Chuẩn bị nguyên liệu

Một phần của tài liệu Nghề dệt cổ truyền của người tày xã lăng can, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 42)

1.2.1 .Một số đặc điểm về hoạt động kinh tế

2.1 Các công đoạn của nghề dệt

2.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

* Trồng bông

- Chọn giống: Chọn giống là khâu rất quan trọng nếu hạt giống xấu cây bông sẽ khơng tốt ra ít quả và chất l−ợng bơng thấp. Đồng bào Tày th−ờng trồng bông trên n−ơng hoặc trồng những bãi đất ven sông. Bông đ−ợc trồng vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch, chỉ khoảng 3 tháng sau đồng bào đã có thể thu hoạch bơng. Hạt bơng đ−ợc chọn làm giống phải là bơng có quả to, mẩy, chắc. Bông sau khi đ−ợc thu hoạch phải đ−ợc bảo quản kỹ, phơi thật khơ sau đó cho vào dậu và cất giữ nơi khơ thống. Bơng khơng đ−ợc để mốc vì nh− vậy sẽ bị đen sợi. Mỗi n−ơng bông rộng chừng 400m2, thông th−ờng vào những tháng cuối năm tr−ớc, ng−ời ta đã chọn đất để phát rẫy làm cỏ chờ sang riêng khoảng tháng 2 – 3 âm lịch mới bắt đầu đốt rẫy và gieo hạt. Theo một số nhà nghiên cứu thực vật thì ở vùng Đơng Bắc có một số bơng thuần chủng mà đồng bào Tày hay trồng là bông cỏ và bơng luồi. Bơng luồi cho sản l−ợng quả ít, năng suất thấp nh−ng lại cho sơ dài màu trắng thích hợp với việc chế biến bằng ph−ơng pháp cơng nghiệp. Bông cỏ cho sản l−ợng quả cao hơn nh−ng xơ bơng lại ngắn, có hai màu trắng và nâu, thích hợp với chế biến theo ph−ơng pháp thủ cơng truyền thống.

- Chọn đất trồng bông:

Ngạn ngữ Tày có câu: “Đin đây ván phải

Đin rại páng thúa giài”

Có nghĩa là: “ Đất màu mỡ thì gieo hạt bơng

Đất bạc màu thì trồng đỗ nhe”

Bơng là loại cây trồng kén đất, do vậy n−ơng bông phải là n−ơng mới phát lần đầu, đất tốt, đất ở các bãi soi ven sơng và đ−ợc làm rất kỹ.Đất thích hợp thì cây bơng mới mọc khoẻ và cho nhiều sợi. Theo kinh nghiệm đồng bào th−ờng chọn những khu rừng già để phát n−ơng bông bởi theo họ, đất rừng già là đất tốt.

Ngày nay, việc phát rừng làm n−ơng rẫy khơng cịn phù hợp với chủ tr−ơng của nhà n−ớc vì vậy nên tại Lăng Can các n−ơng bơng khơng cịn, việc trồng bông trong v−ờn nhà hầu nh− cũng khơng cịn nữa, khi dệt vải đồng bào dùng những nguyên liệu mua sẵn đ−ợc sản xuất bằng ph−ơng pháp công nghiệp.

- Gieo trồng và thu hoạch: Bông là loại cây kén đất nên khâu làm đất đ−ợc thực hiện rất công phu, phải đập đất, cho tơi xốp và nhặt cỏ trên n−ơng, với những n−ơng bơng cũ thời gian nhanh hơn cịn đối với n−ơng mới phát phải mất đến 3 – 4 ngày mới xong để chuẩn bị gieo hạt.

Tr−ớc khi gieo hạt ng−ời Tày bao giờ cũng tiến hành xem ngày, giờ, công việc đó là của thầy mo trong bản. Đồng bào quan niệm, ngày gieo hạt phải tránh ngày sâu bọ sinh sôi để chúng khỏi phá hoại cây bông. Những ngày kiêng kỵ đó cũng khác nhau trong những năm khác nhau. Hạt bông đ−ợc phơi một lần nữa, sau đó trộn đều với tro bếp. Với ng−ời Tày khi trồng bông cũng nh− khi làm n−ơng rẫy khâu làm đất do nam giới đảm nhiệm, gieo hạt là công

việc của ng−ời phụ nữ. Đồng bào Tày gieo hạt bơng bằng cách thơng th−ờng đó là một ng−ời cuốc đất, một ng−ời tra hạt. Ng−ời cuốc hố dùng cào để bổ thành các rãnh nhỏ, mỗi hố cách nhau khoảng 20 – 30 cm, ng−ời gieo hạt bỏ vào hố 4 – 5 hạt bơng sau đó dùng chân gạt một lớp đất mỏng dày khoảng 0,5 – 1cm phủ lên trên hạt giống để giữ độ ẩm cho hạt nẩy mầm. Bông đ−ợc trồng vào thời kỳ khoảng đầu tháng 2, tháng 3 âm lịch khí hậu mát mẻ, có m−a xn nên rất thích hợp tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.

Từ lúc gieo hạt tới khi thu hoạch phải th−ờng xuyên làm cỏ và chăm bón cho cây. Sau khi gieo đ−ợc khoảng 20 ngày, lúc này cây bông cao khoảng 10cm, đồng bào tiến hành làm cỏ, bón phân, vun gốc, tỉa bớt những gốc dày, những cây yếu. Từ khi trồng bông đến khi thu hoạch phải làm cỏ 3 l−ợt. Ngoài ra, trong suốt q trình phát triển của cây ngồi việc th−ờng xuyên qua lại thăm nom chăm sóc cây phải ngắt ngọn cho cây ra nhiều nhánh, nh− vậy cây sẽ cho nhiều quả. Tục ngữ Tày có câu:

“Phải đây bố ton nhợt vậu tồn

Bắp xoong v−ơn bố luồm vậu lẩn”.

