NGUỒN: Khảo sát doanh nghiệp APCI 2021
Doanh nghiệp dành trung bình 177,7 giờ (tương đương với 62,4% tổng thời gian thực hiện) cho các hoạt động liên quan đến Chuẩn bị hồ sơ. Theo ghi nhận từ khảo sát, thời gian trung bình để xây dựng các bản kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) từ một đến ba tháng làm việc, bao gồm thời gian làm việc của tư vấn, thu thập dữ liệu môi trường, và thời gian phối hợp, hỗ trợ tư vấn của doanh nghiệp. Với các quy định ngày càng chặt chẽ về yêu cầu bảo vệ môi trường...cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp càng phải đầu tư về nguồn lực, và chuyên môn cho các hoạt động này. Quy mô dự án càng lớn, càng phức tạp thì thời gian Chuẩn bị hồ sơ càng nhiều.
Với những doanh nghiệp thực hiện TTHC Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM và Cấp giấy xác nhận hồn thành cơng trình bảo vệ mơi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án, cơ quan thẩm định có thể yêu cầu họp thẩm định/kiểm tra thực địa, và chỉnh sửa, bổ sung lại hồ sơ theo kết quả thẩm định (nếu cần). 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát thực hiện một trong hai TTHC trên phải chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ theo kết quả thẩm định. Thời gian trung bình tham gia các hoạt động Họp thẩm định/Kiểm tra thực địa và chỉnh sửa, bổ sung theo kết quả họp thẩm định bằng 1/3 thời gian Chuẩn bị hồ sơ ban đầu với các vấn đề liên quan đến nội dung chuyên môn sâu của báo cáo ĐMT hoặc báo cáo kết quả thực hiện các cơng trình bảo vệ mơi trường của dự án kèm theo kết quả quan trắc trong quá trình vận hành thử nghiệm.
Về việc thực hiện DVC trực tuyến, khảo sát APCI 2021 ghi nhận 68% doanh nghiệp tìm hiểu thơng
tin về TTHC Mơi trường thông qua internet, nhưng chỉ 6,1% doanh nghiệp được khảo sát nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng DVC của địa phương hoặc Cổng DVC của Bộ TNMT. Việc nộp hồ sơ trực tuyến chỉ ghi nhận được ở TTHC Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Đây là TTHC được đẩy mạnh triển khai DVC trực tuyến mức độ 3 hoặc mức độ 4 trên cả nước, trong đó có 43 tỉnh kết nối trực tiếp với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tuy nhiên, việc triển khai trực tuyến ở các địa phương dường như vẫn chỉ mang tính hình thức theo như trao đổi với các doanh nghiệp ở HỘP 13 dưới đây:
BÁO CÁO APCI 2021 - NHĨM TTHC MƠI TRƯỜNG | 98
HỘP 13: Trải nghiệm của doanh nghiệp về Tìm hiểu thông tin và Nộp hồ sơ trực tuyến cho TTHC về Mơi trường
“Phần mềm hành chính cơng của tỉnh quá lạc hậu, thường xuyên bị treo, thường xuyên phải gọi hotline lên kiến nghị. Thời gian nộp hồ sơ truyền thống chỉ mất 5 phút đi bộ, nhưng nộp online mất 10 ngày mới được chấp nhận”
“Website của Sở TNMT không được cập nhật thường xun, tra cứu khó, thơng tin về các TTHC và hướng dẫn không rõ ràng”
NGUỒN: Tổng hợp từ các doanh nghiệp được khảo sát trong APCI 2021
Mặc dù vậy, trong số các địa phương được khảo sát, Đà Nẵng là địa phương được nhiều doanh nghiệp nhắc đến với những trải nghiệm hài lòng khi nộp hồ sơ trực tuyến. Với 8/9 doanh nghiệp được khảo sát đã nộp hồ sơ điện tử, có 75% doanh nghiệp thực hiện thủ tục trực tuyến tại Đà Nẵng chỉ mất 5 phút để nộp hồ sơ. Khái quát về hoạt động của Cổng DVC trực tuyến của Đà Nẵng được tóm tắt ở HỘP 14 dưới đây.
