Thói quen trong hoạt động thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 46 - 47)

Theo quy định tại Điều 12 Luật Thương mại năm 2005, thói quen trong hoạt động thương mại được xác định là một nguồn luật áp dụng cho quan hệ thương mại giữa các bên, trong đó có quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. Ở đây, thói quen trong hoạt động thương mại được hiểu là “quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại” (Khoản 3 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005). Ví dụ: thương nhân A và thương nhân B đã có mối

quan hệ lâu dài, tín nhiệm nhau trong hoạt động mua bán hàng hóa, nên một bên chỉ cần gọi điện đề nghị bên kia chuyển cho họ số lượng hàng hóa nhất định và tiền sẽ được chuyển ngay sau đó mà khơng cần các bên ngồi lại thương thảo chi tiết về các nội dung hợp đồng. Như vậy là hợp đồng đã được giao kết nhưng nội dung hợp đồng cịn rất sơ sài (chỉ có tên hàng và số lượng hàng). Việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận, thực hiện hợp đồng đó và trở thành thói quen trong hoạt động thương mại giữa các bên.

Có thể phân biệt tập quán thương mại và thói quen trong hoạt động thương mại ở phạm vi tác động của chúng: nếu như tập quán thương mại là những quy tắc xử sự được thừa nhận rộng rãi qua thời gian trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại và muốn được áp dụng thì phải được các bên thừa nhận, cịn thói quen trong hoạt động thương mại lại bị giới hạn giữa các bên, do các bên “hình thành” và mặc nhiên được các bên thừa nhận do

quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết để điều chỉnh các vấn đề không thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng (Điều 12 Luật Thương mại năm 2005). Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận, pháp luật khơng có quy định thì thói quen trong hoạt động thương mại sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa các bên. Chỉ khi giữa các bên chưa hình thành thói quen trong quan hệ thương mại và khơng có quy phạm pháp luật điều chỉnh thì tập quán thương mại ở vùng, miền hoặc trong lĩnh vực thương mại đó mới được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa các bên (Điều 13).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)