4.3.4 Nút nhấn
Cấu tạo và nguyên lý làm việc
Nút nhấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường đóng thường mở và các tiếp điểm bảo vệ. Khi tác động vào nút nhấn các tiếp điểm chuyển trạng thái và khi không còn tác động các tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu
Nút nhấn thường đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút nhấn, các loại nút nhấn thơng dụng có dòng điện định mức là 5A, điện áp ổn định mức là 400V, tuổi thọ điện đến 200.000 lần đóng cắt, tuổi thọ cơ đến 1.000.000 lần đóng cắt. Nút ấn màu đỏ thường dùng để đóng máy, màu xanh dùng để khởi động máy
50
4.4 Giới thiệu về Arduino 4.4.1 Arduino nano là gì? 4.4.1 Arduino nano là gì?
Arduino Nano, như tên gọi cho thấy là một bảng vi điều khiển nhỏ gọn, hoàn chỉnh và thân thiện với bảng mạch. Bo mạch Nano nặng khoảng 7 gram với kích thước từ 4,5 cms đến 1,8 cm.
4.4.2 Sự khác biệt của adruino nano với các adruno khác
Arduino Nano có chức năng tương tự như Arduino Duemilanove nhưng khác nhau về dạng mạch. Nano được tích hợp vi điều khiển ATmega328P, giống như Arduino UNO. Sự khác biệt chính giữa chúng là bảng UNO có dạng PDIP (Plastic Dual-In-line Package) với 30 chân còn Nano có sẵn trong TQFP (plastic quad flat pack) với 32 chân. Trong khi UNO có 6 cổng ADC thì Nano có 8 cổng ADC. Bảng Nano khơng có giắc nguồn DC như các bo mạch Arduino khác, mà thay vào đó có cổng mini-USB, cổng này được sử dụng cho cả việc lập trình và bộ giám sát nối tiếp.
Đặc điểm kỹ thuật của arduino.
Arduino nano Thông số kỹ thuật
Số chân analog I/O 8
Cấu trúc AVR
Tốc độ xung 16 MHz
Dòng tiêu thụ I/O 40 mA
Số chân Digital I/O 22
Bộ nhớ EEPROM 1 KB
Bộ nhớ Flas 32 KB of which 2 KB used by Bootloader
Điện áp ngõ vào (7-12) Volts
Vi điểu khiển ATmega328P
Nguồn tiêu thụ 19 mA
Ngõ ra PWM 6
SRAM 2KB