HỘP 14: Áp dụng Cổng DVC trực tuyến tại Đà Nẵng
Ngày 2/10/2019, UBND thành phố Đà Nẵng đã chính thức vận hành, đưa Cổng DVC trực tuyến vào hoạt động tại địa chỉ https://dichvucong.danang.gov.vn. Đến nay, Thành phố đã áp dụng DVCTT mức độ 4 cho tồn bộ 21 TTHC lĩnh vực mơi trường thuộc quyền quản lý của Sở TNMT. Nhằm khuyến khích người dân sử dụng Cổng DVCTT thực hiện TTHC Môi trường, sở TNMT Thành phố thực hiện một loạt các biện pháp như (i) ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện DVC trực tuyến, (ii) tổ chức cuộc thi về tìm kiếm giải pháp, sáng kiến, mơ hình cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cho Sở TNMT, (iii) vận hành cơ chế tiếp công dân thông qua bưu điện, email và điện thoại...
Trong năm 2020-2021, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại Thành phố Đà Nẵng, dưới sự chỉ đạo của UBND Tỉnh, Sở TNMT Thành phố đưa ra thông báo tạm dừng việc tiếp nhận trực tiếp hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC vào khoảng thời gian dịch bệnh diễn ra căng thẳng; khuyến khích doanh nghiệp sử dụng Cổng DVCTT và sử dụng dịch vụ bưu chính cơng trong việc gửi hồ sơ và nhận kết quả thủ tục hành chính. Ngồi ra, Sở TNMT công khai số điện thoại của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và viên chức, công chức được phân công theo dõi, xử lý hồ sơ để các doanh nghiệp biết liên hệ công tác. Việc này đã gián tiếp thúc đẩy chính quyền, doanh nghiệp và người dân trên toàn thành phố nâng cao năng lực sử dụng và điều hành Cổng DVC trực tuyến.
NGUỒN: Tổng hợp từ các doanh nghiệp được khảo sát trong APCI 2021
Doanh nghiệp có thể nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan chuyên môn địa phương hoặc qua bưu điện, trong khảo sát APCI 2021, khơng có doanh nghiệp nào nhận kết quả trực tuyến. Tỷ lệ doanh nghiệp nhận kết quả qua bưu điện (11% tổng số doanh nghiệp được khảo sát) được ghi nhận tăng so với các kỳ khảo sát trước, đặc biệt là những doanh nghiệp thực hiện TTHC trong giai đoạn đầu năm 2021. Điều này thể hiện rõ những ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến các thực hành về giải
BÁO CÁO APCI 2021 - NHĨM TTHC MƠI TRƯỜNG | 99
quyết TTHC của cả CQNN và doanh nghiệp. Ngoài ra, trong năm 2020, các giải pháp thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ bưu chính trong giải quyết TTHC của Chính phủ và các bộ ngành cũng đã có những kết quả nhất định. Thời gian kéo dài là một trong số những lý do của doanh nghiệp về việc không muốn sử dụng dịch vụ bưu chính mà muốn đến trực tiếp CQNN. Việc đến trực tiếp CQNN phụ trách để lấy hồ sơ sẽ tiếp kiệm được 3 ngày chờ đợi so với nhận kết quả qua đường bưu điện.
CHI PHÍ TRỰC TIẾP
Chi phí trực tiếp để thực hiện các TTHC trong nhóm TTHC Mơi trường gồm chi phí thuê đơn vị tư vấn mơi trường, chi phí thẩm định của CQNN, các chi phí liên quan đến tham vấn cộng đồng, chi phí tổ chức họp thẩm định.
Khảo sát ghi nhận mức chi phí trực tiếp bình quân mà mỗi doanh nghiệp cần bỏ ra để thực hiện một TTHC về Môi trường là 14,4 triệu đồng. Chi phí trực tiếp tại vùng KTTĐ miền Trung là thấp nhất trong số các vùng KTTĐ, khoảng 2,8 triệu đồng, chỉ bằng khoảng 1/5 chi phí trực tiếp trung bình cả nước. Hai địa phương là Bình Thuận và Cần Thơ ghi nhận mức chi phí trực tiếp thấp nhất cả nước với 1,2 triệu đồng, chỉ bằng khoảng 1/12 chi phí trực tiếp cả nước (HÌNH 52).