Thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ ChíMinh về văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu Sưu tập bản thảo của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1945 1954) tại bảo tàng hồ chí minh (Trang 58)

2.2. Giá trị văn hóa

2.2.1. Thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ ChíMinh về văn hóa xã hội

Từ năm 1943 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một khái niệm văn hóa rất khoa học là: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục địch của cuộc sống, loài người mới sáng tác và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết đạo đức pháp luật, khoa học, tơn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử

dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [14,tr.343].

Do vậy trong khi tiếp cận với khối bản thảo từ góc độ văn hóa đều dễ dàng nhận thấy nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh ln kêu gọi đổi mới ủng hộ cái mới, đi theo cái mới và ln ln cổ vũ

cho cái mới. Trong đó, rõ nét nhất là quan điểm: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Những

nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ngay sau ngày Tuyên bố độc lập Người đã xác định phải tập trung chống “3 thứ giặc” trong đó có một loại giặc là “giặc dốt”, và Người ra lời kêu gọi toàn dân than gia vào phong trào diệt dốt:

Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí. Chính phủ đã ra hạn trong một năm, tất cả mọi người Việt Nam phải biết chữ quốc ngữ. Chính phủ đã lập một nha bình dân học vụ để trơng nom việc học của dân chúng.

Quốc dân Việt Nam!

Muốn giữ vững nền độc lập,

Muốn làm cho dân mạnh nước giàu.

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào cơng cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc Ngữ [15, tr.40].

Chúng tôi cho rằng đây là một quan điểm lớn rất đúng đắn về văn hóa, nếu trở lại lịch sử vào thời điểm tháng 9/1945 khi ta vừa giành được chính quyền đứng trước trăm ngàn khó khăn đói rét, giặc ngoại xâm, bọn phản động tài chính khánh kiệt kho tàng trống rỗng, thực dân Pháp nổ súng ở Nam Bộ lăm le trở lại xâm lược nước ta một lần nữa…. mà Người chọn việc nâng cao dân trí trước hết là xóa mù chữ là 1 trong 3 thứ giặc phải diệt ngay và là 1 trong 6 cơng việc cần kíp lúc bấy giờ. Chúng ta mới thấy tầm nhìn Hồ Chí Minh thật là xa là rộng.

Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biệt chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ... Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ khơng biết thì con bảo, người ăn người làm khơng biết thì chủ nhà bảo, các người giầu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người khơng biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp cho những tá điền, những người làm của mình [15,tr.40].

Đây là một chính sách rộng mở không phân biệt sang hèn, giầu nghèo, đẳng cấp vị trí xã hội tơn giáo hay dân tộc…. tất cả phải học để tiến bộ vì “Một dân tộc dột là một dân tộc yếu” và khẳng định “Phát triển bình dân học vụ cũng là một nhiệm vụ trọng yếu” “Thư giử cụ Đinh Công Huy” “[PL4,tt.7]. Tuy cho đến hôm nay về cơ bản ta đã xóa xong nạn mù chữ, hầu hết mọi người đã đạt trình độ phổ thơng nhất định nhưng tinh thần văn hóa “học, học nữa, học mãi” khơng học là lạc hậu là không thể đổi mới và không tiến bộ.

Một quan điểm quan trọng nữa chúng ta có thể nhận thấy khi tìm hiểu khối bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 đó là trân trọng người tài, chú trọng việc tìm kiếm

người tài trong dân chúng. có lẽ chính nhờ có tầm nhìn xa trơng rộng, tầm bao qt cơng việc và

khả năng thu hút người tài, mà “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi như một chủ trương cần thiết của Đảng và Nhà nước. Hiền tà là nguyên khí của quốc gia là một chân lý, do vậy nó ln ln đúng với mọi thời đại, mọi điều kiện và ngay cả hơm nay. Khi tìm hiểu quan điểm văn hóa này của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta nhận thấy rằng ngày từ khi thành lập Chính phủ lâm thời đến khi thành lập Chính phủ chính thức, tuy rằng khác nhau về ý thức hệ Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn khơng ngần ngại mời những vị đại thần, những trí thức Tây học tham gia Chính phủ cách mạng, vì họ có tinh thần dân tộc, họ có học và có tài. Đối với những người tài Người ln có sự trân trọng tư tưởng và lắng nghe chính vì thế khi sang thăm Pháp tháng 5/1946 rất nhiều trí thức lớn những nhà khoa học tài giỏi đã tình nguyện theo Người trở về tham gia kháng chiến và xây dựng tổ quốc. người tài phải được quý trọng phải được giao nhiệm vụ cho tương xứng. Người kêu gọi “Nước nhà cần phải kiến thiết phải có nhiều tài… vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến với những bậc tài đức không thể xuất thân … các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được ích nước lợi dân, thì phải

báo cao ngay cho Chính phủ biết” “Tìm người tài đức” “[15,tr.504] Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của “Hiền tài” là rất quan trọng: “Kháng chiến phải đi đơi với kiến quốc, kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành cơng. Kiến quốc có chắc thành cơng, kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiến thiết cần có nhân tài” [15,tr.114]. Trong lịch sử chống ngoại xâm ở bài “Cáo bình ngơ” do Nhà văn hóa Nguyễn Trãi viết : “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau; như hịa kiệt thời nào

cũng có” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tin chắc rằng:

Nhân tài nước ta dù khơng có nhiều lắm, nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển, càng thêm nhiều.

