh tranh cho lực lượng lao động của nước ta. Nhân lực dồi dào chất lượng cao là một yếu tố góp phần lớn để thu hút đầu tư nước ngồi. Vì vậy việc nâng cao chất lượng của nguần nhân lực là yêu cầu cấp thiết hiện nay của nước ta đặc biệt là sau khi thàng lập cộng động kinh tế chung ASEAN vào cuối năm 2015 cụ thể :
- Đào tạo, nâng cao trình độ cũng như ý thức kỷ luật cho người lao động. Phát triển thị trường lao động với nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu vận hành công nghệ mới, hiện đại cảu các nhà đầu tư.
- Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhân lực, việc làm, giáo dục, đào tạo, chính sách tiền lương, khen thưởng, đãi ngộ; chính sách trọng dụng chuyên gia, tham mưu, kỹ sư, tổng cơng trình sư, nhà thiết kế, phát minh, chính sách về mơi trường, điều kiện, phương tiện làm việc; chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội; chính sách cho các cơ quan khoa học.
- Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực; hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhân lực; đổi mới phương pháp giáo dục, quản lý nhân lực, nhìn rõ đúng sai, kịp thời rút kinh nghiệm về quản lý nhân lực.
- Tiến hành điều tra, khảo sát thường xuyên về nhân lực và chất lượng nhân lực ở tất cả các ngành, các cấp, địa phương và cả nước;bảo đảm cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước và trong từng ngành, từng cấp.
- Đổi mới đào tạo và dạy nghề theo hướng hiện đại, đào tạo theo nhu cầu xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.tránh tình trạng đào tạo ồ ạt vào một số nghành gây ra tình trạng thừa lao động trong nghành này lại thiếu lao động trong nghành khác.
- Đổi mới cách xây dựng nền giáo dục, đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội; thực hiện đúng yêu cầu học để làm việc; xây dựng cơ sở đào tạo theo hướng đào tạo đến đâu sử dụng đến đó.
- Xây dựng hệ thống quốc gia để kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo; xử lý việc thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực trên phạm vi cả nước, bảo đảm phát triển hài hòa, cân đối. Đưa công tác kiểm tra đánh giá về sát chuẩn giáo dục quốc tế.
- Bảo đảm và huy động nguồn vốn cho phát triển nhân lực; đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường các nguồn vốn cho phát triển nhân lực.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ hiện đại về Việt Nam.
- Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
5.4. Đối với hệ thống pháp luật
- Hồn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là các luật về đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài luật doanh nghiệp theo hướng hiện đại.
- Xây dựng các văn bản luật cần hướng tới doanh nghiệp đặt doanh nghiệp làm trung tâm nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống pháp luật hiện đại bắt kịp với luật pháp quốc tế.
5.5. Đối với hiệu quả sử dụng vốn
Việt Nam là nước nhận được rất nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài, nhưng thực tế sử dụng hiệu quả lại chưa cao. Đây cũng là lý do khiến mất dần lòng tin của nhà đầu tư.
- Học hỏi, rút kinh nghiệm, cải thiện phương pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các nước tiên tiến. tập trung nguần vốn vào các nghành các lĩnh vực trọng điểm nhằm tạo ra động lực phát triển cho đất nước như cơ sở hạ tầng, giáo dục , cải cách pháp luật, hành chính...
- Việc giao vốn cũng phải qua đánh giá để xem xét xem có đủ khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tránh tình trạng giao vốn cho các tổ chức thiếu năng lực gây lãnh phí, thất thốt nguần vốn.
- Đảm bảo tính cơng khai minh bạch trong việc sử dụng các nguần vốn tạo sự tin tưởng của các nhà đầu tư.
5.6. Đối với các chính sách và thủ tục hành chính
Tuy nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm cải thiện thủ tục hành chính và có kết quả đánh khích lệ tuy nhiên có thể nói việc cải cách riễn ra cịn chậm, kết quả chưa thực sự đạt được như mong muốn. vì vậy trong thời gian tới chúng ta càn làm nhưng việc cụ thể sau:
- Đẩy nhanh việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cách quyết liệt nhất nhằm đảm bảo cải cách thực sự có hiệu quả.
- Việc cải cách thủ tục hành chính cần theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghệp, trọng tâm hướng đến các doanh nghiệp để làm được việc đó khi cải cách cần tổ chức các cuộc hội đàm trực tiếp với các doanh nghiệp nhằm có cái nhìn khách quan nhất và hiệu quả nhất.
- Cần có nhiều hơn nữa các chính sách ưu đãi đầu tư, đặc biệt là các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng dân tộc, vùng núi.
- Hoàn thiện hơn các thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian làm giấy tờ, các thủ tục liên quan đến xin phếp đầu tư, nộp thuế, kê khai hải quan, thông quan...
- Với các đối tác nước ngồi cần có chính sách thuế hợp lý, ưu đãi nhiều hơn với những gói đầu tư chuyển giao cơng nghệ, thắt chặt với gói đầu tư mang mục đích khai thác tài nguyên, giảm thuế cho các doanh nghiệp sản xuất hàng phục vụ thị trường nội địa…. Với các đối tác tư nhân trong nước, hợp tác PPP đang mở ra một con đường mới để sử dụng vốn tư nhân hiệu quả.