Thừa nhận lạnh ngƣời

Một phần của tài liệu bn tin thy sn 17-04-2017 (Trang 40 - 46)

Ngày 15/4, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã đến Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Đà Nẵng trao thƣởng "nóng" 50 triệu đồng cho lực lƣợng biên phịng.

Tại buổi khen thƣởng, ông Thơ cho biết khi xảy ra sự việc, xác định tính chất nghiêm trọng nên lãnh đạo TP chỉ đạo khẩn trƣơng điều tra. Rất may lực lƣợng biên phòng đã kịp thời cứu đƣợc các ngƣ dân, khơng có trƣờng hợp nào thiệt mạng.

Qua điều tra, lực lƣợng biên phịng phát hiện tàu sắt HP 4054 có các dấu hiệu nghi vấn đã rời Đà Nẵng. Trong đêm 9/4, biên phịng Đà Nẵng đã truy tìm tàu sắt ở vùng biển các tỉnh phía Bắc. Ngày 13/4, tổ cơng tác xác định tàu sắt đang trú tránh tại vùng biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Qua đấu tranh, khai thác ban đầu, các thuyền viên trên tàu sắt thừa nhận tàu họ có tơng va vào tàu của ngƣ dân ở vịnh Đà Nẵng, sau đó bỏ chạy, khơng tổ chức cứu vớt thuyền viên bị nạn.

Tàu sắt đâm chìm tàu cá được Bộ đội biên phịng Đà Nẵng di lý về Đà Nẵng. Ảnh TTO

Xác minh ban đầu, tàu sắt tàu HP 4054 có trọng tải hơn 768 tấn, đã đậu ở cảng Đà Nẵng gần tháng để hợp đồng hút cát nhƣng do không thỏa thuận đƣợc giá nên tối 8/4 quay về Hải Phịng.

Trƣớc đó, trao đổi với báo chí, Đại tá Lê Văn Phúc, Chỉ huy trƣởng Bộ đội Biên phịng Đà Nẵng, cho biết: "Chúng tơi đã điều tra và xác định hung thủ gây ra vụ việc là con tàu sắt có số hiệu HP 4054 của cơng ty TNHH thƣơng mại dịch vụ Minh Nghĩa có trụ sở ở Hải Phịng.

Con tàu này sau khi gây tai nạn đã không ở lại cứu vớt các ngƣ dân mà tiếp tục hành trình từ Đà Nẵng đi Hải Phịng nên gây khó khăn rất lớn cho công tác điều tra".

Cũng theo 1 cán bộ của Bộ đội Biên phịng Đà Nẵng cho biết: "Tổ cơng tác của BĐBP Đà Nẵng phát hiện tàu HP 4054 đang trú tránh gió tại cảng Sơn Dƣơng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh và đang tiến hành các thủ tục điều tra ban đầu đồng thời di lý phƣơng tiện về Đà Nẵng để điều tra làm rõ".

Tàu vỏ sắt đâm chìm mang số hiệu HP 4054, do ông Đồng Văn Cửu (41 tuổi), trú đƣờng Lê Hồng Phong, phƣờng Đơng Khê, quận Ngơ Quyền, Hải Phịng làm chủ tàu.

Làm việc với cơ quan điều tra, những ngƣời liên quan gồm: Đồng Văn Cửu; Bùi Văn Thắng (36 tuổi, trú tại Kinh Môn, Hải Dƣơng, là thuyền trƣởng) Nguyễn Văn Vấn (47 tuổi, trú Nơng Cống, Thanh Hóa, là nấu cơm) khai khơng biết có vụ va chạm với tàu cá của ngƣ dân.

Tàu QNa 09191 bị đâm nát vừa được chủ tàu tự trục vớt lên. Ảnh: TPO

Những ngƣời này cũng cho biết, con tàu đã đậu ở cảng Đà Nẵng suốt một tháng qua để thực hiện hợp đồng hút cát. Tối 8/4, con tàu đƣợc chủ yêu cầu quay về Hải Phòng và xảy ra tai nạn.

