Nhìn chung tình trạng thu hút vốn đầu tư từ tư nhân và nước ngoài tại Việt Nam cho thấy nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Cụ thể, nguồn vốn từ dân cư đóng góp một phần khơng nhỏ trong tổng nguồn vốn có thể huy động được hiện nay, chiếm phần lớn tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng. Đây đồng thời cũng là một nguồn huy động vốn tiềm năng với lượng vàng dự trữ khá lớn do thói quen giữ vàng của người dân Việt Nam. Nếu chúng ta có thể cải thiện thói quen cất trữ vàng này của người dân và khuyến khích hoạt động gửi tiết kiệm cũng như các hình thức đầu tư khác thì đây sẽ là một nguồn khai thác vốn tiềm năng của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng hứa hẹn nhiều triển vọng do Việt Nam được đánh giá là một môi trường đầu tư hấp dẫn với nguồn nhân lực trẻ và nguồn nguyên liệu vẫn được cho là dồi dào. Mơi trường chính trị xã ở Việt Nam cũng tương đối ổn định, là một điểm đến an toàn cho các doanh nghiệp nước ngoài để đầu tư mở rộng hoạt động.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư ngoài nhà nước là rất nhiều khó khăn mà Việt Nam vẫn cần phải khắc phục. Trong khi nguồn vốn từ dân cư và nước ngồi hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển thì việc huy động vốn từ các doanh nghiệp tư nhân cho thấy nhiều khó khăn do thiếu vốn, tỷ lệ nợ cao,… Nhiều doanh nghiệp nước ngồi cịn tỏ ra lo ngại khi hợp tác đầu tư với Việt Nam. Lý do là hành lang pháp lý cũng như thủ tục hành chính của Việt Nam cịn quá rườm rà, chưa hợp lý, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiến vào thị trường Việt Nam. Tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ ở một số đơn vị vẫn chưa được cải thiện. Trình độ quản lý yếu kém khiến nguồn vốn chưa được sử dụng hiệu quả, chưa đạt được những kết quả mong muốn. Văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn mang đậm nét châu Á với thói quen đến muộn, đàm phán trên bàn tiệc,... dẫn tới nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các đối tác Âu Mỹ phản cảm. Ngoài ra, khi so sánh với các nước đang phát triển khác thì những thế mạnh của Việt Nam như thị trường lao động giá rẻ vẫn chưa thể hiện được một ưu thế khác biệt. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đang có xu hướng cạn kiệt trong tương lai cũng là một lý do khiến Việt Nam cần phải cân
nhắc lại. Chúng ta cần có những thế mạnh khác để thu hút vốn đầu tư nước ngồi thay vì trơng chờ vào nguồn nguyên liệu rẻ tiền để hấp dẫn nhà đầu tư.
Khơng ngạc nhiên khi nói rằng để khai thác được nguồn vốn dân cư và vốn đầu tư nước ngồi thì Việt Nam cịn phải làm rất nhiều. Lấy ví dụ như nguồn huy động vốn từ dân cư, lẽ ra là một nguồn khai thác tiềm năng của thị trường vốn trong nước, vẫn còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố tâm lý. Khơng khó khăn để nhận ra yếu tố quyết định tác động tới nguồn huy động vốn từ dân cư là lịng tin của người dân vào tính ổn định của hệ thống ngân hàng. Việc chúng ta cần làm là tăng tính an tồn của thị trường tài chính, đồng thời cải thiện thói quen đầu tư cất trữ vàng thay vì gửi tiết kiệm của khối dân cư.
Bên cạnh đó, cần có các chính sách hỗ trợ để hấp dẫn các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để theo kịp xu hướng đầu tư thế giới (vd: tập trung phát triển các ngành được nhiều nhà đầu tư quan tâm, hồn thiện chính sách ưu đãi thuế, phát triển cơ sở hạ tầng và cơng nghệ, phịng ngừa chảy máu chất xám, …). Đây là một bước tiến cần thiết do nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn chiếm một mảng lớn, đóng vai trị quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nước và cần được tích cực quan tâm. Ngay trong giai đoạn suy thối 2008-2012 thì Việt Nam vẫn được các nhà đầu tư quốc tế ưu ái lựa chọn làm đích đến cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI. Dự kiến trong năm 2015, đi kèm với sự phục hồi hoạt động của các tập đồn đa quốc gia thì nguồn FDI vào Việt Nam vẫn sẽ được duy trì ở mức cao. Việc ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư sửa đổi cùng với triển vọng ký kết TPP cũng hứa hẹn một tương lai khả quan cho việc thu hút FDI vào Việt Nam. Việt Nam cũng có cơ hội khi một số tập đồn lớn tun bố dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc do giá nhân cơng nước này có xu hướng tăng. Đồng thời thách thức lớn nhất của kinh tế thế giới năm 2015 với nguồn vốn FDI là việc Mỹ tăng lãi suất gây ảnh hưởng tới các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Do đó cần có các chính sách ưu đãi để tiếp tục thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngồi.
Nhìn chung trong tương lai gần thì việc tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước tại Việt Nam vẫn cần dựa vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài là
chủ yếu do các doanh nghiệp trong nước vẫn trong tình trạng thiếu vốn và nguồn vốn dân cư cịn chịu nhiều hạn chế do thói quen đầu tư của người Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.PGS.TS Phạm Ngọc Linh, TS. Nguyễn Thị Kim Dung (2013), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb đại học Kinh tế quốc dân.
2.TS. Bùi Thúy Vân, Tập bài giảng Kinh tế quốc tế, Học viện Chính sách và phát triển.
3.PGS.TS Từ Quang Phương, PGS.TS Phạm Văn Hùng, Giáo trình kinh tế đầu tư (2013), Nxb Đại học kinh tế quốc dân.
4.Báo cáo chỉ số thuận lợi kinh doanh 2014, WorldBank group.
5.Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu, Diễn đàn kinh tế thế giới (2014).
6.Báo cáo nâng cao hiệu quả sử dụng FDI tại Việt Nam (2009), CIEM.