II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KTTT, HTX GIAI ĐOẠN 2001 2021 1 Về phát triển THT
5. Những chuyển biến của HTX về phương thức hoạt động, đầu tư, liên kết, liên doanh, sản xuất gắn với chuỗi giá trị của HTX với các thành phần
kết, liên doanh, sản xuất gắn với chuỗi giá trị của HTX với các thành phần kinh tế khác
Thời gian qua, các HTX sau khi chuyển đổi đã củng cố tổ chức bộ máy, thay đổi phương thức điều hành, xử lý có hiệu quả những vấn đề tồn đọng về nguồn vốn, tài sản, công nợ; phần lớn các HTX nông nghiệp đã thực hiện khá tốt công tác quản lý kênh mương thuỷ lợi và dịch vụ thuỷ nông, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất.
Khi tham gia vào THT, HTX, thành viên và người lao động được tham gia học tập để nâng cao kiến thức, tay nghề, được hỗ trợ áp dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, tiến tới sản xuất tập trung theo quy mô lớn, khép kín, gắn với áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật mới vào tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, từ vệ sinh, cải tạo, sử dụng giống, chăm sóc, quản lý dịch bệnh cho đến sơ chế, bảo quản sản phẩm; góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự đồng đều về kích thước, mẫu mã, đồng nhất về chất lượng và bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, OCOP… Đây là cơ sở để thực hiện truy xuất nguồn gốc và xây dựng nhãn hiệu tập thể, hình thành thương hiệu sản phẩm của HTX… giúp cho các sản phẩm của thành viên nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường, gia tăng được giá trị.
Việc cùng nhau thực hiện các hoạt động mua chung thông qua HTX để cung ứng các loại vật tư đầu vào, với giá cả rẻ hơn và chất lượng được bảo đảm, tiết kiệm chi phí, cùng với việc bán chung các sản phẩm thông qua HTX giúp cho việc tiêu thụ nông sản của thành viên sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với từng hộ bán riêng lẻ; giá bán sẽ ổn định hơn và vừa giúp doanh nghiệp dễ dàng thu mua được khối lượng nông sản lớn, đồng đều về chất lượng, bảo đảm an tồn thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng do được sự giám sát và cam kết từ HTX.
HTX đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động thay đổi cách nghĩ, cách làm cho người dân, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hố, góp phần tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; là cầu nối tạo ra liên kết dọc, là khâu trung gian giữa người sản xuất, người tiêu dùng, nơi tiếp nhận thông tin thị trường, đầu mối đảm nhận khâu thu mua và đưa hàng hóa đến thị trường. Từng
bước thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, thực hiện sản xuất xanh và bền vững.