Doanh nghiệp Việt Nam ít chủ động chọn các điều kiện thương mại nên không giành được quyền ký hợp đồng vận tải hay bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong Incoterms 2010 và khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong việc sử dụng các điều khoản của Incoterms 2010 (Trang 67)

KHOẢN INCOTERMS

3.1.2.1. Doanh nghiệp Việt Nam ít chủ động chọn các điều kiện thương mại nên không giành được quyền ký hợp đồng vận tải hay bảo hiểm.

nên không giành được quyền ký hợp đồng vận tải hay bảo hiểm.

Theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, đa số các doanh nghiệp XNK Việt Nam thường chọn sử dụng các điều kiện nhóm F như FCA, FOB cho các hợp đồng xuất khẩu và các điều kiện nhóm C cho các hợp đồng nhập khẩu. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đang chọn các điều kiện cơ sở giao hàng mà theo đó giao quyền ký hợp đồng thuê phương tiện vận tải và hợp đồng mua bảo hiểm hàng hóa cho đối tác nước ngoài. Đây là thực trạng khá phổ biến của các doanh

nghiệp Việt Nam từ khi chúng ta tham gia buôn bán trên thị trường thế giới. Phần đông cho rằng, nguyên nhân của thực trạng này chính là vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi cân nhắc về vấn đề lợi nhuận giữa việc mình là người giành được quyền vận tải và mua bảo hiểm với việc để cho đối tác làm việc này thì nhận thấy lợi nhuận thu được trong hai trường hợp trên là tương đương nhau, và điều này làm họ yên tâm hơn trong việc giữ thói quen mua bán như trước đây là xuất khẩu thì dùng điều kiện FOB, nhập khẩu thì dùng điều kiện CIF. Chính điều này đã cho thấy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam chưa có sự quan tâm đúng mức tới lợi ích của việc giành được quyền vận tải và ký hợp đồng mua bảo hiểm cho hàng hóa. Chúng ta có thể đưa ra một số lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được khi giành được quyền thuê tàu là:

- Nếu giành được quyền thuê tàu, doanh nghiệp sẽ chủ động về thời gian. Đối với nhà xuất khẩu thì có thể chủ động tập kết hàng tại cảng giao đúng thời hạn, với nhà nhập khẩu thì có thể tới nhận hàng kịp, tránh trường hợp hàng đã tới mà ta vẫn chưa ra nhận hàng và có thể bị coi là hàng đã giao cho dù người mua chưa chính thức nhận được hàng.

- Doanh nghiệp có quyền chỉ định dung sai cho hàng hóa (người được chỉ định dung sai đối với hàng hóa là người thuê phương tiện vận tải). Doanh nghiệp có thể điều chỉnh số lượng hàng giao trong trường hợp giá hàng hóa tăng giảm so với giá thời điểm ký hợp đồng.

- Người ký hợp đồng trực tiếp với hãng vận tải hay hãng bảo hiểm có thể nhận được những khoản tiền hoa hồng hay chênh lệch.

- Nếu ta là người nhập khẩu và áp dụng Incoterms điều kiện nhóm C, thì khi hàng hóa được giao tại nước đối tác và chúng ta phải chịu mọi rủi ro đối với

hàng hóa. Nếu giành được quyền ký hợp đồng bảo hiểm thì chúng ta có thể dễ dàng làm việc với công ty bảo hiểm nếu có rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong Incoterms 2010 và khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong việc sử dụng các điều khoản của Incoterms 2010 (Trang 67)