Sự phối hợp giữa phương pháp đánh giá tổng thể đối tượng (SGA) và chỉ số

Một phần của tài liệu tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn thực tế và kiến thức - thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ tại bệnh viện bạch mai (Trang 36 - 89)

500 – 900

3.2.4.Sự phối hợp giữa phương pháp đánh giá tổng thể đối tượng (SGA) và chỉ số

và chỉ số BMI của bệnh nhân STMT-LMCK.

Bảng3.9. Phối hợp giữa phương pháp đánh giá tổng thể đối tượng (SGA) và chỉ số BMI .

Phương pháp đánh giá tổng thể đối tượng (SGA)

Chỉ số BMI

<18,5 18,5 – 24,9 ≥ 25

n (%) n (%) n (%)

Không có nguy cơ SDD 7 (4,7) 45 (30,0) 5 (3,4)

Nguy cơ SDD mức độ nhẹ 26 (17,3) 37 (24,6) 3 (2,0)

Nguy cơ SDD mức độ nặng. 26 (17,3)* 1 (0,7) 0 (0,0)

Tổng 59 83 8 ( 100,0)

* p<0,05

Nhận xét:

Bảng 3.9 chỉ ra rằng có 26 bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng nặng kết hợp với BMI <18,5 chiếm 17,3%, nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nặng có liên quan với BMI thấp có ý nghĩa ( test X2 ; p<0,05), có 26 bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ kết với BMI <18,5 chiếm 17,3%, không có nguy cơ suy dinh dưỡng kết hợp với BMI <18,5 là 7 bệnh nhân chiếm 4,7%, nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nặng kết hợp với BMI trong giới hạn bình thường có 1 bệnh nhân chiếm 0,7%, nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nhẹ kết hợp với BMI trong giới hạn bình thường có 37 bệnh nhân chiếm 24,6%, không có nguy cơ suy dinh dưỡng kết hợp với BMI trong giới hạn bình thường có 45 bệnh nhân chiếm 30,0%, nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nhẹ kết hợp với BMI ≥ 25 có 3 bệnh nhân chiếm 2,0%, không có nguy cơ suy dinh dưỡng kết hợp với BMI ≥ 25 có 5 bệnh nhân chiếm 3,4%.

3.3. MÔ TẢ KHẨU PHẦN ĂN THỰC TẾ CỦA BỆNH NHÂN:

Bảng 3.10. Thực phẩm tiêu thụ trong 24 giờ của bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ

STT Tên thực phẩm

Tiêu thụ thực phẩm trung bình 1 ngày (g/ngày/người) X σ 1 Gạo 290,0 102,5 2 Lương thực khác 36,7 67,8 3 Đậu đỗ 15,2 33,2 4 Vừng lạc 2,1 6,5 5 Dầu mỡ 10,2 5,2 6 Thịt các loại 109,0 74,2 7 Cá các loại 30,9 77,1 8 Tôm, cua, ốc 6,3 19,8 9 Trứng 7,6 26,4 10 Rau các loại 187,0 140,4 11 Quả chín 63,6 117,0 12 Sữa các loại 20,9 79,9 13 Nước chấm 3,5 0,3 Nhận xét:

Bảng 3.10 bệnh nhân tiêu thụ trung bình 290g gạo và lương thực khác là 36,7g trong 1 ngày. Thức ăn vừng lạc, dầu mỡ tiêu thụ 2,1 g/ngày và 10,2 g/ngày. Các loại thịt (thịt lợn, thịt bò, thịt gà…) tiêu thụ trung bình 109g/ngày. Bệnh nhân tiêu thụ trứng, sữa trung bình 7,6g/ngày và 20,9g/ngày. Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như tôm, cua… bệnh nhân tiêu thụ 6,3g/ngày. Rau xanh và quả chín bệnh nhân tiêu thụ trung bình là 187g/ngày; 63,6g/ngày.