Chúng ta cần nhất bây giờ là: Kiến thiết ngoại giao.

Kiến thiến kinh tế. Kiến thiết quân sự.

Kiến thiết giáo dục [15,tr.114].

Và Người kêu gọi : “Vậy chúng tơi mong rằng đồng bào ai có tài năng và sáng kiến về những cơng việc đó, lại sẵn lịng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chúng tơi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng có thể thực hành được thì sẽ thực hiện ngay”[15,tr.114]

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay khi đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới, phấn đấu đưa nước ta thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại thì nhân tài là vô cùng cần thiết, chúng ta từng được cảnh báo “Chảy máu chất xám” hay “Người tài vẫn thất nghiệp”…. thì bài học trọng người “hiền tài” cần người hiền, người tài, dung dưỡng người hiền tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những năm 1945-1946 là một tiêu chí văn hóa rất cần được trân trọng.

Trong sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 chúng ta cịn tìm thấy một quan niệm văn hóa khá tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là vấn đề xây dựng “Đời sống mới”. Xây dựng đời sống mới để khẳng định sự đoạn tuyệt với cuộc sống cũ, cuộc

có khơng chỉ là địi hỏi về cuộc sống kinh tế, khơng phải chỉ là sự thay đổi tinh thần mà quan trọng hơn đó cịn là một đời sống văn hóa “Đời sống mới” là đời sống của người dân độc lập tự do cuộc sống của những người làm chủ đất nước là chủ cuộc sống và làm chủ cả tương lai của chính mình. Chính vì vậy ngay sau khi giành được độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh dù bận trăm công ngàn việc, Người vẫn rất quan tâm đến vấn đề xây dựng “đời sống mới” đó cũng chính là xây dựng một đời sống văn hóa mới . Người nói:

Chế độ thực dân Pháp đã đầu độc dân ta với rượu và thuộc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hịng hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ơ và những thói xấu khác, chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằn cách thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính [15,tr.68].

Với phương pháp mà Người đề ra là “Mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân

bằng cách thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính” chứng tỏ rằng Người muốn xây dựng một cuộc

sống mới trên nền tàng của đạo đức mới và đó chính là cái gốc của nền văn hóa mới. Chủ tịch Hồ chí Minh mong muốn và kêu gọi biến từ chủ trường thành phong trào – phong trào toàn dân xây dựng đời sống mới, bằng kết hợp với khẩu hiệu và quyết tâm, “tăng gia sản xuất- tăng gia sản

xuất ngay” để xóa đói và nâng cao đời sống cho nhân dân ta. Bằng kết hợp với phong trào xóa

nạn mù chữ - phát triển bình dân học vụ để nâng cao dân trí và thực hiện “Ai cũng được học

hành”. xây dựng “Đời sống mới” là một chủ trương, một quan điểm lớn có tầm chiến lược của

Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước hết thực hiện “Đời sống mới” là để giáo dục cán bộ:

Cán bộ muốn cho xứng đáng thì phải làm việc. Muốn làm được việc thì phải làm cho dân tin dân phục, dân yêu. Muốn được dân tin, dân phục, dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới. Nghĩa là phải siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng. Nếu khơng thực hành bốn điều đó, mà muốn được lịng dân thì cũng như bắc dây leo trời [16,tr.240].

Người phê phán và cực lực lên án những thói hư tật xấu: Nhiều cán bộ đã theo đúng “Đời sống mới” nhiều cán bộ đang cố gắng làm cho đúng. Nhưng còn một số, vẫn áo quần bảnh bao, ăn uống xa xỉ, thậm chí cờ bạc rượu chè . Họ còn “các quan” lắm… Hỡi các bạn kia ơi! các bạn phải hiểu rằng: Trong lúc này hoang phí xa xỉ là; trái với tư cách của người yêu nước, những người cán bộ. Trái với lòng dân, trái với đạo đức cách mạng” [16,tr.241] Trong một bài viết khác người còn chỉ ra rằng: Trái với “Đời sống mới” sẽ nhanh chóng lạc hậu và rơi vào chủ nghĩa cá nhân và dẽ dàng mắc khuyết điểm như :

“Khuyết điểm về tư tưởng tức là bệnh chủ quan

Khuyết điểm về sự quan hệ trong Đảng với ngồi Đảng tức là bệnh hẹp hịi. Khuyết điểm về cách nói và cách viết, tức là ba hoa” [16,tr.271].

