Lễ hội đình làng Trịnh Xuyên xưa và nay

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa nghệ thuật đình và lễ hội đình trịnh xuyên (Trang 81 - 84)

3.1 .Thời gian và không gian diễn ra lễ hội đình Trịnh Xuyên

3.3.1. Lễ hội đình làng Trịnh Xuyên xưa và nay

* Biến đổi:

- Trước năm 1945, mặc dù đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, đất nước cịn chiến tranh nhưng lễ hội đình làng Trịnh Xun vẫn được nhân dân tổ chức một cách thường xuyên. Các nghi thức, nghi lễ, các hình thức diễn xướng dân gian được tổ chức quy củ, nội dung đa dạng, phong phú với nhiều hình thức hấp dẫn, lơi cuốn. Lễ hội ngày nay bị giản thể đi rất nhiều về cách thức tổ chức, nội dung nghi thức, nghi lễ, cho đến trò chơi, trò diễn.

- Sự thay đổi về ban tổ chức lễ hội: Lễ hội ngày xưa do Hội đồng kỳ mục và chức sắc trong làng đứng ra tổ chức, không thuộc phạm vi quản lý của nhà nước. Hiện nay, lễ hội chính do Ủy ban nhân dân xã đứng ra tổ chức kết hợp với các cụ và nhân dân trong làng.

- Trong sinh hoạt lễ hội khơng cịn sự phân biệt, đối xử như trước, tất cả mọi người dân, không phân biệt địa vị, tuổi tác hay giới tính đều có quyền tham gia lễ hội, điển hình là sự tham gia của nữ giới trong đội hình tế lễ trong ngày lễ chính của làng.

- Lễ vật dâng cúng cho thần cũng được đơn giản hóa, khơng cịn sự chuẩn bị cầu kỳ như trước đây, lễ vật dâng thần gồm hoa quả, oản khảo, xôi, gà. Sau khi tiến hành nghi thức, nghi lễ, lễ vật được chia cho những thành viên tham gia đội tế và các du khách tham dự lễ hộị

- Các nghi thức, nghi lễ như: rước kiệu đến Vọng tay ngai thì dừng kiệu nhìn về phía làng Nhũ, tổ chức diễn tuồng, chèo trong lễ hội khơng cịn được duy trì.

- Nhiều ngày lễ hội khác trong năm khơng được duy trì tổ chức như: lễ tế Sự lệ, tế thần Nông vào ngày mồng 10 tháng 5 hàng năm bằng nghi thức cấy vài cây lúa, cây khoai ở ruộng nhỏ sau miếu, sau đó té nước để cầu mong cho vụ mùa bội thu; ngày tế Phật mã nhà thánh vào 30 tháng 1.

Lễ hội làng Trịnh Xuyên có nhiều biến đổi, một số yếu tố mai một so với trước đâỵ Sự biến đổi này do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là chủ quan hay khách quan. Do vậy, đòi hỏi các cấp, các ngành cần sớm đưa ra được những giải pháp thích hợp để bảo tồn và phát huy những giá trị như đã vốn có của nó. Bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố biến đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và những quy định do nhà nước đề ra, như: không phân biệt thành phần tham gia lễ hội từ già trẻ, gái trai, giàu nghèo, không phạt vạ khi trai tế phạm lỗi…

* Nguyên nhân biến đổi: lễ hội đình làng Trịnh Xuyên ngày nay là sự kết hợp tinh hoa của yếu tố truyền thống với hiện đại, một số yếu tố của lễ hội được thay đổi theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với xu hướng của thời đại mớị So với lễ hội trước đây (trước năm 1945), lễ hội đình làng Trịnh Xuyên ngày nay, biến đổi do những nguyên nhân cơ bản sau:

- Một nguyên nhân quan trọng là do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử. Đất nước bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, với nhịp sống ngày càng hối hả, tất bật của nền kinh tế thị trường. Người dân chú trọng nhiều vào phát triển kinh tế mà ngày càng ít quan tâm đến truyền thống văn hóa của làng, nhiều thanh niên, trai tráng trong làng đi làm xa quê, dẫn đến thiếu nhân lực mỗi khi tổ chức lễ hộị Ngồi ra, q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng, các làng xã ngoại thành cũng chịu ảnh hưởng của lối sống đô thị, cuộc sống hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng như: báo chí, truyền hình, mạng xã hội và sự xuất hiện ồ ạt của các trào lưu văn hóa, văn nghệ từ bên ngồi làm cho các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, trong đó có lễ hội rơi vào tình trạng bị lãng qn, nhiều khi lép vế so với các trào lưu văn hóa, văn nghệ hiện đại, chưa kể đến một số tập tục, nghi lễ truyền thống khơng cịn phù hợp với thời đại mới đã và đang bị đẩy lùi vào dĩ vãng.

