2. Tiêu chí cư dân và các đặc trưng văn hóa
2.2. Văn hóa Campuchia
2.2.4: Văn hóa tâm linh:
Tổ tiên của người Campuchia được cho là đã đến khu vực Angkor từ 5 đến 10 nghìn năm trước. Mối liên hệ đầu tiên giữa người Khmer và người Ấn Độ được cho là đã xảy ra vào khoảng 100 năm sau khi các thương nhân đang tìm kiếm tuyến hàng hải xuyên qua Trung Quốc cho mục đích giao dịch. Kể từ đó, sự ra đời của Phật
giáo và sự thích nghi của văn hóa Khmer đã dẫn đến văn hóa của Campuchia hiện nay.
Văn hóa Campuchia mang đậm dấu ấn của các tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, đặc biệt là Hindu giáo và Phật giáo, vì thế những luồng tư tưởng tơn giáo này đã chi phối và gần như ảnh hưởng mạnh mẽ vào mọi mặt về đời sống và vật chất lẫn tinh thần của người dân Campuchia. Ngồi những nét văn hóa được du nhập từ Ấn Độ và Trung Hoa qua tư tưởng tơn giáo thì Campuchia cịn hội tụ của nền văn hóa rất riêng biệt và đặc sắc.
Phật giáo Nguyên thủy truyền bá vào những năm cuối của Đế quốc Khmer và theo truyền thống được coi là tôn giáo của dân tộc Khmer. Họ không được coi là tôn giáo riêng biệt mà là một phần của phổ các lựa chọn để giải quyết các nhu cầu đạo đức, thể chất và tinh thần.
Quần thể chùa Phật giáo, hay vott, là trung tâm của đời sống cộng đồng, Sự kiện Phật giáo Phật giáo, được liên kết với các mùa và chu kỳ nông nghiệp. Các nhà sư phải cư trú trong một ngôi đền duy nhất trong suốt chiều dài của mùa mưa và các nghi lễ đánh dấu sự khởi đầu và kết thúc của khóa tu. Khoảng thời gian cuối mùa mưa, sau khi lúa được cấy nhưng trước khi vụ thu hoạch diễn ra, bao gồm hai ngày lễ lớn: Pchum Ben (một nghi lễ kéo dài hai tuần để tôn vinh linh hồn của người chết) và Kâthin (a ngày cho đám rước và lễ trình bày áo chồng của nhà sư). Ngày sinh và giác ngộ của Đức Phật (tháng 5) và
ngày thuyết pháp cuối cùng của Đức Phật (tháng 2) cũng là những ngày lễ quan trọng. Sự khởi đầu của âm lịch Phật giáo xảy ra vào tháng Tư và có cả khía cạnh tơn giáo và thế tục.
So sánh với Việt Nam:
Khác với Campuchia phần lớn chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ là chủ yếu, có thể thấy xun suốt tiến trình lịch sử Việt Nam, có sự tác động lớn của nền văn minh Trung Hoa. Điều này dễ dàng lí giải do q trình tiếp biến văn hóa cưỡng bức( xâm lược, đơ hộ của chính quyền phương Bắc) và tiếp biến văn hóa tự nguyện( thông qua kết hôn, giao lưu buôn bán) của cư dân Việt Nam. Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa trên hầu hết các lĩnh vực: chữ viết, văn học, tơn giáo, tổ chức bộ máy chính quyền,… Mặc dù Phật giáo cũng có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam, thậm chí vơ cùng được đề cao( Thời Lý, Trần), song những ảnh hưởng của Phật giáo chủ yếu thuộc về các lĩnh vực: tôn giáo, kiến trúc và văn học. Sau này, trong giai đoạn thế kỉ XIX, XX, cả hai quốc gia này đều chịu những ảnh hưởng của văn minh phương Tây, qua quá trình xâm lược của các nước thực dân phương Tây.
Tiểu kết:TIỂU KẾT
Cư dân Việt Nam và Campuchia đều là những cư dân nông nghiệp, do vậy cũng
giống như hầu hết các quốc gia phương Đông khác, cư dân hai quốc gia này đều có những đặc điểm của nền văn minh nơng nghiệp. Sản xuất nông nghiệp phần lớn dựa vào thiên nhiên, do vậy đặc trưng chung của cư dân nông nghiệp là yêu thiên nhiên, và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Biểu hiện rõ nét nhất là việc tôn thờ các yếu tố của tự nhiên như thờ thần cây đa, thờ thần lúa, thờ hòn đá, hay tục đi xuống ruộng cày đầu xuân để mùa màng bội thu,…
Bên cạnh đó, do ln phải dựa vào các yếu tố tự nhiên như ( khí hậu, đất đai,…) để sản xuất nơng nghiệp, do đó cư dân Campuchia và Việt Nam hình thành lối tư duy tổng hợp và trọng kinh nghiệm. Những phương thức canh tác nông nghiệp hoặc những kinh nghiệm về tự nhiên được đúc rút từ thế hệ này sang thế hệ khác, ví dụ như ca dao tục ngữ Việt Nam ( Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm; Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống,….).
