PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Khơng phải ngay từ khi nền pháp luật xã hội chủ nghĩa được thiết lập ở nước ta, yếu tố khách thể của tội phạm đã được nhận thức và thể hiện rõ ràng trong pháp luật hình sự thực định. Sự ghi nhận một cách chính thức và có hệ thống các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ như hiện nay là cả một quá trình nỗ lực xây dựng và hồn thiện pháp luật. Để đánh giá một cách chính xác về sự thể hiện của yếu tố khách thể của tội phạm trong pháp luật hình sự nước ta hiện nay, luận văn sẽ xem xét hiện tượng này trong cả quá trình hình thành, phát triển từ năm 1945 đến nay.
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985
Ngay sau khi giành được chính quyền cách mạng năm 1945, cơng tác lập pháp đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Trong lĩnh vực hình sự, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành, trong đó phải kể đến:
- Sắc lệnh số 26-SL ngày 25/2/1946 trừng trị nghiêm khắc những kẻ phá hoại cầu cống, đường xe lửa, đường giao thông, đê đập, các nhà máy điện, nhà máy nước, dây điện thoại, điện tín.
- Sắc lệnh số 27-SL ngày 28/2/1946 truy tố các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát.
- Sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 về trừng trị các tội nhận hối lộ, đưa hối lộ, phù lạm hoặc biển thủ công quỹ.
- Sắc lệnh số 73-SL ngày 17/8/1947 và Sắc lệnh số 12-SL ngày 12/3/1949 trừng trị tội trộm cắp vặt, trộm cắp của nhà binh.