Văn hóa quy phạm:

Một phần của tài liệu So sánh tiêu chí điều kiện tự nhiên và điều kiện cư dân và các đặc trưng văn hóa giữa campuchia và việt nam (Trang 25 - 31)

2. Tiêu chí cư dân và các đặc trưng văn hóa

2.2. Văn hóa Campuchia

2.2.3. Văn hóa quy phạm:

a)2.2.3.1. Chữ viết:

Chữ Khmer (tiếng Khmer: អអអអអអអអអអ; IPA: [ʔaʔsɑː kʰmaːe])[2] là hệ thống chữ cái dùng để viết tiếng Khmer. Loại chữ này cũng được dùng chép kinh Phật giáo Nam tông tiếng Pali dùng trong các nghi lễ cúng Phật ở Campuchia.Chữ Khmer xuất phát từ chữ Pallava, một biến thể của chữ Grantha mà nguyên thủy là chữ Brahmi ở Ấn Độ. Chứng tích cổ nhất của chữ Khmer là văn bia ở Angkor Borei thuộc tỉnh Takeo mang niên đại 611. Lối chữ ngày nay đã thay đổi ít nhiều so với dạng chữ cổ điển ở phế tích Angkor Wat.

2.2.3.2.b) Văn học:

Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật, phản ánh những tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, giữa những con người cùng sống chung trong một cộng đồng.Văn học Campuchia chịu ảnh hưởng của đạo Phật, thơng qua q trình tiếp biến và giao lưu văn hóa.

Kiến trúc Campuchia chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo Ấn Độ, với các quần thể nổi tiếng là quần thế kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom. Kiến trúc Khmer phần lớn được biết đến nhờ vào những cơng trình được xây dựng từ thời Vương quốc Khmer (khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13). Phật giáo, Ấn Độ giáo và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các cơng trình kiến trúc vĩ đại này. Đặc trưng cơ bản của kiến trúc thời này là được xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa hoặc rơm rạ và đá. Nhưng những gì cịn lại ngày nay là các cơng trình bằng đá tảng như các bức tường thành, đường sá,… và các ngôi đền. Người ta như thấy được sự sống động, náo nhiệt của ngày hội Angkor hàng năm qua hình ảnh các nữ thần Apsaras với thân hình mềm mại, cân đối đang uyển chuyển múa, và sự tham gia của cả những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramayana của Ấn Độ. Bên cạnh đó, hình thức khắc những ký tự hay con số cũng rất phổ biến ở cơng trình. Các ngơi đền thường có một cửa chính, cịn ở ba phía cịn lại của đền cũng có cửa nhưng chỉ là giả, để tạo cảm giác đối xứng cho ngơi đền. Cơng trình nổi tiếng nhất thiết kế biệt thự ở đây là ngôi đền Bayon với 200 gương mặt của Quán Thế Âm (Avalokitesvara).

2.2.3.4.d) Trang phục:

Trang phục truyền thống của người Campuchia là Sampot. Về cơ bản trang phục này vốn là tấm vải dài hình chữ nhật thường được làm bằng lụa, quần ngang từ chân đến eo, che đi phần bụng rồi buộc chặt lại ở trước bụng cịn phần phía trên người, phụ nữ thường dùng tấm vải để che ngang ngực chỉ để lộ phần eo, góp phần khoe khéo vẻ đẹp mỹ miều của người phụ nữ Á Đông. Ở Campuchia, có khoảng 3 loại sampot phổ biến ở đất nước này, chúng chỉ khác nhau ở vài chi tiết thiết kế mà thôi: Sampot Chang Kben, Sampot Phamuong, Sampot Hol,… …Mặc dù, người Phương Tây đến Campuchia, song những bộ âu phục lại ít được người dân nơi đây đón nhận hay thay thế cho Sampot.

Văn hóa Campuchia chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Thái Lan và Lào. Bên cạnh đó là sự chi phối của Phật giáo trong nếp sống và nếp nghĩ, chính vì vậy mà họ rất xem trọng các chuẩn mực đạo đức. Họ thường cúi đầu và chắp tay trước ngực khi chào hỏi. Đầu cúi càng thấp cho thấy người đối diện có tuổi tác, thứ bậc càng cao. Ngoài ra, trong bàn ăn, người Campuchia cũng ứng xử một cách rất mực thước theo thứ bậc và vai vế trong quan hệ gia đình

2.2.3.5. e) Lễ hội:

Khi nói về lễ hội ở Campuchia, người ta thường nói đến lễ hội té nước. Mọi người thường đổ xô ra đường, té nước vào nhau mừng mùa màng bội thu và tin rằng may mắn sẽ đến trong năm mới. Bên cạnh đó, Campuchia cịn có các lễ hội lớn như lễ hội lấy ruộng, lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben, lễ Phật giáo Bonn Prathen và tết cổ truyền Chol Chnam Thmay.