Có nghĩa: “Cây vải (bơng vải) t−ơi tốt khơng ngắt ngọn (để nó đẻ nhiều nhánh) ng−ời ta đồn đại xấu. Cây ngô (đã đ−ợc trồng) hai tháng mà khơng vun ng−ời ta nói xấu”

Vào khoảng tháng 5 - 6 âm lịch khi quả bơng chín tách vỏ nở khắp n−ơng chờ cho bơng chín già, vỏ quả bơng bắt đầu khơ mới tiến hành thu hoạch. Đồng bào th−ờng hái bông vào buổi tr−a hoặc chiều khi trời cịn nắng quả bơng nở to. Khi hái ng−ời ta hái quả to tr−ớc, quả nhỏ sau. Thông th−ờng, khi thu hoạch mỗi cây bông cho khoảng 15 - 20 quả. Quả bông hái về đ−ợc phơi nắng, pha s−ơng cho nở hết sau đó tiến hành phân loại để chọn bơng tốt, loại bỏ bông xấu, không đạt yêu cầu. Bông đ−ợc cất giữ, bảo quản trong các

dậu, sọt khi có nhu cầu sử dụng mới đem chế biến.Thơng th−ờng mỗi sào bông thu hoạch khoảng 25 - 30kg bông.

* Trồng dâu, nuôi tằm, −ơm tơ.

Ng−ời Tày trồng dâu nuôi tằm ở v−ờn hoặc bãi nơi có độ ẩm cao với hai loại giống là dâu lá to và dâu lá nhỏ. Dâu đ−ợc trồng bằng cành, theo luống và đ−ợc bón phân làm cỏ chu đáo. Đến cuối mùa đông, ng−ời ta đốn những cây dâu già để sang xuân những chồi non nhú lên cho mùa thu hoạch mới. Cùng với việc trồng dâu lấy thức ăn nuôi tằm là việc để và lấy giống tằm. Ng−ời ta dùng bát úp con ngài (tu bỉ) trên miếng vải cho trứng đẻ ra đ−ợc tập trung. Cứ 10 con ngài (10 bát úp) vào một nong, khi nở ra đ−ợc mấy nghìn con tằm, cơng việc chăn tằm rất cơng phu và vất vả, địi hỏi sự cần mẫn “làm ruộng ăn

cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng" , luôn phải để mắt trông coi cái ăn, giấc ngủ

của nó. Tằm đ−ợc ni ở nơi rộng rãi, thống mát và phải tránh ruồi muỗi, kiến đốt. Cho ăn bằng lá dâu khơ ráo khơng có n−ớc. Trong q trình chăn tằm, theo tập quán, ng−ời chăn tằm phải kiêng kỵ một số điều nh−: không đ−ợc xem ng−ời và vật đẻ, cả nhà không ai đ−ợc đánh rắn, khi đi đ−a đám ma về phải kiêng vài ngày mới đ−ợc đến gần nong tằm. Khi tằm chuẩn bị lột da kéo kén thì ng−ời chăn tằm khơng đ−ợc ăn măng, khoai n−ớc, củ kiệu. Họ cho rằng nếu khơng kiêng cữ thì tằm sẽ hỏng và khơng nhả tơ đ−ợc.

Khi tằm làm kén đ−ợc 2 - 3 ngày là thời điểm đẹp nhất để kéo tơ. Tr−ớc khi kéo tơ, ng−ời ta buộc vào cạnh quai nồi n−ớc sôi để thả kén một cột tre nhỏ. Trên cột tre đó, ng−ời ta buộc một thanh tre nhỏ bằng chiếc đũa vng góc, nằm ngang miệng nồi, rồi lồng vào đó một ống tre hoặc ống trúc. Thả khoảng 15 – 20 cái kén vào nồi n−ớc sôi, tay phải khuấy đều, liên tục, tay trái kéo từng sợi tơ quấn qua ống tre và kéo dài tơ ra đựng vào nong hoặc dậu để ở bên cạnh. Nồi n−ớc luộc kén phải luôn sôi đều tơ mới dễ kéo và có màu vàng. Cứ kéo đều tay đ−ợc khoảng một lạng (1 nén), ng−ời ta lại gói riêng vào lá

chuối, dùng cối đá nén cho hết n−ớc, mới buộc lên phơi ở chỗ râm mát cho tơ khỏi mất màu. Cứ kéo đ−ợc 3 nén tơ, phải thay một nồi n−ớc sơi khác thì sợi tơ mới vàng.

Những nén tơ sau khi phơi khô đ−ợc cho vào guồng quấn thành từng con sợi. Cứ 10 con sợi t−ơng đ−ơng với 1kg tơ thì sẽ dệt đ−ợc khoảng 180 vuông vải tơ tằm. Vải tơ tằm rất bền, th−ờng đ−ợc dùng để dệt thổ cẩm và làm màn tơ.

Ngày nay, nghề trồng bông cũng nh− trồng dâu nuôi tằm của dân tộc Tày chỉ cịn ở một số vùng nh− Nà Hang, Chiêm Hố (Tuyên Quang), Vị Xuyên (Hà Giang), còn lại nh− Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn… đã bị mai một, họ khơng cịn trồng dâu ni tằm nữa, bởi đây là công việc khá vất vả, tốn nhiều thời gian và công sức. Mặt khác, do sự phát triển của nền kinh tế thị tr−ờng đã làm thay đổi một số chất liệu để dệt vải, vừa tiện sử dụng, có nhiều màu sắc, bền đẹp, lại vừa rẻ tiền.

Một phần của tài liệu Nghề dệt cổ truyền của người tày xã lăng can, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)