Hoa Kỳ ban hành Đạo luật về cạnh tranh đầu tiên vào năm 1890 được biết đến với tên gọi Luật Sherman, Luật này được lấy tên theo tên gọi của Thượng Nghị sĩ Sherman, đạo luật ra đời trong bối cảnh kinh tế Hoa Kỳ đang tập trung tích tụ tư bản cao vào một số doanh nghiệp rất lớn trong nền kinh tế. Luật Sherman có hai mục đích chính là chống lại các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhằm lũng đoạn thị trường và chống lại sự lũng đoạn của một số doanh nghiệp lớn của nền kinh tế.
Ngay tại Điều 1 Luật Sherman đã quy định: “Mọi hợp đồng, sự kết hợp dưới hình thức tờ-rớt hoặc hình thức khác, hoặc cấu kết ngầm, cản trở thương mại giữa các bang hoặc với nước ngoài, đều bị coi là bất hợp pháp. Người thực hiện hành vi như vậy sẽ bị coi là phạm pháp tội tiểu hình và nếu bị kết án sẽ bị phạt không quá 10 triệu USD nếu là công ty, hoặc nếu là người khác sẽ bị phạt 350 ngàn USD hoặc bị phạt tù không quá 3 năm, hoặc bị xử phạt bằng cả hai hình thức trên tùy theo sự cân nhắc của Tịa án”. Như vậy, Hoa Kỳ xem tiêu chí “cản trở thương mại” để xem xét tính bất hợp pháp của thỏa thuận, hay nói cách khác mọi thỏa thuận có tác dụng cản trở thương mại hay hạn chế cạnh tranh đều bị đương nhiên xem là bất hợp pháp. Sau một thời gian xét xử các vụ việc, Tòa án Hoa Kỳ nhận thấy rằng, không phải tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều bị coi là hợp pháp, nếu thỏa thuận không cạnh tranh chỉ đơn thuần là phương tiện cần thiết để thực thi một giao dịch lớn và quan trọng hơn thì thỏa thuận đó hợp pháp. Chính từ thực tế này, đã bắt nguồn cho sự ra đời của hai phương pháp đánh giá tính bất hợp pháp của các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế, đó là quy tắc có lý và quy tắc perse.
Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã giải thích ý nghĩa đích thực của Điều 1 Luật Sherman là không phải tất cả các thỏa thuận không cạnh tranh hay hạn chế cạnh tranh hay cản trở cạnh tranh đều là bất hợp pháp mà chỉ những thỏa thuận cản trở thương mại một cách bất hợp lý mới bị cấm. Tòa án tối cao Hoa Kỳ cho rằng, mọi thỏa thuận điều chỉnh hoạt động thương mại, mọi quy chế điều chỉnh hoạt động thương mại đều có tính cản trở cạnh tranh. Tính cản trở, hạn chế cạnh tranh là thuộc tính, bản chất của những thỏa thuận hoặc quy chế này. Hay nói cách khác, mọi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp đều có tác dụng cản trở thương mại tự do hay hạn chế cạnh tranh, vì vậy, khơng thể chỉ lấy tiêu chí cản trở thương mại là tiêu chí phù hợp để đánh giá tính bất hợp pháp của một thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ khi đánh giá tính bất hợp pháp của một thỏa thuận thường dựa trên học thuyêt cạnh tranh bổ trợ, quy tắc có lý và quy tắc perse.
Thỏa thuận bổ trợ:
Tòa án Hoa Kỳ cho rằng, một số thỏa thuận chỉ thuần túy đóng vai trị là bổ trợ đối với một thỏa thuận hợp tác lớn và quan trọng hơn mà những thỏa thuận chính này lại có lợi cho nền kinh tế, những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ là bổ trợ nhằm đảm bảo cho các thỏa thuận hợp tác chính được thực thi thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đó khơng bị coi là bất hợp pháp. Đây chính là sự phân biệt giữa thỏa thuận cạnh tranh bổ trợ với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thông thường. Một thỏa thuận được xem là bổ trợ khi thỏa thuận này là cần thiết hay một phần không thể thiếu của thỏa thuận hợp tác chính hợp pháp, nó có chức năng phục vụ và làm cho thỏa thuận chính trở nên có hiệu quả hơn trong việc đạt được mục tiêu của giao dịch chính. Nếu như có cách thức ít hạn chế cạnh tranh hơn mà các bên vẫn đạt được thỏa thuận chính hợp pháp có lợi cho nền kinh tế hoặc thỏa thuận bổ trợ chỉ hậu thuẫn cho thỏa
thuận có hại cho kinh tế, thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đó khơng được coi là bổ trợ nữa.
