Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XII hồi cuố

Một phần của tài liệu Ban tin CCHC 01-2019 (Trang 27 - 28)

tháng 11, ơng Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương khi quán triệt Quy định 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đã nhấn mạnh, cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, nêu gương.

Ơng Phạm Minh Chính dẫn ví dụ từ một hành động dù nhỏ của người đứng đầu như quan sát tắt điện, nước, cửa… trước khi ra về cũng thể hiện sự nêu gương. Hay, như việc không thay đổi xe, sửa sang văn phòng khi được đề bạt. Theo ơng Chính, rất đơn giản, bình dị, nhưng thể hiện sự nêu gương rất sâu sắc của lãnh đạo với cấp dưới.

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XII hồi đầu tháng 11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh việc Trung ương thống nhất cao việc ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tổng Bí thư cũng cho rằng, trong những năm qua, nhờ có những chủ trương, quy định đúng đắn, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương cho nên ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên từng bước được nâng lên, từ đó có những hành động thiết thực trong công tác và cuộc sống, tạo được sự chuyển biến tích cực về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong làm việc; ý thức tổ chức kỷ luật và đoàn kết nội bộ.

Việc thực hiện các chủ trương, quy định về nêu gương của Đảng đã góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Nhiều đồng chí đã có ý thức rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, hết lịng, hết sức tận tuỵ với công việc, được quần chúng yêu mến, tín nhiệm.

Trên thực tế, trong những năm qua, đặc biệt là kể từ đầu nhiệm kỳ khóa XII, nhiều cán bộ cấp cao đã được điểm mặt, chỉ tên vì thiếu gương mẫu; vì lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng trong kinh tế, thậm chí có những cán bộ cấp Ủy viên Trung ương hoặc nguyên Ủy viên Trung ương, cán bộ diện Trung ương quản lý phải chịu án kỷ luật.

Cá biệt, nhiều cán bộ cấp cao đã phải ra hầu tòa, lĩnh án do tham nhũng và tiếp tay cho tham nhũng. Điều đó cho thấy việc đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là các cán bộ, đảng viên giữ trọng trách quan trọng đã trở thành nhiệm vụ mang tính thời sự của cả hệ thống chính trị, của các tổ chức cơ sở đảng. „Một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Nếu một người đứng đầu nêu gương trong mọi công việc, mọi hoạt động sẽ là cách tốt nhất để cấp dưới nhìn vào mà điều chỉnh hành vi của mình. Trên khơng nghiêm, dưới tất loạn. Những đúc kết từ cuộc sống và thực tế cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, xây dựng Đảng hiện nay đã đòi hỏi cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo phải thực sự nêu gương bằng những hành động cụ thể. Việc ban hành quy định trách nhiệm nêu gương sẽ giúp các cán bộ tự soi, tự sửa, tự điều chỉnh mình, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh.

Nguồn: daidoanket.vn

Một phần của tài liệu Ban tin CCHC 01-2019 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)