Cách tổ chức xã hội của hai quốc gia này cũng tương đối giống nhau. Xuất phát điểm từ văn minh nông nghiệp, trọng yếu tố làng xã, tính cộng đồng. Do vậy, người Campuchia và người Việt Nam xưa thường sống tập trung theo làng, xã và mỗi đơn vị lại có những đặc sắc riêng. Hàng xóm láng giềng sống cố định lâu dài và lấy tình nghĩa làm đầu. Hiện nay, khi nền kinh tế dần dần thay đổi, một bộ phận cư dân có xu hướng sống ở thành thị, tính cố kết cộng đồng mặc dù cũng bị phai nhạt nhưng khơng bị mất hẳn, thậm chí vẫn cịn rõ nét ở các khu vực nông thôn.
Khác với Campuchia, người Việt trọng đạo thờ cúng tổ tiên. Trong quá trình tiếp xúc với văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, và phương Tây thì các tơn giáo bên ngồi như Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo lần lượt du nhập vào Việt Nam. Các tôn giáo ngoại giao và các loại hình tín ngưỡng bản địa đã dung hợp nhau cùng tồn tại và phát triển. Việt Nam có thể gọi là đất nước hỗn dung tơn giáo. Cịn Campuchia lại là đất nước phần lớn theo đạo Phật. Thậm chí, những nếp sống, nếp nghĩ, cách sinh hoạt, ứng xử hàng ngày trong đời sống của họ đều bị ảnh hưởng bởi tôn giáo này. Việt Nam là đất nước hỗn dung tơn giáo do vậy khơng có quốc giáo. Cịn Campuchia xem Phật giáo như quốc giáo của quốc gia mình.
Cũng giống với Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm trong lịch sử, đặc biệt là cuộc nội chiến nên tác động này đã tạo nên truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường, ý thức độc lập tự chủ cao. Những người Campuchia đầu tiên xuất hiện và định cư ở đây vào khoảng những thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, trải qua các cuộc binh biến các triều đại thay nhau cai quản đất nước cho
đến ngày nay. Nhưng Campuchia phát triển hùng mạnh nhất vào khoảng thế kỷ thứ IX cho đến thế kỷ XIII, chính giai đoạn này đã viết lên những trang sử hào hùng nhất của dân tộc Campuchia với “nền văn minh Khmer”, với Angkor Wat, quần thể Angkor - di sản thế giới và hàng loạt những kỳ tích khác tạo nên một huyền thoại bất tử Angkor. Chính những huyền thoại ấy đã tạo sức mạnh cho nhân dân Campuchia chiến đấu và chiến thắng biết cuộc nội chiến lẫn ngoại chiến và giành độc lập dân tộc. Cả văn hóa Campuchia và Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa nhưng đều tiếp thu một cách có chọn lọc và vẫn thể hiện được nét đặc sắc riêng trong văn hóa của dân tộc mình.
Như vậy, thơng qua việc so sánh hai tiêu chí cơ bản là tiêu chí điều kiện tự nhiên, và tiêu chí cư dân và các đặc trưng văn hóa giữa Việt Nam và Campuchia, chúng ta có thể thấy hai quốc gia này có khá nhiều điểm tương đồng trong văn hóa, như cùng xuất phát từ nền văn minh nơng nghiệp nên có những cách ứng xử với mơi trường tự nhiên tương đối giống nhau, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của các nền văn minh lớn như Ấn Độ, Trung Hoa. Tuy nhiên, mỗi quốc gia vẫn có những nét văn hóa bản địa khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa. Hiểu được những sự giống nhau và khác biệt này sẽ làm cơ sở để học hỏi, giao lưu văn hóa, song vẫn bảo tồn được văn hóa của dân tộc, “hịa nhập nhưng khơng hịa tan”.
PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI THẢO LUẬN Phần trả lời câu hỏi thảo luận:
1. Văn hóa Campuchia có bị ảnh hưởng bởi văn hóa Việt Nam khơng?
Có thể nói, có sự tiếp biến văn hóa giữa hai quốc này, và cả hai quốc gia đều có những ảnh hưởng tới nhau.