Quy tắc có lý:
Quy tắc có lý là học thuyết tư pháp cho rằng, một hành vi thương mại vi phạm Luật Sherman chỉ khi hành vi thương mại đó là một rào cản thương mại bất hợp lý, dựa trên các yếu tố về kinh tế cụ thể trong vụ việc được xem xét [50, tr. 1333]. Chúng ta biết rằng, luật pháp Hoa Kỳ theo hình thức án lệ và Tịa án có quyền giải thích luật, quy tắc này biết đến trong một phán quyết của Tòa án tối cao vào năm 1918, tính chất bất hợp pháp của một thỏa thuận hoặc một quy chế không thể chỉ được quyết định một cách giản đơn là xem xét thỏa thuận hay quy chế ấy có cản trở cạnh tranh hay không bởi vì mọi thỏa thuận liên quan đến thương mại đều có tác dụng cản trở cạnh tranh. Tiêu chí đích thực đánh giá tính chất pháp lý của thỏa thuận là liệu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ấy chỉ điều tiết và thúc đẩy cạnh tranh hay nó thực sự bóp nghẹt hoặc tiêu hủy cạnh tranh, Tòa án phải cân nhắc, xem xét các tình tiết thuộc về bản chất của hoạt động kinh doanh, các điều kiện trước hoặc sau khi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được áp dụng, bản chất và tác dụng của nó.
Như vậy, một thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế có thể có hai tác động, tác động thúc đẩy cạnh tranh về mặt này, nhưng nó có thể có tác dụng phản cạnh tranh ở mặt khác. Điều này địi hỏi chúng ta phải có cái nhìn về tác động cạnh tranh tổng thể, chứ khơng chỉ nhìn nhận ở giác độ phản cạnh tranh bề mặt của nó. Hay nói cách khác, chúng ta phải cân đo bằng cách bù trừ giữa tác động thúc đẩy cạnh tranh với tác động kìm hãm cạnh tranh, nếu kết quả của sự bù trừ là số âm, thì thỏa thuận này bị coi là bất hợp pháp, còn kết quả là dương thì xét tổng thể, thỏa thuận này có lợi cho nền kinh tế và sẽ được coi là hợp pháp.
Bên cạnh đó, các yếu tố, đặc điểm của thỏa thuận đó phải được tính tới, trong thực tiễn, nhiều Tòa án áp dụng tiêu chí về “màn lọc quyền lực thị trường”, tiêu chí này dựa trên quan niệm cho rằng, những hạn chế cạnh tranh do các doanh nghiệp khơng đủ lớn để có quyền lực thị trường thì khơng phải thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bất hợp lý, vì vậy, các bước điều tra xác định thị trường liên quan và đánh giá sức mạnh quyền lực thị trường của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải được tiến hành.
Quy tắc perse:
Phương pháp phân tích tính bất hợp pháp của một thỏa thuận, chỉ cần thỏa thuận này có tồn tại cũng đủ cho thấy nó là bất hợp pháp, mà khơng cần phải điều tra, phân tích tỉ mỉ hơn nữa về quyền lực thị trường của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hay những lý do biện minh cho sự tồn tại của nó. Hay nói cách khác, nó cịn xem là thỏa thuận bất hợp pháp hiển nhiên, thỏa thuận như vậy rõ ràng bị xem có hại và bóp nghẹt cạnh tranh trên thị trường. Tịa án Hoa Kỳ xem những thỏa thuận sau đây sẽ bị xem là bất hợp pháp hiển nhiên:
(i) Thỏa thuận ấn định giá theo chiều ngang thuần túy; (ii) Thỏa thuận ấn định giá bán lại tối thiểu theo chiều dọc; (iii) Thỏa thuận phân chia thị trường;
(iv) Thỏa thuận bán kèm;
(v) Thỏa thuận tẩy chay tập thể; (vi) Thỏa thuận mua bán có đi có lại.
Tịa án Hoa Kỳ cho rằng, mục đích và kết quả của thỏa thuận bị xem bất hợp pháp là nhằm triệt tiêu một phương thức cạnh tranh căn bản trên thị trường, vì vậy, có thể kết luận ngay bản chất chúng là những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh một cách không hợp lý và không hợp pháp, mà không cần phải điều tra, nghiên cứu, phân tích thêm. Pháp luật Hoa Kỳ xem thỏa thuận ấn
định giá theo chiều ngang vi phạm một cách hiển nhiên, khơng có một tình tiết nào có thể được chấp nhận để biện minh, miễn trừ cho hành vi này, bên cạnh đó, cách nhìn nhận của Tòa án Hoa Kỳ đối với thỏa thuận ấn định giá giữa các doanh nghiệp rất đa dạng về hình thức, ngay cả thỏa thuận ấn định những điều kiện có liên quan tới việc hình thành giá cả cũng bị xem là bất hợp pháp, chứ không chỉ trực tiếp quy định giá cả cụ thể mới bị coi là bất hợp pháp.