Khái niệm và căn cứ xác định các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 46 - 48)

CẠNH TRAN HỞ VIỆT NAM

2.1.1. Khái niệm và căn cứ xác định các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam

nhằm hạn chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Trong điều kiện thị trường bình thường, người tiêu dùng được hưởng lợi từ cạnh tranh, từ sự ganh đua giữa các doanh nghiệp là đối thủ của nhau trong việc hạ giá bán hoặc tăng giá mua. Trong cơ chế cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ tìm cách thu hút khách hàng cho mình càng nhiều càng tốt bằng cách đưa ra các mức giá hấp dẫn. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như mong muốn, doanh nghiệp phải nỗ lực tiến hành rất nhiều các biện pháp mang tính đồng bộ để có giá cạnh tranh, như phải hợp lý hóa quy trình sản xuất, quản lý, giảm chi phí, và nhiều doanh nghiệp cũng toan tính loại bỏ sức ép cạnh tranh bằng cách liên kết với nhau để ấn định giá hàng hóa, dịch vụ nhằm đảm bảo lợi nhuận tối thiểu trên đơn vị hàng hóa, dịch vụ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh năm 2004 và Điều 14 Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, thì thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ là việc các doanh nghiệp thống nhất chung một mức giá hoặc một cách thức tính giá chung cho hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp này sẽ giao dịch với khách hàng. Như vậy, qua quy định của Luật Cạnh tranh và Nghị định hướng dẫn thi hành, chúng ta nhận thấy rằng:

Thứ nhất, thỏa thuận ấn định giá có thể xảy ra ở giao dịch mua hoặc

bán mà các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận sẽ tiến hành với khách hàng của mình. Thơng thường, việc thỏa thuận ấn định giá này sẽ xảy ra hai trường hợp là, nếu các doanh nghiệp là bên bán, giá sẽ được định cao hơn so với giá cạnh tranh, còn nếu các doanh nghiệp là bên mua, giá thu mua sẽ được định thấp hơn so với giá cạnh tranh.

Thứ hai, nội dung của thỏa thuận có thể thể hiện bằng nhiều hình thức

đa dạng, việc định giá có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Ấn định giá trực tiếp là việc các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cùng bàn bạc đưa ra một mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ cố định mà các thành viên trong thỏa thuận phải tuân theo. Còn ấn định giá gián tiếp là các doanh nghiệp bàn bạc để xây dựng một cơng thức tính giá chung, từ đó thống nhất được giá bán hàng hóa, dịch vụ.

Theo pháp luật Việt Nam, nội dung của thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh là khi các doanh nghiệp cung thống nhất, bàn bạc tiến hành một trong tám hành vi sau đây:

- Áp dụng thống nhất mức giá với một hoặc một số khách hàng; - Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể;

- Áp dụng cơng thức tính giá chung;

- Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan;

- Không chiết khấu hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất; - Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng;

- Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thỏa thuận;

- Sử dụng mức giá thống nhất tại các thời điểm của cuộc đàm phán về giá bắt đầu [29, Điều 14].

Như vậy, chỉ cần cơ quan cạnh tranh chứng minh có sự tồn tại của một trong các thỏa thuận nói trên giữa các doanh nghiệp sẽ khẳng định đã có thỏa thuận ấn định giá. Pháp luật khơng buộc cơ quan có thẩm quyền hoặc người bị hại phải chứng minh tính vơ lý của mức giá do các bên ấn định. Mức giá do các doanh nghiệp ấn định hoặc các doanh nghiệp thống nhất công thức chung tính giá thì hệ quả sẽ dẫn đến là khơng cịn cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp có trong thỏa thuận, có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ cùng tăng giá hoặc ép giá đối với khách hàng trong giao dịch mua hoặc bán hàng hóa, dịch vụ.

Thứ ba, thỏa thuận ấn định giá được xem là gây thiệt hại cho khách

hàng do mức giá được ấn định trực tiếp hoặc gián tiếp đã loại bỏ cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận, một trong những phương diện cạnh tranh cơ bản giữa các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, tức là các doanh nghiệp đã tạo ra mặt bằng giá chung của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Như vậy, một thỏa thuận ấn định giá đã gây ra hai hệ quả cơ bản là:

- Tước đoạt cơ hội của khách hàng được lựa chọn các mức giá cạnh tranh hợp lý trên thị trường

- Giảm mức độ của cạnh tranh bằng cách xóa bỏ cạnh tranh về giá hàng hóa, dịch vụ giữa các thành viên trong thỏa thuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)