Về vụ việc này, cũng trong sáng 13/4, chiếc tàu cá QNa - 09191 bị đâm chìm đƣợc đƣa lên đà tại xƣởng đóng tàu Lý Cƣ ở Âu thuyền Thọ Quang thành phố Đà Nẵng chờ sửa chữa. Trong buổi sáng, nhân viên Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng đến ghi hình ảnh chiếc tàu bị đâm thủng, thu thập chứng cứ, lập biên bản để phục vụ công tác điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Ngƣ dân Nguyễn Hữu Mƣời, chủ tàu cá bị đâm chìm cho biết, ơng phải bỏ ra hơn 40 triệu đồng thuê thợ lặn và 4 tàu cá khác để trục vớt lai dắt tàu cá về bờ. Toàn bộ hải sản đánh bắt trị giá hơn 40 triệu đồng chìm theo con tàu. Cú va chạm mạnh với tàu vỏ sắt khiến mũi tàu của ông Mƣời bị thủng lớn, máy móc, phƣơng tiện đánh bắt trên tàu hƣ hỏng.

Ngƣ dân Nguyễn Hữu Mƣời, chủ tàu cá QNa - 09191 cho biết, để sửa chữa lại vỏ tàu và thay máy móc phải mất gần 300 triệu đồng nhƣng đến nay gia đình vẫn chƣa nhận đƣợc hỗ trợ của bất cứ đơn vị nào.

Nhƣ đã đƣa tin, vào tối ngày 8/4, tàu cá QNa - 90191 do ông Nguyễn Hữu Mƣời (trú tại xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đang trên đƣờng vào khu vực cảng Tiên Sa để bán cá thì va chạm với tàu sắt, nhƣng các thuyền viên tàu vỏ sắt bỏ đi, không cứu nạn. (Đất Việt 15/4, Sơn Ca) đầu trang

Thƣởng lớn BĐBP Đà Nẵng phá án vụ tàu sắt đâm chìm tàu cá

Sáng 15/4, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ trao thƣởng đột xuất cho Bộ đội Biên phịng (BĐBP) TP vì thành tích cứu nạn và điều tra “hung thủ” đâm chìm tàu cá trên vịnh Đà Nẵng.

Báo cáo với Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ, lãnh đạo BĐBP Đà Nẵng cho hay, khoảng 20h30 ngày 8/4, cách khu vực kè chắn sóng cảng Tiên Sa khoảng 1km, tàu cá QNa 90191 (công suất 280CV) gồm 4 thuyền viên do ông Nguyễn Hữu Mười (trú xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng đang trên hành trình vào cảng cá Thọ Quang để bán hải sản thì bị 1 tàu vỏ sắt đâm chìm rồi bỏ đi.

Tiếp nhận thông tin, BĐBP Đà Nẵng đã cử 2 xuồng cứu hộ cùng 12 cán bộ, phối hợp tàu cá gần khu vực tham gia cứu nạn. Đến 22h30 cùng ngày, 3 thuyền viên rơi xuống biển được cứu và đưa vào bờ, 1 thuyền viên khác tự bơi vào bờ, sức khỏe cả 4 người hiện đã ổn định.

Tiến hành điều tra, rà soát danh sách tàu thuyền hoạt động trên vịnh Đà Nẵng, BĐBP khoanh vùng tàu HP 4054 (trọng tải 768,6 tấn, là tàu hút và trở cát, thuộc sở hữu của ơng Đồng Văn Cửu, trú tại Hải Phịng) rời Đà Nẵng cùng thời điểm tàu cá QNa 90191 bị đâm. Sau thời gian truy tìm, tại cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh), tổ cơng tác BĐBP Đà Nẵng phát hiện tàu HP 4054 đang neo đậu.