- Một nguyên nhân khác nữa là người dân hiện nay khơng cịn quá phụ thuộc vào nền nơng nghiệp như trước kia, hình thức sản xuất có nhiều thay đổi dẫn đến tư duy, niềm tin thay đổi theọ Nếu trước kia người dân tham gia lễ hội đầy đủ, trang nghiêm với một niềm tin to lớn, thực hành các nghi lễ đầy đủ, cẩn trọng, quy chuẩn với sự kính nể, sợ hãi thì giờ đây niềm tin ấy dường như khơng cịn “ngun vẹn” như xưa, nhiều nghi thức bị giản lược, dân nhân tham gia lễ hội nặng về mục đích giải trí chứ khơng được thăng hoa như xưạ

* Những mặt tích cực: Lễ hội là một trong những thành tố của di sản văn

hóa phi vật thể. Những nội dung mà lễ hội mang lại cho ta nhiều thông điệp về lối sống, nếp sống, những chuẩn mực đạo đức, truyền thống văn hóa của địa phương. Nghiên cứu về lễ hội cũng chính là tìm về cội nguồn, bản sắc văn hóa của địa phương mình.

Lễ hội làng Trịnh Xuyên từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, văn hóa, tâm linh của người dân. Hàng năm, cứ đến dịp lễ hội, người dân Trịnh Xuyên cùng với các vùng xung quanh, tổ chức lễ hội để tưởng nhớ và tơn vinh vị thần có cơng với dân, với nước. Đây là một nét đẹp truyền thống, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của nhân dân. Lễ hội là dịp để người dân được vui chơi, giải trí, tái tạo sức lao động, sau những ngày tháng lao động nặng nhọc, là dịp để những người con công tác xa nhà, trở về quê hương, gặp lại bạn bè, người thân và thắp lên những nén hương để tưởng nhớ công ơn của vị thần đối với làng. Đồng thời, lễ hội là dịp để làm tăng thêm tình đồn kết, gắn kết, u thương gắn bó, chia sẻ giữa các thành viên trong cộng đồng.

Tuy là ngày hội lớn của làng, nhân dân tự đóng góp tổ chức nhưng lễ hội làng Trịnh Xun vẫn khơng vượt ra ngồi khuôn khổ những quy định, quy chế về lễ hội của nhà nước. Lễ hội được tổ chức trong khơng khí trang trọng, tơn nghiêm, lành mạnh, tiết kiệm nhưng không kém phần thú vị, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống của địa phương. Mặc dù, lễ hội diễn ra với nhiều yếu tố thiêng liêng, huyền bí nhưng khơng vì thế mà xuất hiện các hiện tượng mê tín di đoan “bn thần, bán thánh”. Chính quyền và nhân dân địa phương kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội, đề ra cách thức tổ chức, quản lý phù hợp, khiến cho lễ hội được diễn ra văn minh, tiến bộ phù hợp với nếp sống hiện đại mà không làm mất đi những dấu ấn truyền thống của địa phương.

* Hạn chế: Song song với những ưu điểm, tích cực nêu trên, lễ hội đình Trịnh

Lễ hội đã mất đi một số yếu tố truyền thống tốt đẹp như: tổ chức hát chèo, diễn tuồng vào tối ngày hội, múa rối nước ở ao trước cửa đình các nghi thức cúng tế đã được giản thể, rút ngắn đi nhiều; các trị chơi truyền thống cũng ít được tổ chức như: bắt vịt, đi cầu thùm…đã làm giảm dần đi các yếu tố truyền thống đặc sắc của lễ hộị

Lễ hội đình Trịnh Xun có những nét độc đáo riêng trong các nghi thức tổ chức, trong vật phẩm dâng cúng thành hoàng làng (đặc trưng là bánh dầy và giò lụa), trong trò chơi truyền thống (pháo đất) cùng với kiến trúc ngơi đình bề thế là lợi thế để thu hút nhiều người đến với lễ hộị Nhưng thực tế do công tác tuyên truyền, quảng bá chưa hiệu quả mà người tham gia lễ hội hầu như chỉ là dân địa phương, khách thăm quan rất hiếm, chính điều đó làm hạn chế việc giới thiệu những nét đặc trưng văn hóa của địa phương ra bên ngoài, chưa khai thác hết tiềm năng của lễ hội truyền thống.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa nghệ thuật đình và lễ hội đình trịnh xuyên (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)