Thống kê, phân loại tài liệu

Một phần của tài liệu Sưu tập bản thảo của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1945 1954) tại bảo tàng hồ chí minh (Trang 35 - 44)

1.2.3.1. Thống kê sưu tập.

Trong quá trình hoạt động Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức thực hiện từ việc đánh số thứ tự, số kiểm kê khoa học, số đăng ký hiện vật gốc, số bảo quản kho chất liệu... đến việc mô tả ghi chép hiện vật, khẳng định giá trị gốc của tài liệu hiện vật và tìm ra mối quan hệ của nội dung và hình thức của mỗi tài liệu hiện vật để tổ chức xây dựng thành các sưu tập hiện vật gốc. Trong đó có các sưu tập bản thảo là loại hiện vật chữ viết, hiện vật đồ giấy, chiếm khối lượng khá lớn ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945 - 1954 đã được thống kê, đánh số, phân loại một cách khoa học và tổ chức nghiên cứu để xây dựng thành một sưu tập. Qua công tác nghiên cứu khảo sát, tiếp cận sưu tập và thống kê các bản thảo thuộc sưu tập này ở kho cơ sở cho biết hiện nay, sưu tập bản thảo giai đoạn này có 274 tài liệu. Số tài liệu bản thảo này đã được hệ thống hóa phân loại và xây dựng thành sưu tập với tên gọi: “Sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954”. Đây cũng là một sưu tập lớn về số lượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chúng cũng rất đa dạng về nội dung và khá đầy đủ về thể loại bản thảo bao gồm:

- Bản thảo dạng viết tay

- Bản thảo là bản đánh máy và có bút tích.

- Bản thảo do Bác đọc và thư ký ghi lại cho Bác nhưng có sự đính chính và sửa chữa của Người.

1.2.3.2. Phân loại sưu tập

Dựa trên cơ sở tiêu chí phân loại sưu tập, sưu tập bản thảo giai đoạn 1945-1954 của của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phân loại theo loại hình, để tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho công tác nghiên cứu, khai thác thông tin giá trị của từng loại văn bản như sau:

Bảng 1.1: Phân loại theo loại hình

Loại hình văn bản Số lượng Tỉ lệ

Thư 71 25,82%

Thiếp 13 4,73%

Thơ 3

Điện 43 15,63%

Bài phát biểu 3

Bài nói chuyện 2

Bài trả lời phỏng vấn 3

Giới giới thiệu 1

Sổ ghi chép 2

Lời kêu gọi 1

Bài viết 135 49.9%

Bưu ảnh 1 (có bút tích)

Lời hoan nghênh 1

Nhìn vào bảng phân loại trên đây, cho thấy bản thảo là những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở giai đoạn này chiếm số lượng nhiều nhất là 135 đơn vị tài liệu, chiếm tỉ lệ 49,9%

văn bản trong sưu tập, sau đó là đến các bản thảo Thư với số lượng 71đơn vị tài liệu chiếm 25,82 %, điện là 43 đơn vị tài liệu chiếm 15,63%, số còn lại là các thiếp, thơ, bài nói chuyện, bài trả lời phỏng vấn…. chiếm từ 1 cho đến 13 đơn vị hiện vật.

Bảng 1.2: Phân loại theo kỹ thuật tạo ra bản thảo và dấu vết bút tích của Người

Kỹ thuật, bút tích Số lượng Loại hình

Tài liệu do Người viết tay

97 Thư, thiếp, điện, bài viết, sổ ghi chép, bài trả lời phỏng vấn

Tài liệu do Người đánh máy

112 Thư, thiếp, điện, bài nói chuyện, bài trả lời, giấy giới thiệu, bài viết, bứu ảnh

Tài liệu do Người đọc và thư ký đánh máy

1 Thư

Tài liệu đánh máy có bút tích sửa của Người

65 Thư, điện, bài nói chuyện, lời hoan nghênh

Nhìn vào bảng phân loại 1.2 cho thấy tài liệu do Người tự đánh máy chiếm số lượng nhiều nhất 112/275 và ít nhất là tài liệu do người đọc cho thư ký đánh máy (chỉ có 1 tài liệu).

Nếu dựa vào nội dung giá trị hàm chứa trong các thể loại bản thảo có thể phân loại thành các nhóm như sau;

Nhóm 1: Bao gồm những bài viết chính luận của Bác

Nhóm 2 : Bao gồm những thư từ trao đổi công việc giữa Bác với các nhà lãnh đạo và nhân sĩ trí thức.