Lúc này, 3 đối tượng trên tàu gồm: ông Đồng Văn Cửu, Bùi Văn Thắng (SN 1981, trú Kinh Môn, Hải Dương) là thuyền trưởng và Nguyễn Văn Vấn (SN 1970, trú Nơng Cống, Thanh Hóa) là thuyền viên đều khai nhận hành vi của mình.

Tàu cá QNa 90191 hư hỏng nặng sau cú đâm của tàu vỏ sắt trên vịnh Đà Nẵng.

Theo đó, tàu HP 4054 vào Đà Nẵng gần 1 tháng trước để nhận hợp đồng hút cát, nhưng do không thỏa thuận được giá nên tối 8/4, tàu HP 4054 quay về Hải Phòng. Khi ra khỏi vịnh Đà Nẵng, tàu HP 4054 va chạm với tàu cá QNa 90191 rồi bỏ đi mà không tổ chức cứu hộ. BĐBP Đà Nẵng lập biên bản, hoàn chỉnh hồ sơ và tiến hành các thủ tục di lý tàu HP 4054 về Đà Nẵng. Đến sáng nay (15/4), tàu HP 4054 đã được di lý về cảng của Hải đội 2 BĐBP Đà Nẵng để lực lượng chức năng tiếp tục hoàn thiện hồ sơ điều tra và khắc phục hậu quả.

Tại buổi khen thưởng, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ biểu dương thành tích của lực lượng BĐBP thành phố, đặc biệt khơng quản ngại nguy hiểm, đêm tối tổ chức ứng cứu thành cơng các thuyền viên bị nạn. Ngồi ra, lực lượng BĐBP đã độc lập điều tra, truy xét và phát hiện nhanh “hung thủ” gây ra vụ việc.

Ông Thơ nhấn mạnh: Nhờ phản ứng nhanh của BĐBP nên cả 4 thuyền viên giữ được tính mạng, sức khỏe. Ơng Thơ đánh giá đây là vụ việc nghiêm trọng, nếu trên tàu cá có nhiều ngư dân thì hậu quả rất khó đốn định. Đồng thời, Chủ tịch Đà Nẵng yêu cầu cơ quan chức năng nhanh chóng hồn tất hồ sơ, xử lý nghiêm vụ việc, trả lại công bằng cho ngư dân bị nạn.

Thay mặt UBND TP. Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ trao thưởng nóng 50 triệu đồng cho lực lượng BĐBP tham gia cứu nạn, điều tra nhanh vụ việc. Bộ Chỉ huy BĐBP Đà Nẵng cũng thưởng cho lực lượng trên 10 triệu đồng. (Giao Thông 15/4,

Tấn Việt) đầu trang

Quảng Ngãi: Phụ nữ làng chài đƣa tiễn 'Cá thần Nam Hải'

Lần đầu tiên trong lịch sử trên 200 năm của vạn chài, những người vợ ngư dân Lăng vạn Cù lao Mỹ Tân – Bình Chánh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đứng ra nhận trách nhiệm múa chèo trong lễ cúng và an táng “cá thần Nam Hải đại tướng quân” lụy bờ chiều 11/4.

Các cụ già trong làng cho biết, vạn chài nào có “Cá Thần Nam Hải” lụy vào thì nhất định trong năm đánh bắt đều thành công.

