Giá trị văn hó a nghệ thuật của lễ hội đình làng Trịnh Xuyên

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa nghệ thuật đình và lễ hội đình trịnh xuyên (Trang 86 - 88)

3.1 .Thời gian và không gian diễn ra lễ hội đình Trịnh Xuyên

3.3.3. Giá trị văn hó a nghệ thuật của lễ hội đình làng Trịnh Xuyên

Lễ hội đình làng Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang là lễ hội lớn của cộng đồng cư dân nơi đâỵ Giống như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội này hàm chứa nhiều giá trị văn hóạ

- Giá trị cố kết cộng đồng: lễ hội là sản phẩm của cả cộng đồng, là dịp để

mọi thành viên trong làng cùng chung tay góp sức để tạo nên thành công chung của ngày hội làng. Lễ hội phản ánh tinh thần cộng đồng rất caọ Nhìn vào lễ hội, người ta có thể thấy được tinh thần đồn kết, chia sẻ, sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Các hoạt động cùng ăn chung, uống chung và các hoạt động vui chơi, giải trí, làm cho mỗi thành viên nhận thức được mình là một thành viên của cộng đồng, một đứa con trong đại gia đình làng, từ đó mà mối quan hệ giữa các thành viên trong làng xã ngày càng gần gũi, gắn bó. Ngày hội làng là dịp để những người con xa quê hương, trở về để gặp gỡ bạn bè, người thân sau những tháng ngày xa cách. Thành công của lễ hội là sự đóng góp của cả cộng đồng. Sự cố kết, nhất trí, cộng cảm, chia sẻ giữa các làng được thể hiện từ công tác chuẩn bị, phân công nhiệm vụ, thực hành các nghi thức, nghi lễ, các hoạt động vui chơi, giải trí, cho đến việc mọi người cùng nhau chia sẻ phần lộc Thánh - một biểu hiện về mối liên kết giữa cá nhân trong cộng đồng, miếng ăn thể hiện vị trí, vai trị của người được hưởng lộc trước cộng đồng theo tâm lý “một miếng giữa làng bằng

một sàng xó bếp”, điều này càng làm tăng thêm tình đồn kết, gắn kết giữa các

làng, những bất hòa vốn xuất hiện trong cuộc sống đời thường có thể bị xóa bỏ, mối liên kết giữa các thành viên ngày càng thắt chặt hơn, sự cố kết xã hội của cộng đồng làng nhờ đó mà được xác định.

- Giá trị hướng về cội nguồn dân tộc: dân tộc Việt Nam vốn có truyền

thống “uống nước nhớ nguồn”. Giáo sư Ngô Đức Thịnh từng nhận xét: “Tất cả

mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn. Đó là cội nguồn tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ; nguồn cội cộng đồng, như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên, cội nguồn văn hóa…Hơn thế nữa, hướng về cội nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam - “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” [37, tr.342].

Đình làng Trịnh Xun thờ thành hồng Vũ Đức Phong - vị thần có cơng với dân, với nước. Sau khi hóa, thần được vua của các triều đại ban sắc phong vào bậc Thượng đẳng thần và được nhân dân trong làng thờ phụng. Hàng năm, dân làng Trịnh Xuyên tổ chức lễ hội để tưởng nhớ ngày sinh của đức thánh Đạo Quang Minh Sỹ Vũ Đức Phong và ghi nhận công lao to lớn của thần. Lễ hội thể

hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân làng Trịnh Xuyên đối với vị thần, là dịp để những người con xa quê, trở về với cội nguồn tổ tiên, thể hiện tình yêu quê hương đất nước.

- Giá trị giáo dục: lễ hội trở thành môi trường giáo dục cộng đồng có hiệu

quả nhất, là nơi mọi người gần gũi, gắn bó, đồn kết với nhau, cùng trao đổi tâm tư tình cảm, ý thức được vị trí của mình trong cộng đồng, từ đó có trách nhiệm hơn trong cộng đồng và hướng con người tới các giá trị chân - thiện - mĩ tốt đẹp.