Nhóm 3 : Bao gồm những sáng tác thơ của Bác (các bài thơ chúc mừng năm mới:

Nhóm thứ nhất: Bao gồm những bài viết chính luận. Đây là bản thảo của những bài viết

do yêu cầu của việc tuyên bố chủ trương chính sách, quyết định những vấn đề hệ trọng đến vận mệnh quốc gia hay động viên toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi những quyết tâm chiến

lược của Người của Trung ương Đảng. Nhóm bản thảo này cũng bao gồm cả ba loại như viết tay, thảo trên máy chữ và bản thảo do người khác chép lại bằng tay hoặc bằng máy chữ nhưng có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong nhóm bản thảo này có những bản viết tay rất q giá như “Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến” [15,tr.534] do Người viết vào đêm 19/12/1946. Trước một số biến cố lịch sử quan trọng, thể hiện niềm xúc động vô cùng ... nhân dân ta lại phải chấp nhận hy sinh, .... chống xâm lược một lần nữa và cũng rõ ràng một quyết tâm rất lớn: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không làm nô lệ”. Hoặc một loạt các bản thảo được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh dự thảo đánh máy chữ bằng chiếc máy chữ “Hecmer” của Người khi Người đang sống và làm việc tại chiến khu Việt Bắc từ năm 1946 đến năm 1954. Trong đó có những bài viết về xây dựng Đảng như “Gửi đồng chí Bắc Bộ” [PL4,tt.5] hoặc cả một tác phẩm quan trọng như “Sửa đổi lối làm việc”[16,tr.271] với bút danh X.X.Z. Đồng thời cũng có rất nhiều bài được Hồ Chủ tịch tự đánh máy rồi chuyển ngay cho báo “Cứu Quốc” đăng cơng khai với nhiều đề tài như xây dựng chính quyền nhân dân, xây dựng đời sống mới, giữ bí mật, tản cư, .... kháng chiến trong đó có nhiều bài đã tồn tại hơn hai phần ba thế kỷ chữ đã cũ, giấy đã vàng nhưng ý nghĩa của những bài viết đó vẫn cịn ngun giá trị. Ví dụ như bài Bác thảo trên máy chữ: “Chính phủ là cơng bộc của dân” [15,tr.21], Người viết: “Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm, việc gì có hại cho dân thì phải tránh”. Hoặc trong bài “Muốn thành cán bộ tốt, phải có tinh thần tự chỉ trích”[15,tr.28], Người căn dặn: “Phải biết rằng tình hình khách quan thay đổi hàng giờ, hàng phút, một chủ trương của ta hôm nay đúng, hôm sau đã không hợp thời, nếu ta không tỉnh táo kiểm điểm những tư tưởng hành vi để bỏ đi những cái quá thời sai hỏng, nhất định ta sẽ khơng theo kịp tình thế, ta sẽ bị bỏ rơi”. Trong nhóm bản thảo này cịn có khá nhiều các bài viết là thư từ, điện gửi, thông cáo hoặc trả lời phỏng vấn trong và ngồi nước để phục vụ cơng tác ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng, Nhà nước trong đó có những bài viết rất đáng quan tâm về tầm nhìn và quan điểm quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: “Điện gửi Chủ tịch Sơn Ngọc Minh và Chủ tịch Xuphanuvông” [PL4,tt.91]; “Điện gửi đồng chí Bulgani” [PL4,tt.92]; “Điện gửi Tướng quân Kim Nhật Thành” [PL4,tt.109]; “ Điện gửi Chủ tịch Quốc hội Hungary” [PL4,tt.101]; “Lời chúc mừng Thủ tướng U-nu”, Bà [PL4,tt.126]; “Trả lời Hãng thông tấn Ấn Độ” [PL4,tt.131]; “Bài trả lời phỏng vấn Báo Nước Pháp buổi chiều” [PL4,tt.133]...

Trong “Cơng hàm gửi Chính phủ các nước Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên Xô và Vương quốc Anh” [15,tr.205] Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đưa vấn đề Đông Dương ra trước tổ chức Liên Hiệp Quốc, chúng tôi chỉ địi hỏi nền độc lập hồn tồn, nền độc lập mà cho đến nay đã là một thực tế, và nó sẽ cho phép chúng tôi hợp tác với các quốc gia khác trong việc xây dựng nên một thế giới tốt đẹp hơn và một nền hịa bình bền vững. Những nguyện vọng đó là chính đáng và sự nghiệp hịa bình thế giới phải được bảo vệ”. Hoặc trong “Thư gửi người Pháp ở Đơng Dương” [15,tr.75] Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất thẳng thắn viết: “Chúng tơi khơng ghét, khơng thù gì dân tộc Pháp. Trái lại chúng tơi kính phục cái dân tộc lớn lao ấy đã là kẻ dẫn tuyên truyền bá lý tưởng rộng rãi về tự do, bình đẳng - bác ái, và đã cống hiến rất nhiều cho văn hóa, cho khoa học và cho văn minh”. Đặc biệt trong nhóm bản thảo này có dạng bản thảo do người khác chắp bút Bác xem lại và có bút tích, đó là bản ghi chép “Nhật ký chuyến đi thăm Cộng hòa Pháp” [PL4,tt.142]. Tuy dưới dạng nhật ký, nhưng nội dung chứa đựng rất nhiều ý nghĩa như mơ tả lại những nơi đồn đã đến trên đất Pháp, sự đón tiếp nồng hậu của nhân dân và những người bạn Pháp, những công việc tuyên truyền và kêu gọi ủng hộ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Tinh thần u hịa bình và sẵn sàng hợp tác với Chính phủ và nhân dân Pháp, kể cả một tương lại tốt đẹp nếu Việt - Pháp thực hiện được sự hịa hảo, hữu nghị - Có thể nói nhóm bản thảo thứ nhất này chiếm số lượng lớn và đa dạng về loại hình trong sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945 -1954.