“Cá thần Nam Hải” lụy bờ

Sáng sớm ngày 7/4, đúng vào ngày giỗ thần Nam Hải của vạn chài, tàu vỏ thép QNg 95179 của ngư dân Ngơ Thanh Phong ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đánh lưới, bất ngờ ngư dân trên tàu phát hiện một con cá lạ từ từ tiến thẳng về phía tàu. Con cá to này bơi chậm và có vẻ mệt mỏi. Theo kinh nghiệm của người đi biển, cá to tự bơi lại gần tàu được gọi là cá lụy, có nghĩa là kiệt sức lúc già thì theo tàu ngư dân để chờ vớt lên. Cá có chiều dài 3,2 mét, chiều ngang 2,4 mét, hình dáng hơi trịn, đầu và miệng nhỏ trơng giống cá chim linh. Các ngư dân xem xét cẩn thận và thấy miệng cá đã bị rụng gần hết răng, da nhăn nheo; trên người cá khơng có thương tích, được nhận định là cá cái. Ngư dân ước tính con cá này nặng khoảng 500-600 kg và đã sống khoảng 80-90 năm. Khi sờ vào lưng cá, ông Phong phát hiện lưng cá hơi mòn, chai sạn.

Chi tiết “da lưng chai sạn” đã khiến các ngư dân vào ngay ca bin lấy hương ra thắp. Ông thuyền trưởng lập tức mở máy Icom để thông báo vào đất liền và đội tàu đang đánh bắt ở Trường Sa về việc gặp được “cá thần Nam Hải đại tướng quân”.

Tin này lập tức lan nhanh khắp trên 80 tàu đánh cá với chừng 2.500 ngư dân Bình Chánh và các đội tàu ngư dân tỉnh Quảng Nam đang câu mực ở Trường Sa. Vạn chài vớt được “cá thần”. Trong dân gian xem cá này là mảnh pháp y của Quán Thế âm Bồ Tát ném xuống biển để cứu dân lành gặp nạn. Nếu vớt được cá thì cả vạn chài đều sẽ trúng lớn.

Nhận được thông tin vớt được cá thần Nam Hải, tàu cá của anh Nguyễn Dân đang câu mực ở Trường Sa đã điện sang cho biết, ngư dân trên tàu là anh Nguyễn Văn Chương, 21 tuổi, quê ở Bình Chánh, ban đêm xuống thúng đi câu đã bị sóng lớn đánh úp thúng. Do trời tối và khoảng cách xa, nên trên tàu không biết ngư dân bị nạn. Nhưng may mắn là anh Chương đã được “cá thần Nam Hải” đến kè sát và đẩy lại gần tàu nên anh Chương đã thốt chết, nửa tháng nữa thì anh mới vào bờ.

Trong buổi lễ thành phục và an táng cá thần, có một người phụ nữ ln rơi nước mắt và nhìn về xác cá đặt trước bàn thờ. Đó là chị Nguyễn Thị Tiên, mẹ ruột của ngư dân Nguyễn Văn Chương. Chị cho biết, con trai chị đã sống sót nhờ cá. Trước đó, vào tháng 3/2014, chồng chị là ngư dân Nguyễn Thanh Long đi câu mực trên tàu cá của ông

Huỳnh Văn Ân cũng sống sót nhờ cá. Sau này anh Long chồng chị đã kể lại, tàu chở 30 ngư dân Quảng Ngãi ra Trường Sa câu mực, anh bị sóng đánh úp thúng. Lúc rơi xuống biển thì anh ráng bơi và cầu nguyện cá thần Nam Hải đại tướng qn đến cứu. Khi sóng lớn sắp nhấn chìm anh trong đêm tối thì tự dưng cả người anh được một con cá lạ nâng lên trên sóng. Anh nằm úp và đổi tư thế nằm ngửa thì người vẫn nổi một cách tự nhiên. Khi anh thò chân xuống đạp thử thì phát hiện mình đang trên lưng một con cá, da lưng thô ráp và mềm.

Vợ các ngư dân tiễn đưa “cá thần Nam Hải Đại tướng quân”.

Trong sóng gió, chiếc tàu câu mực có ngư dân bị nạn đã kêu gọi toàn bộ đoàn tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi và Quảng Nam đang ở Trường Sa tập trung đến cứu người, quan sát mặt biển để cứu người. Sau 4 tiếng đồng hồ, anh Long đã được các tàu cá tìm được.

