Luật áp dụng cho nội dung hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 57 - 59)

Nội dung của hợp đồng được coi là yếu tố quan trọng nhất cấu thành hợp đồng. Chính vì vậy, các điều ước thương mại quốc tế, bằng cách quy định loại trừ việc điều chỉnh đối với năng lực chủ thể và hình thức của hợp đồng như tại Điều 5 Công ước La-hay năm 1955, Điều 1 Công ước Rome năm 1980 hoặc quy định một cách trực tiếp như tại Điều 4 Công ước Viên năm 1980, đã tập trung chủ yếu vào điều chỉnh những vấn đề liên quan đến nội dung hợp đồng, bao gồm việc ký kết, thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ

của các bên chủ thể phát sinh từ hợp đồng,... Ở phạm vi quốc gia, pháp luật tư pháp các nước đều có sự tách bạch trong các quy định của pháp luật điều chỉnh về năng lực chủ thể, hình thức và nội dung của hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 1215 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga, luật điều chỉnh hợp đồng có yếu tố lựa chọn của các bên chỉ áp dụng đối với việc thiết lập hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, việc thực hiện hợp đồng và hậu quả của việc vi phạm hoặc không thực hiện đúng hợp đồng, chấm dứt hợp đồng và những hậu quả do hợp đồng khơng có hiệu lực. Theo Quy định của Tịa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến luật áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng dân sự hoặc thương mại được Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao thông qua ngày 11/6/2007 (sau đây gọi tắt là Quy định của Tòa án Nhân dân Tối cao) thì việc xác định luật để giải quyết các tranh chấp theo Quy định này chỉ áp dụng đối với việc thiết lập, hiệu lực, việc thực hiện, sửa đổi, chuyển đổi, chấm dứt và vi phạm hợp đồng (Điều 2). Ở Việt Nam, Khoản 1 Điều 15 Nghị định 138/2006/NĐ-CP cũng quy định rõ: “việc áp dụng pháp luật về nội dung của hợp đồng dân sự tuân theo quy định tại Điều 769 của Bộ luật Dân sự”. Nghiên cứu các quy định nêu trên cho thấy, việc xác định luật áp dụng cho nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế (trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) là một vấn đề được các điều ước thương mại quốc tế và pháp luật tư pháp các nước điều chỉnh riêng so với luật áp dụng cho năng lực chủ thể và hình thức của hợp đồng. Theo các quy định này, nguyên tắc chung để xác định luật áp dụng cho nội dung của hợp đồng là dựa trên cơ sở sự lựa chọn của các bên; trường hợp các bên khơng lựa chọn thì luật áp dụng cho nội dung của hợp đồng được xác định dựa trên mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)