Nhóm thứ hai: Bao gồm những thư từ trao đổi công việc và sự quân tâm của Người với

các nhân sỹ trí thức, các đồng chí lãnh đạo đến các chiến sỹ và người dân bình thường. Về loại hình thì nhóm bản thảo này bao gồm cả hai dạng là bản thảo do Người trực tiếp viết và dạng bản thảo do Người đánh máy và có cả bút tích. Trong nhóm bản thảo là thư từ chúng ta có thể thấy nổi bật lên mấy nội dung sau: Nội dung thứ nhất gồm các thư mang tính chất trao đổi công việc như: “Thư gửi đồng bào dân tộc thiểu số” [PL4,tt.1]; “Thư gửi các chiến sỹ cùng đồng bào Nam Bộ và phía Nam Trung Bộ”[PL4,tt.2]; :Thư gửi anh em trại nhà nghèo Quảng Ngãi [PL4,tt.3]; “Thư gửi phụ lão xã Vĩnh Đồng, Châu Lương Sơn, Tỉnh Hịa Bình [PL4.TT.12]; “Thư gửi đồng chí Bảy (Phan Mỹ)”[PL4,tt.14]; “Thư gửi Hội nghị kháng chiến hành chính [PL4,tt.17]; “Thư gửi Hội nghị canh nơng Việt Bắc [PL4,tt.20]; “Thư gửi đồng bào công giáo [PL4,tt.24]. Trong “Thư gửi Bộ trưởng Nguyễn Hoàng Kỳ” Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:

“Nhân dân Việt Nam chỉ địi hỏi nền độc lập hồn tồn và vì sự tồn trọng sự thực và cơng lý, trình bày trước Ngài những nguyện vọng sau đây của chúng tôi:

1. Vấn đề liên quan tới Nam Việt Nam phải được thảo luận tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban tư vấn Viễn Đơng.

2. Đồn đại biểu Việt Nam phải được phép tới dự để phát biểu những quan điểm của Chính phủ Việt Nam.

3. Một Ủy ban điều tra phải được đến miền nam Việt Nam.

4. Nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam phải được Liên Hiệp Quốc công nhận [15,tr.82].

Qua đoạn trích trên chúng ta thấy rằng quan điểm nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ quyền độc lập và tồn vẹn lãnh thổ - Đó cũng chính là giá trị lớn lao của các sưu tập bản thảo. Nội dung thứ hai trong nhóm các thư từ trao đổi và gửi đi này là những thư từ Người gửi cho các tri thức, thân hào, cho các đồng chí lãnh đạo như “Thư gửi bác sỹ Vũ Đình Tụng” [PL4,tt.4]; “Thư khen cụ Đinh Công Phủ”[PL4,tt.6]; “Thư gửi cụ Đinh Công Huy - Phó Chủ tịch Hội Liên Việt Tỉnh Hịa Bình” [PL4,tt.7]; “Thư gửi chú Lĩnh (Đ/c Nguyễn Khánh Toàn)” [PL4,tt.9]; “Thư gửi ông Đặng Phúc Thông” [PL4,tt.11]; “Thư gửi ông Hồng Đạo Thúy” [PL4,tt.13]; “Thư gửi ơng Mai Cơng Uyển”[PL4,tt.23]... Trong khối thư này có thư Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tay như thư gửi Chú Lĩnh - tức đồng chí Nguyễn Khánh Tồn, với lời lẽ đầy u thương:

“Chú Lĩnh, chú ốm đi ốm lại mãi. Mình lo cho sức khỏe của Chú. Phải gắng uống thuốc đi cho khỏi, hoặc nhờ thầy thuốc tiêm cho. Chớ để ốm mãi như vậy, chú đã yếu mà anh cũng lo”.