Theo Người xây dựng “Đời sống mới” phải thường xuyên và lâu dài, bền bỉ, và không chỉ một vài người mà phải được toàn dân tham gia ủng hộ mới thành cơng. Ngồi những bài viết và bản thảo được đề cập ở trên, tiếp tục với chủ đề này Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn nhiều bài viết khác như “Bệnh tự kiêu, tự ái” [16, tr.631]. “Cần, Kiệm, Liêm, chính” [16, tr.117].đặc biệt là với bút danh Tân Sinh Chủ tịch Hồ chí Minh đã hệ thống bổ sung các vấn đề riêng lẻ thành cuốn “Đời sống mới” [16,tr.109]. xuất bản năm 1947… Tuy vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra cách đây đã gần 70 năm, nhưng ý nghĩa nội dung và tầm ảnh hưởng của vấn đề đó đối với việc xây dựng một cuộc sống mới, có đủ các tiêu chí: Ấm no, hạnh phúc, dân chủ, tự do… thì vẫn cịn ngun tính thời sự và vơ cùng cần thiết.

2.2.2. Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nan

Dân tộc Việt Nam ta ngoài những truyền thống tiêu biểu đã trở thành những hằng số văn hóa như tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần quật khởi khơng chịu làm nơ lệ, tính cần cù dũng cảm chịu khó, đức khoan dung thì dân tộc Việt Nam vẫn có một truyền thống quý giá nữa đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Từ xa xưa đối với những người có cơng với nước, những anh hùng giải phóng như Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung hay những nhân vật kiệt xuất đã có cơng lao to lớn với dân tộc và đất nước như Lê Quý Đôn, Nguyễn

Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… đều được nhân dân suy tơn và lập đền thờ, dù người đó có quyền lực, có vị trí xã hội hay chỉ là bà bán nước trên bến sông Bạch Đằng hay thê thiếp của một đấm minh quân nào đó như Ỷ Lan phu nhân…. Điều đó thể hiện quan điểm rất rõ ràng của dân tộc ta ai có cơng phải được ghi nhận mà khơng cần đến vị trí xã hội hay thành phần xuất thân. Khi tiếp xúc với khối bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 chúng ta thấy quan niệm của Người sự ngợi ca của Người và đánh giá công lao của chiến sĩ đồng bào hoàn toàn phù hợp với truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta. Như chính Người đã khẳng định sự nghiệp giải phóng là của toàn thể dân tộc, cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập tự do là của toàn dân với chiến lược chiến tranh nhân dân. Do vậy bất kỳ ai có tham gia đóng góp và hy sinh cho sự nghiệp vinh quang và vĩ đại ấy đều được nhân dân ta nhớ ơn và tổ quốc nghi công. Tiếp xúc với khối bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 chúng ta dễ dàng thấy trong sưu tập có nhiều bài nói, thư , điện của Người liên quan đến nội dung này.

Trước hết chúng ta thấy quyết tâm hy sinh của Người cũng là quyết tâm hy sinh của toàn thể dân tộc Việt Nam để giữ cho được nền độc lập của dân tộc và sự tồn tại của một nước Việt Nam mới – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. “Tồn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” [15,tr.2], “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [15,tr.534].

Những gương hy sinh anh dũng của các bạn đã sáng dọi khắp nước. Những chiến công oanh liệt của các bạn đã làm cho toàn thể đồng bào thêm kiên quyết. Hỡi anh chị em thanh niên Nam Bộ! Tôi thề cùng các bạn giữ vững nền độc lập tự do của nước Việt Nam. Dẫu có phải hy sinh đến nửa số dân tộc, ta cũng quyết hy sinh. Cuộc kháng chiến tự vệ chính nghĩa của dân tộc Việt Nam phải tồn thắng [15,tr.90].

Những quyết tâm hy sinh ấy phải được quý trọng, phải được cân nhắc vì tính mạng vì xương máu của đồng bào, như Người từng nói: “Mất đi một thanh niên là như tồi đứt đi một khúc ruột” [PL4,tt.4] hoặc sau khi ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 trước những lo lắng của đồng bào chiến sĩ Người khẳng định:

Ấy cũng là nhờ sự tranh đấu anh dũng của tất cả đồng bào toàn quốc, nhất là đồng bào Nam Bộ và Nam Trung Bộ và hết thảy anh em Chiến sĩ khắp các mặt trận trong 6 tháng nay. Trong giờ phút này, tơi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chi em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc tranh đấu cho nước nhà. Sự hy sinh đó khơng phải là uổng…. chúng ta cần phải giữ gìn từng giọt máu của đồng bào để xây đắp tương lai của Tổ quốc [15, tr.228].

Sau khi Hiệp định bị phá vỡ, thực dân Pháp bội hiệp ước nổ súng tấn công chúng ta khắp

Một phần của tài liệu Sưu tập bản thảo của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1945 1954) tại bảo tàng hồ chí minh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)