Trong lễ hội làng Trịnh Xuyên, tất cả các nghi thức, nghi lễ, đều nhằm biểu hiện lịng tơn kính và biết ơn đối với thành hồng, vị thần có cơng với dân làng, với nước. Lễ hội làng trở thành một bộ bách khoa đồ sộ, một bảo tàng sống về đời sống tinh thần, tác động mạnh mẽ và sâu sắc vào tâm linh, vào việc hun đúc tâm hồn, rèn luyện nhân cách con người, mang lại những hiểu biết nhất định về làng xóm, q hương, về cách đối nhân, xử thế, tình yêu quê hương đất nước, hướng về cội nguồn, tinh thần đồn kết, tương thân, tương ái, từ đó hướng con người tới các giá trị chân - thiện - mĩ cao cả.

- Giá trị cân bằng đời sống tâm linh: bên cạnh đời sống vật chất, đời sống

tinh thần, tư tưởng thì con người cịn có một thế giới riêng, đó là thế giới tâm linh (tơn giáo, tín ngưỡng). Lễ hội làng Trịnh Xun là cơ hội để mọi tầng lớp nhân dân bày tỏ lịng thành kính, biết ơn đối với vị thần được thờ, thể hiện ước nguyện của toàn thể cộng đồng về một cuộc sống chung, no đủ, giầu có, bình an. Qua lễ hội, cộng đồng gửi gắm những lời cầu khấn đối với thành hoàng làng, dù kết quả đến hay chưa đến nhưng được đề đạt ý nguyện trước thần cũng tạo nên một sự an ủi, một sự bình ổn cân bằng về mặt tâm lý đối với mỗi thành viên tham dự. Ở góc độ khác, lễ hội cịn đóng vai trị cân bằng đời sống căng thẳng hiện tại với nhiều áp lực do cuộc sống vật lộn hằng ngàỵ

- Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa: hội làng nói chung và lễ hội đình

làng Trịnh Xun nói riêng là dịp để nhân dân giải tỏa tâm lý, nghỉ ngơi, giải trí, tái tạo lại sức lao động, sau những tháng ngày lao động nặng nhọc. Người dân đến với hội làng ngồi nhu cầu tâm linh thì cịn đến để vui chơi, giải trí, thơng qua các trị chơi dân gian hay các hình thức nghệ thuật diễn xướng dân gian. Mỗi cá nhân, thành viên tham dự lễ hội đều trong tinh thần cộng cảm, hồ hởi, sảng khoáị Quan trọng hơn, người dân đến với lễ hội là hồn tồn tự nguyện, khơng bị rằng buộc bởi tuổi tác, đẳng cấp, các nghi thức, nghi lễ tôn giáọ Hội là sự vận động hối hả liên tục của các trò chơi, trò diễn, cho đến âm thanh, sắc màụ Trẩy hội rất vui song cũng rất mệt mỏi nhưng trong hội ai cũng chơi hết mình, ra về trong niềm vui, niềm phấn khởi, chính vì thế mà hội làng trở thành nét sinh hoạt văn hóa tinh thần có giá trị, làm thỏa mãn mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài làng tham dự. Đồng thời, hội làng Trịnh Xuyên cịn có các trị chơi truyền thống, các hoạt động

sinh hoạt văn hóa là mơi trường cho con người sáng tạo, giữ gìn và ni dưỡng những giá trị văn hóa dân gian đặc sắc.

- Giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: lễ hội

khơng chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc mà quan trọng hơn, nó cịn là mơi trường để bảo tồn, làm giàu và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc. Trong thời đại ngày nay - thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người dần lãng quên những truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương, dân tộc. Hội làng chính là dịp để đánh thức mỗi thành viên trong cộng đồng, dù đi đâu, ở đâu hay làm bất cứ cơng việc gì, đến ngày hội làng phải tự giác trở về với cội nguồn của mình, hịa mình vào mơi trường sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa nghệ thuật đình và lễ hội đình trịnh xuyên (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)