Thân ái và quyết thắng Ngày 20/8/1947

Có lẽ đây cũng là một cán bộ, một tri thức duy nhất Bác xưng là “Anh”. Hoặc trong thư gửi ông Đặng Phúc Thông - Thứ trưởng Giao thơng Cơng chính vốn là một trí thức Tây học

theo kháng chiến. Trước những khó khăn gian khổ dường như quá sức với một trí thức, nhân dịp Tết Bác đã viết thư bằng bốn câu thơ và gửi kèm theo một chiếc “áo ấm”. Với những lời lẽ cảm thơng, chia sẻ, nhưng cũng đầy tính động viên cố gắng

Chú Thơng!

Tết này ta tạm hỗn thịt xơi

Tết sau thắng lợi sẽ đền bồi

Áo bạn tặng tôi, tôi biếu chú Mùa Đông chú ấm cũng như tôi.

Thân ái - Hồ Chí Minh.

Hoặc trong thư gửi Bác sỹ Vũ Đình Tụng với lời lẽ đầy xúc động, cảm thông và chia sẻ với một người vừa hy sinh một người con cho Tổ quốc. Bác viết:

“Thưa ngài! Tôi được báo cáo rằng: Con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tơi khơng có gia đình, cũng khơng có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tơi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tơi đứt một đoạn ruột...”.

Trong nhóm bản thảo này cịn tồn tại một dạng bản thảo nữa là Người dùng ngay những tấm danh thiếp của Người rồi đánh máy phần nội dung lên mặt sau của tờ danh thiếp đó.

Nghiên cứu nhóm bản thảo thứ hai này chúng ta thấy sức làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật đáng kính phục trong một thời gian Người trực tiếp giải quyết bao nhiêu công việc, trả lời bao nhiêu những vấn đề đặt ra, quan tâm đến thân phận của bao nhiêu con người... Mà tất cả đều sáng suốt, chính xác và chí tình chí nghĩa.

Nhóm thứ ba: Bao gồm những sáng tác của Người trong những khoảnh khắc thời gian riêng

chủ yếu là bản thảo đánh máy. Nhưng rõ ràng nó có những giá trị khơng thể thiếu. Đó là các bài thơ chúc mừng năm mới gửi đồng bào chiến sỹ cả nước từ Xuân Bính Tuất (1946).

Trong năm Bính Tuất mới Mn việc đều tiến tới Kiến quốc cho thành công Kháng chiến mau thắng lợi”... Đến Xuân Giáp Ngọ (năm 1954)

“Năm mới quân dân ta có hai nhiệm vụ rành rành Đẩy mạnh kháng chiến để giành độc lập

Cải cách ruộng đất là công việc rất to

Dần dần làm cho người cày có ruộng khỏi lo nghèo nàn, Quân và dân ta nhất trí kết đồn,

Kháng chiến, kiến quốc nhất định hồn tồn thành cơng. Hịa bình dân chủ thế giới khắp Nam - Bắc - Tây - Đông

Năm mới, thắng lợi càng mới, thành công càng nhiều [15,tr.196].

Trong một số bài thơ khác có những bài thơ chữ Hán đặc biệt hay và đã tốn khơng ít giấy mực của các nhà phê bình văn học nước nhà, ví dụ bài “Nguyên tiêu” [16, tr.467] Bác viết năm 1948:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sơng Xn nước lẫn bầu trời thêm xn

Giữa dịng bàn bạc việc quân

Cùng với bản thảo là các bài thơ chúc tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn có một số bản thảo đánh máy với tiêu đề là “Thường thức chính trị” được đăng tải trên báo Cứu Quốc giai đoạn 1945 - 1950 và Báo Nhân dân giai đoạn 1951 - 1954 cũng có trong nhóm bản thảo này.

Hiện nay khối lượng bản thảo giai đoạn 1945 - 1954 tại kho Bảo tàng Hồ Chí Minh là chưa đủ, bởi vậy công việc tiếp theo là Bảo tàng Hồ Chí Minh phải tiếp tục phát hiện, sưu tầm và kiện tồn dần dần khối tư liệu khơng thể thiếu được này.

Tóm lại, Bảo tàng Hồ Chí Minh là một cơng trình văn hóa lớn của đất nước, Bảo tàng vừa có giá trị lớn về chính trị, về lịch sử và về văn hóa, gắn liền với cuộc đời sự nghiệp cách mạng và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bảo tàng là thể hiện được ý nguyện và lịng kính u vơ bờ của tồn Đảng, tồn dân ta và bạn bè quốc tế. Bảo tàng Hồ Chí Minh là một bảo tàng hiện đại có khơng gian kiến trúc đẹp, có giải pháp trưng bày khá hiện đại, có nội dung trưng bày phịng phú. Mọi hoạt động khoa học và nghiệp vụ của Bảo tàng đều dựa trên nền tảng là các sưu tập hiện vật gốc - trong đó các sưu tập là bản thảo. Sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Sưu tập bản thảo của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1945 1954) tại bảo tàng hồ chí minh (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)