Về Việt Nam: Trong giai đoạn đầu dựng nước, lãnh thổ Việt Nam vẫn còn rất nhỏ, bao gồm vùng Băc Bộ và một phần của Bắc Trung Bộ. Trong giai đoạn này, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất của văn minh Trung Hoa và gần như chưa có sự liên kết bên ngoài với các nước ở khu vực Tây và Tây Nam. Tuy nhiên, trải qua các vương triều, vua Việt tiến hành công cuộc nam tiến, mở rộng bờ cõi về phía Nam. Đến thời vua Minh Mạng, lãnh thổ Việt Nam về cơ bản được hoàn thiện như hiện tại. Trong quá trình nam tiến và mở rộng lãnh thổ, cư dân Việt đã có sự tiếp xúc với văn hóa Khmer, đồng thời xây dựng được mối quan hệ với Cao Miên. Sự tiếp biến văn hóa giữa Đại Việt và Campuchia thông qua các cuộc liên hôn giữa hai nước, tạo cơ sở cho giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia. Liên quan đến việc tăng cường tính đặc trưng văn hóa và đa dân tộc của Việt Nam khơng thể khơng kể đến vai trị của Campuchia. Việc hợp nhất Thủy Chân Lạp ( 6 tỉnh phía Nam hiện nay) đã giúp Việt Nam có thêm dân tộc Khmer, dân tộng đơng nhất trong số 54 dân tộc anh em, đồng thời biến miền Nam Việt Nam thành khu vực chịu ảnh hưởng rõ nét của Phật giáo Tiểu thừa. Hiện nay, ở các tỉnh Nam Bộ ( Kiên Giang, An Giang,..) vẫn mang đậm văn hóa Khmer trong cách ăn uống, cư trú, trang phục,…
2. Chỉ số duyên hải tác của Campuchia tác động như thế nào đến văn hóa?
Chỉ số duyên hải của 408, có nghĩa là 1km đường biển che phủ 408km đất liền. Điều này cho thấy tính lục địa chi phối nhiều, tính biển chi phối yếu. Chỉ số duyên hải cũng tác động lớn đến văn hóa sản xuất và văn hóa đảm bảo đời sống của người dân Campuchia. Tính biển tác động ít, do đó các hoạt động kinh tế chính vẫn chủ yếu là sản
xuất nơng nghiệp, các hoạt động kinh tế chủ yếu triển khai trên đất liền thông qua các tuyến biên giới với Việt Nam, Lào, Thái Lan. Campuchia có 3 cảng biển quốc tế chính Sihanoukville trên vịnh Siam, Phnom Penh trên sơng Mekong, và các cảng của tỉnh Koh Kong. Mặc dù tính biển tác động ít, tuy nhiên trong văn hóa ăn uống của người Campuchia, thực phẩm chính vẫn là cá. Điều này được lí giải do Campuchia có hệ thống sơng Mekong chảy qua ( chảy qua 82% lãnh thổ quốc gia này), cộng thêm đó là các hồ nước ngọt có vai trị lưu trữ nước và ni trồng các loài cá nước ngọt.
So sánh với Nhật Bản, một quốc gia có chỉ số duyên hải 13, và của Việt nam là 106. Do đặc điểm này mà tác động của yếu tố biển tới đời sống văn hóa của mỗi quốc gia là rất khác nhau. Ví dụ như người Nhật có thói quen ăn các sản phẩm tươi sống từ biển cả ( sashimi, shushi, cá hồi,…). Hoạt động thương mại biển, đánh bắt thủy hải sản ở Nhật Bản cũng vô cùng phát triển. Người Nhật cũng có những ngày lễ đặc biệt “ngày của biển” trong năm, trong khi đó cư dân nơng nghiệp Việt Nam và Campuchia lại khơng có những tục lệ này. Hay một ví dụ khác như cư dân Nhật Bản thường thờ thần biển, có những truyền thuyết về biển, trong khi đó ở Việt Nam và Campuchia, các vị thần gắn liền với đời sống nông nghiệp như thần lúa, thần cây đa lại được người dân tôn thờ. Như vậy có thể thấy điều kiện tự nhiên khác nhau có những tác động rất khác nhau đến văn hóa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The Effects of Foreign Culture on Cambodian Culture, Herbrunbridge, 21/12/2015, truy cập tại: http://www.wowasis.com/travelblog/?p=6460 (tham khảo ngày 14/03/2020) 2. Youth and the Influence of Foreign Culture in Cambodia, Vantha, 17/05/2018, truy cập tại: https://urbanvoicecambodia.net/youth-and-the-influence-of-foreign-culture-in- cambodia/?lang=en (tham khảo ngày 14/03/2020)
3. The Effects Of Foreign Culture To Cambodia Culture, truy cập tại: https://chhanmakara.wordpress.com/the-effects-of-foreign-culture-to-cambodia-culture/ (tham khảo ngày 14/03/2020)
4. Cambodia Intercultural Communication, truy cập tại:
Cambodia Intercultural Communication (tham khảo ngày 14/03/2020)
Link thham khảo:
https://petrotimes.vn/van-hoa-han-xam-nhap-vao-gioi-tre-viet-nhu-the-nao-50307.html https://hoctiengtrung.com/van-hoa-trung-quoc/van-hoa-trung-quoc-anh-huong-sau-sac- den-van-hoa-viet-nam.html https://prezi.com/j8izxugzfbys/anh-huong-cua-van-hoa-trung-hoa-va-an-o-en-viet-nam/ https://hoc247.net/hoi-dap/lich-su-7/van-hoa-trung-quoc-va-an-do-anh-huong-den-viet- nam-nhu-the-nao-faq383017.html