cơng nghệ thơng tin vào xây dựng Chính phủ điện tử. Và, Chính phủ đang đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhưng, cuộc cách mạng ấy không phải không mang lại nhiều thách thức cho chúng ta. Một trong những thách thức nổi lên từ Cách mạng 4.0 là khiến tăng nguy cơ mất việc làm trong một số ngành công nghiệp truyền thống. Những lao động giản đơn rất dễ bị thay thế, trong khi đây lại là đối tượng dễ bị tổn thương thu nhập, mà Việt Nam là một trong những nước chịu thách thức lớn bởi vấn đề này.
Để có thể nghĩ lớn, hành động nhanh, khơng có cách nào khác, từ Chính phủ đến người dân đều cần chuẩn bị cho mình những điều kiện then chốt, trong đó trọng tâm là nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong thách thức ấy, Chính phủ cần giữ vững vai trò “nhạc trưởng‟ trong thực hiện mục tiêu kiến tạo - phát triển...
Trong năm 2018, các Tổ cơng tác của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đơn đốc thực hiện nhiệm vụ và kiểm tra công vụ đã phát huy vai trò rất tốt. Cùng với việc đẩy nhanh lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử và cơ sở dữ liệu quốc gia, năm qua, Chính phủ và các địa phương đã quyết liệt trong việc chung tay cải cách hành chính đã góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội.
Thời gian qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều giải pháp mới, sáng tạo trong chỉ đạo điều hành nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 225/QĐ- TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
Chính phủ cũng đã ban hành nhiều nghị quyết về đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực trọng tâm, với các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (Nghị quyết số 35/NQ-CP); cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (tại các Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ hằng năm)...
Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Đề án xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách
quan kết quả triển khai cải cách hành chính hằng năm của các bộ, các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Đề án đo lường hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước để đánh giá khách quan chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính cơng của các cơ quan hành chính nhà nước.
Kết quả đánh giá chỉ số cải cách hành chính cấp bộ, cấp tỉnh năm 2017 (trong lễ công bố vào giữa năm 2018) cho thấy, giá trị trung bình chỉ số cải cách hành chính của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt được là 79.92%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đạt cao nhất với kết quả là 92.36%. Đáng chú ý, 12/19 bộ có chỉ số cải cách hành chính năm 2017 trên mức giá trị trung bình; khơng có bộ nào có kết quả chỉ số cải cách hành chính dưới 70%. Kết quả ấy đã phản ánh tương đối sát tình hình triển khai cải cách hành chính các bộ, các tỉnh; việc triển khai và kết quả đạt được trên những nội dung trọng tâm và 6 nhiệm vụ cải cách hành chính theo yêu cầu của Chính phủ.
Đánh giá về cơng tác cải cách thủ tục hành chính, Đại biểu Quốc hội Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) cho rằng, nhiều địa phương cấp tỉnh đã thành lập trung tâm hành chính cơng, làm tốt công việc một cửa, một cửa liên thông. Bộ Xây dựng mới đây đã áp dụng mơ hình một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại bộ. Nhưng, cũng chính đại biểu này đã thẳng thắn chỉ ra cải cách hành chính chưa thật liên thông giữa trung ương, bộ, ngành với địa phương. Việc cấp phép cho doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động thuộc thẩm quyền của bộ, ngành vẫn còn chậm và kéo dài, sự phối hợp giữa các bộ chưa chặt chẽ. Có dự án của địa phương trình lên cấp bộ hằng năm trời vẫn chưa được giải quyết và trả lời. Từ đó, đại biểu này đề nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo các bộ, ngành nên tổ chức mơ hình một cửa và thành lập Trung tâm hành chính cơng của Chính phủ để cơng tác cải cách thủ tục hành chính được thống nhất, nhanh gọn, hiệu quả.