MẠNH VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của việt nam sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật bản (Trang 30 - 32)

NAM

3.1 Với doanh nghiệp

3.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Các thị trường chính của việt nam đều là những thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng, bởi vậy việc quan tâm bảo đảm chất lượng phải được đặt lên hàng đầu với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu. Để đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu khách hàng, cần chú ý tới những vấn đề chủ yếu sau:

- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng và bảo quản nguyên phụ liệu

- Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của đối tác nước ngoài, đặt gia công về chủng loại và chất lượng nguyên phụ liệu, quy trình sản xuất, quy cách kĩ thuật, nhãn mác, bao bì đóng gói.

- Thực hiện tốt các công tác kiểm tra chất lượng từng công đoạn trong quá trình sản xuất đến khâu thành phẩm cuối cùng.

- Nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm.

- Xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000) ở các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu.

3.1.2. Xác định hợp lí mức độ đa dạng hóa đối tác gia công trên thị trường

Việc đa dạng hóa đối tác gia công và thị trường gia công mang lại những lợi ích nhất định cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam như: tăng tính chủ động cho doanh nghiệp may Việt Nam, giảm thiểu rủi ro khi đối tác nước ngoài cắt giảm hợp đồng. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp không sử dụng hết công suất, việc đa dạng hóa các đối tượng gia công nước ngoài cho phép công ty sử dụng đầy đủ hơn thiết bị máy móc hiện có và tăng thêm việc làm cho người lao động.

3.1.3. Đầu tư đổi mới công nghệ

sản phẩm, đầu tư các máy thùa khuyết, đính cúc tự động...

Để thực hiện có hiệu quả việc đầu tư mới thiết bị công nghệ trong ngành may, cần giải quyết các vấn đề trọng yếu như nâng cao chất lượng lập và khẳng định dự án đầu tư, đa dạng hóa các nguồn vốn, nâng cao chất lượng công tác đào tạo lao động, đổi mới tổ chức quản lí sản xuất.

3.1.4. Chú trọng tới người lao động

Các doanh nghiệp cần chú trọng đến đời sống của người lao động, tạo sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp, hạn chế tình trạng luân chuyển lao động. Sử dụng các hình thức thích hợp để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, coi đó là cơ sở quan trọng hàng đầu để tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động và phát huy lợi thế về nhân công và luôn quan tâm đến việc cải thiện môi trường lao động.

3.2 Với chính phủ

3.2.1 Đưa ra những chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp dệt may

- Hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi, thủ tục vay vốn để mở hoạt động kinh doanh, đưa ra những chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài về nước công nghệ hiện đại của thế giới nhằm phát triển công nghệ dệt may mạnh xuất khẩu ra thế giới.

- Thành lập trung tâm tư vấn thương mại, cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp may trong việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu và xu hướng tiêu dùng của thị trường đó.

lướn đối với sự phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong quan hệ hợp tác quốc tế. Do vậy việc điều chỉnh phải phù hợp với sức mua thực tế của Đồng Việt Nam so với các ngoại tệ khác.

Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về phương diện thanh toán quan hệ ngoại hối cho các hoạt động kinh tế đối ngoại đồng thời hỗ trợ cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thực hiện nhanh chóng công cuộc CNH - HĐH đất nước.

Để khuyến khích các hoạt động kinh tế đối ngoại và khuyến khích xuất khẩu thì bên cạnh việc đảm bảo ổn định chính trị và kinh tế thì cần giữu vững quan hệ hòa bình với các nước trong khu vực cũng ngư trên toàn thế giới, đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước tạo bầu không khí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.

Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp để phát triển ngành công nghiệp dệt may. Đây là một trong những giải pháp hết sức căn bản nhưng lại mang tính tổng thể bởi nó cần phối hợp với chính phủ, của mọi ngành chức năng và các định chế xã hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của việt nam sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật bản (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w