Lễ hội lấy ruộng: Được tổ chức vào ngày 6 tháng 5. Người ta lấy một con bò làm

biểu tượng cho một vụ mùa mới của những người trồng lúa. Lễ hội này được tổ chức tại Hoàng cung thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với nhân dân và mùa màng.

Lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben: Được tổ chức vào ngày 11 đến ngày 13

tháng 10 hàng năm. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Trong những ngày này mọi người đến chùa cúng tế, đồng thời tạ ơn các nhà sư. Các nhà sư cũng được nghỉ lễ trong 15 ngày không đi khất thực mà người dân đem thức ăn đến cho các nhà sư.

Lễ Bonn Prathen: Thường được tổ chức vào tháng 10 suốt 29 ngày đêm liền. Đây

là lễ hội của Phật Giáo lớn nhất trong năm. Mọi người tổ chức thành một đám rước lớn đến chùa mà các nhà sư đang đợi thay đổi trang phục màu vàng.

Chol Chnam Thmay – Tết cổ truyền: Trong ngày đầu năm mới, khắp Campuchia

tưng bừng lễ đón năm mới – Tết Chol Chnam Thmay. Trong suốt 3 ngày lễ (13 – 15/4 hàng năm), khơng khí cả đất nước Campuchia náo nhiệt, đèn hoa sáng rực từ các ngôi chùa kéo dài đến các nẻo đường dẫn đến Hồng Cung. Đêm giao thừa mọi gia đình làm những chiếc đèn lồng thật đẹp rồi đem ra thả trên mặt hồ. Hàng ngàn ngọn đèn trôi lung linh thành một hội hoa đăng và người ta tin rằng đèn của nhà nào vừa đẹp vừa sáng suốt đêm thì nhà ấy sang năm mới gặp nhiều điều tốt lành. Những ngày tháng 4 này, hàng triệu người dân du lịch Campuchia đang mong chờ Lễ hội té nước đặc sắc trong dịp lễ Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay (Campuchia) diễn ra từ 13-15/4 dương lịch. Thay cho lời chúc may mắn đầu năm, người dân nước này sẽ tưng bừng chào đón năm mới với nghi thức nghi dội nước lên người nhau.

Lễ hội ở Campuchia đã góp phần làm đa dạng hóa các loại hình du lịch: Ngày nay, xu hướng du lịch tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần, bản sắc văn hoá của từng địa phương, của cộng đồng dân cư đang ngày càng thu hút du khách. Cũng như các quốc gia khác, các lễ hội truyền thống ở Campuchia đang trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của du lịch để du khách tìm hiểu khám phá và trải nghiệm.

Bên cạnh đó, lễ hội cịn thỏa mãn nhu cầu về đời sống tinh thần, khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước; ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc, văn hóa bản địa: Thơng qua lễ hội người dân được hưởng thụ, được thỏa sức sáng tạo, cùng nhau chia sẻ và truyền cho nhau những kiến thức về hoạt động lễ hội, truyền thống đã góp phần vun đắp, ni dưỡng nhân cách và tâm hồn, khơi dậy tinh thần đồn kết, niềm tự hào, lịng u q hương, đất nước. Thơng qua hoạt động lễ hội, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc, của địa phương; thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, từ đó có cách ứng xử đúng mực với những di sản mà cha ông để lại.

2.2.3.6.f) Văn hóa tặng quà:

Người Campuchia chỉ thường tặng quà cho nhau vào dịp tết cổ truyền của dân tộc (Chaul Chnam). Không giống các nền văn hóa khác, người dân Campuchia khơng tổ chức sinh nhật và sinh nhật không được coi là một dịp kỷ niệm đáng nhớ giống người phương Tây, rất nhiều người ở thế hệ trước thường khơng nhớ chính xác ngày sinh của mình, nên người Campuchia khơng có thói quen tặng q vào dịp này. Khi được mời đến nhà bạn bè hoặc người khác dự tiệc, người dân thường mang theo một số món quà nhỏ. Một số lưu ý khi tặng quà của người Campuchia như: Tránh tặng dao, Quà tặng thường được gói cẩn thận trong những tờ giấy gói quà đầy màu sắc, Nên dùng cả hai tay khi trao quà, không được mở quà ngay sau khi nhận.

Một phần của tài liệu So sánh tiêu chí điều kiện tự nhiên và điều kiện cư dân và các đặc trưng văn hóa giữa campuchia và việt nam (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w