Ơng Nguyễn Hữu Ngọt, vạn trưởng Mỹ Tân, Bình Chánh cho biết “Ngư dân địa phương chúng tôi đang làm một nghề thuộc diện nguy hiểm nhất, đó là câu mực khơi. Cứ đi một phiên 2 tháng rưỡi tới 3 tháng mới vô bờ. Sống giữa biển nên chuyện tai nạn xảy ra thường xuyên. Nhưng theo những người thốt nạn kể lại thì nhiều tàu thuyền và ngư dân gặp nạn đã được cá ông cứu, kể cả tàu cá lúc sắp chìm thì cá tới dựa lưng đưa đẩy. Gần đây nhất là tàu cá QNg 95302 của anh Huỳnh Minh Dũng có 28 ngư dân. Cá ơng vừa là tín ngưỡng, cũng là niềm tin tâm linh giúp bà con vững tâm bám biển dài ngày”.

Điệu múa chèo của đàn bà làng chài

“Cá Thần Nam Hải đại tướng quân” vừa lụy bờ được ngư dân vạn chài gọi bằng cái tên kính cẩn là Bà Bằng. Cá được chở về đặt trên một chiếc bàn rộng, đắp khăn đỏ. Vớt được “cá thần” thì cả làng mừng, nhưng nhất là chủ tàu Ngô Thanh Phong. Ơng Phong thơng báo cho vạn chài “từ ngày hạ thủy tàu 67 xuống, mỗi phiên chỉ kiếm được cỡ 80 đến 100 triệu. Nhưng sau khi vớt được cá Bà Bằng thì tàu đánh đâu trúng đó, chỉ đánh có 2 mẻ lưới nhưng trúng tồn cá thu, bán gần được 300 triệu”.

Lễ thành phục và chôn cất “cá thần Nam Hải đại tướng quân” được vạn chài tổ chức vào chiều ngày 11/4. Buổi lễ có tiết mục lính múa gươm, đội bả trạo múa chèo. Đang vào mùa câu mực, phần lớn đàn ông vạn chài đều đi biển, chỉ còn đàn bà và trẻ em. Vợ các ngư dân quyết định xin nhận trách nhiệm múa chèo. Đội chèo thuyền gồm 16 người, do chị Đỗ Thị Thương làm Tổng chèo đứng mũi, chị Bùi Thị Sang đứng sau cầm lái.

Chị Thương phải vẽ râu để thay đàn ông làm Tổng chèo tế “Cá thần Nam Hải”.

Cách đây 26 năm, chị Thương cùng nhiều thiếu nữ trẻ đứng than khóc trên bờ biển và kêu gọi thần Nam Hải. Đó là cơn lốc khủng khiếp năm 1991 đã khiến chồng chị là ngư dân Huỳnh Minh Nghĩa và 70 ngư dân Bình Chánh khơng trở về. Hiện nay, 2 con trai của chị đang trên 2 con tàu xuôi ngược giữa Trường Sa.

Các cụ già trong làng cho biết, lịch sử 236 năm thành lập Vạn chài Cù Lao, Mỹ Tân, Bình Chánh, đây là lần đầu tiên phụ nữ thay đàn ông đứng tế thần linh để chúc chồng, con và người thân bám biển Trường Sa, Hồng Sa bình an, thuận thọ, đánh bắt thành công và cùng nhà nước bảo vệ chủ quyền.

Vợ các ngƣ dân bƣớc theo tiếng trống và mô phỏng điệu chèo thuyền đi biển đã có từ thời cha ơng. Chị Thƣơng cất giọng hò bài “Vị thần đại dƣơng”. Giọng chị vang xa, nghe: “Mẹ đã cứu biết bao nhiêu ngƣời trên biển cả/Mẹ chẳng ngại gian lao cực nhọc…”. (Tiền Phong 16/4, Lê

Một phần của tài liệu bn tin thy sn 17-04-2017 (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)