Độ sang các thị trường lớn
Mỹ EU Nhật Bản
Trung Quốc 12-18 ngày 25-30 ngày 2-4 ngày
nghiệp Việt Nam còn cạnh tranh gay gắt với nhau trên thị trường nội địa để giành những hợp đồng gia công, giành quota để vào các thị trường hạn ngạch, nhất là giữa các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, làm cho giá gia công ngày càng giảm. Đây là một thực tại đáng lo lắng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bởi khi giá gia công giảm thì gia công sẽ không có tính hiệu quả.
• Điểm mạnh nào?
Trong các yếu tố, có nguồn lao động trẻ, dồi dào, giá rẻ, tay nghề khéo léo, chính trị ổn định…để Việt Nam thu hút FDI, có thể thấy rằng lao động giá rẻ đã mất lợi thế. Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Lefaso nhận xét, so với các nước sản xuất ở khu vực, mặt bằng thu nhập của VN chỉ thấp hơn Trung Quốc, Thái Lan, tương đương Philippines nhưng cao hơn Indonesia, Campuchia, Myanmar. So với những nước có hoạt động sản xuất xuất khẩu dệt may, da giày mạnh hiện nay như Bangladesh, Indonesia thì Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh về giá. Hiện nay, nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất dệt may, da giày chủ yếu tập trung ở Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan. Việt Nam có lợi thế hơn nhiều nước vì ở gần nguồn nguyên liệu. Các nước ở xa phải tốn chi phí vận chuyển, thời gian giao hàng lâu hàng.
Một trong những điểm mạnh của lao động Việt Nam được khách hàng nước ngoài đánh giá rất cao đó là tay nghề khéo léo. Nhà nhập khẩu đánh giá tay nghề của lao động Việt Nam ngang ngửa, thậm chí còn nhỉnh hơn cả lao động Trung Quốc. Tuy nhiên, so với Trung Quốc năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn.