Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khách thể của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 36 - 40)

Ngay sau khi giành được chính quyền cách mạng năm 1945, cơng tác lập pháp đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Trong lĩnh vực hình sự, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành, trong đó phải kể đến:

- Sắc lệnh số 26-SL ngày 25/2/1946 trừng trị nghiêm khắc những kẻ phá hoại cầu cống, đường xe lửa, đường giao thông, đê đập, các nhà máy điện, nhà máy nước, dây điện thoại, điện tín.

- Sắc lệnh số 27-SL ngày 28/2/1946 truy tố các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát.

- Sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 về trừng trị các tội nhận hối lộ, đưa hối lộ, phù lạm hoặc biển thủ công quỹ.

- Sắc lệnh số 73-SL ngày 17/8/1947 và Sắc lệnh số 12-SL ngày 12/3/1949 trừng trị tội trộm cắp vặt, trộm cắp của nhà binh.

- Sắc lệnh số 168-SL ngày 14/4/1948 về tội đánh bạc.

- Sắc lệnh số 89 ngày 22/5/1950 về trừng trị đối với những kẻ dùng thủ đoạn man trá hoặc đầu cơ, bóc lột để cho vay.

- Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 về việc trừng trị những địa chủ chống pháp luật trong khi và ở những nơi phát động quần chúng thi hành chính sách ruộng đất nhằm giữ gìn tính mệnh, tài sản của nhân dân, giữ gìn trật tự cách mạng, củng cố khối đồn kết kháng chiến của nhân dân.

- Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/11/1953 trừng trị những tội phạm đến an toàn nhà nước, đối nội và đối ngoại.

- Sắc lệnh số 267-SL ngày 15/6/1956 về trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của hợp tác xã, của nhân dân và cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch nhà nước.

- Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967.

- Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970.

- Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970.

- Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ ngày 20/5/1981.

- Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép ngày 30/6/1982; v.v...

Phân tích tổng hợp tất cả các văn bản pháp luật nói trên cho thấy: từ năm 1945 đến trước năm 1985 trong pháp luật hình sự nước ta khơng có một quy định nào xác định hệ thống các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ chống lại sự xâm hại của tội phạm. Điều đó có nghĩa là luật hình sự Việt Nam

giai đoạn này khơng thể hiện yêu cầu về yếu tố khách thể của tội phạm. Sự thiếu vắng đó là do lý luận về CTTP nói chung cũng như khách thể của tội

phạm nói riêng chưa được nghiên cứu trong khoa học luật hình sự nước ta vào thời điểm này. Tuy nhiên, trên cơ sở lý luận về khách thể của tội phạm hiện nay thì có thể thấy rằng nội dung của các văn bản pháp luật nói trên thể hiện quan điểm bảo vệ những quan hệ xã hội cơ bản là: 1) Cơ sở vật chất, tài sản của nhà nước; 2) An ninh chính trị; 3) Trật tự, an tồn xã hội; 4) Chính sách, pháp luật của nhà nước; 5) Hoạt động của cơ quan nhà nước; 6) Sức khỏe, tính mạng của nhân dân; 7) Tài sản của tập thể, của công dân.

Đây là những quan hệ xã hội được ưu tiên bảo vệ hàng đầu trong công cuộc xây dựng chính quyền cách mạng non trẻ và bối cảnh của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Do chưa có một BLHS đầy đủ nên mỗi văn bản pháp luật hình sự của thời kỳ này hướng tới bảo vệ một (một nhóm) khách thể riêng. Đáng lẽ dấu hiệu khách thể ấy phải là đặc trưng để gọi tên loại tội phạm được quy định trong văn bản pháp luật. Tuy nhiên, ở các văn bản pháp luật trong thời kỳ kháng

chiến chống Pháp, yếu tố khách thể của tội phạm chưa được sử dụng để phân loại (đặt tên chung) cho nhóm tội phạm được quy định trong các văn bản ấy.

Các tội phạm thời kỳ này không được phân loại, sắp xếp mà chỉ được nêu tên theo hành vi phạm tội. Ví dụ đáng lẽ gọi là các tội xâm hại cơ sở vật chất, kinh tế của đất nước nhưng vì chưa có nhận thức về khách thể của tội phạm

nên trong tên gọi của Sắc lệnh số 26-SL ngày 25/2/1946 lại nêu cụ thể các hành vi phạm tội phá hoại cầu cống, đường xe lửa, đường giao thông, đê đập,

các nhà máy điện, nhà máy nước, dây điện thoại, điện tín. Hoặc thay vì gọi

chung là các tội phạm về chức vụ như hiện nay, Sắc lệnh số 223-SL ngày

17/11/1946 lại liệt kê các tội nhận hối lộ, đưa hối lộ, phù lạm hoặc biển thủ công quỹ khiến cho tên văn bản khá dài mà không có tính khái qt.

Hạn chế nêu trên đã được khắc phục ở thời kỳ sau đó. Các văn bản pháp luật hình sự từ năm 1953 đến trước năm 1985 đã sử dụng yếu tố khách thể của tội phạm để phân loại, gọi tên loại tội phạm. Cụ thể là: các tội xâm

phạm an toàn nhà nước, đối nội và đối ngoại trong Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/11/1953; các tội xâm phạm tài sản của hợp tác xã, của nhân dân, chính sách, kế hoạch nhà nước được quy định bởi Sắc lệnh số 267-SL ngày 15/6/1956; các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân theo hai Pháp lệnh ngày 21/10/1970.

Mặc dù trước năm 1985 khơng có một quy định pháp luật nào ở nước ta xác định chung hệ thống các quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm nhưng yếu tố khách thể đã được đề cập đến ở một số quy định, đối với một số

tội phạm cụ thể. Ví dụ như mục tiêu của Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953

về việc trừng trị những địa chủ chống pháp luật được xác định là nhằm giữ gìn tính mệnh, tài sản của nhân dân, giữ gìn trật tự cách mạng, củng cố khối đoàn kết kháng chiến của nhân dân. Theo đó, các quan hệ xã hội được Sắc lệnh này bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm là pháp luật (cụ thể trong Sắc lệnh là các quy định liên quan đến chính sách ruộng đất), tính mệnh, tài sản của nhân dân, trật tự cách mạng, khối đoàn kết kháng chiến của nhân dân. Đây là lần đầu tiên những quan hệ xã hội quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân được khẳng định là mục tiêu bảo vệ của luật hình sự. Điều này có ý nghĩa cơ sở cho việc xây dựng quy định về các nhóm khách thể của tội phạm trong BLHS 1985 và năm 1999.

Tiếp theo đó, Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 nhấn mạnh yếu tố khách thể của các tội phạm này trong khái niệm tội phản cách mạng:

Tội phản cách mạng là tội chống lại Tổ quốc, chống lại chính quyền dân chủ nhân dân, phá hoại công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, phá hoại quốc phòng, phá hoại sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà [68].

Theo khái niệm này, khách thể mà các tội phản cách mạng xâm hại là: Tổ quốc, chính quyền dân chủ nhân dân, cơng cuộc cải tạo và xây dựng chủ

nghĩa xã hội, nền quốc phòng, sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Đây chính là cơ sở để xây dựng quy định về khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong BLHS sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khách thể của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)