Bảng 3.11. Thành phần các chất dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ

Thành phần các chất dinh dưỡng

(người/ngày) X

Kcalo/kg/24h 32,5 Tổng số Protid (g) 63,2 Protid (g) /kg/24h 1,3 Protein (g)( đ.vật / tổng số) 43,5 Tổng số Lipid (g) 30,7 Lipid (g) (thực vật/ tổng số) 18,5 Tổng số Glucid (g) 257 Khoáng chất (mg) Calci (mg) 347,0 Phospho (mg) 717,4 Sắt (mg) 26,8 Natri (mg) 213,2 Các vitamin Vitamin A (μg) 210,1 Vitamin B1 (mg) 1,2 Vitamin B2 (mg) 1,0 Vitamin PP (mg) 12,3 Vitamin C (mg) 73,0 Nhận xét:

Bảng 3.11 chỉ ra rằng tổng năng lượng trung bình trong 1 ngày của bệnh nhân là 1572 Kcal, số kcal/kg cơ thể là 32,5. Tổng protein khẩu phần là 63,2g trong đó protein động vật 43,5g; lipid là 30,7g; glucid là 255,7g. Lượng vitamin A trong khẩu phần của bệnh nhân là 210μg/ngày thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị; vitamin B1, C đủ so với nhu cầu khuyến nghị, vitamin B2, PP thiếu so với nhu cầu khuyến nghị.

Bảng 3.12. Cơ cấu khẩu phần ăn của bệnh nhân so với khuyến nghị [5]

Cơ cấu khẩu phần ăn Bệnh nhân Khuyến

nghị % đạt được

E (kcal) 1572 1800 87,4

P (g) 63,2 65 97,3

L (g) 30,7 40 76,8

G (g) 257 280 91,8

Natri (mg) 213,2 2000 Đạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phospho (mg) 717,4 < 1200 Đạt

Nhận xét:

Bảng 3.12 cho thấy năng lượng khẩu phần ăn của bệnh nhân đạt được 87,4% so với nhu cầu khuyến nghị, lượng Lipit khẩu phần của bệnh nhân đạt 76,8% so với nhu cầu khuyến nghị, lượng Glucid khẩu phần của bệnh nhân đạt 91,8% so với nhu cầu khuyến nghị. Natri, phospho trong khẩu phần ăn của bệnh nhân đạt tiêu chuẩn cho phép của nhu cầu khuyến nghị.

3.4. KIẾN THỨC - THỰC HÀNH DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH – LỌC MÁU CHU KỲ.

Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ bệnh nhân hiểu được tầm quan trọng của ăn uống.

Biểu đồ 3.3. Cho thấy có 130 bệnh nhân cho rằng chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh thận chiếm 86,7%, chỉ có 6,6% bệnh nhân cho chế độ ăn ít quan trọng, không có bệnh nhân nào coi chế độ dinh dưỡng không quan trọng.

Bệnh nhân được tư vấn

về chế độ ăn n %

Được tư vấn 126 84,0

Không được tư vấn 24 16,0

Tổng 150 100

Nhận xét:

Bảng 3.13 cho chúng ta thấy có 126 bệnh nhân chiếm 84% bệnh nhân được tư vấn dinh dưỡng cho bệnh thận, chỉ có 24 bệnh nhân chiếm 16% bệnh nhân không được tư vấn dinh dưỡng.

Bảng 3.14. Tỉ lệ bệnh nhân thực hiện đúng chế độ ăn được tư vấn

Bệnh nhân thực hiện đúng

chế độ ăn được tư vấn n %

Thực hiện đúng 57 45,2

Không thực hiện đúng 69 54,8

Tổng 126 100

Nhận xét:

Bảng 3.14 chỉ ra rằng bệnh nhân sau khi được tư vấn về chế độ ăn cho bệnh thận đã thực đúng theo tư vấn là 57 bệnh nhân chiếm 45,2%, bệnh nhân không thực hiện đúng có 69 bệnh nhân chiếm 54,8%.

Bảng 3.15. Lý do bệnh nhân không thực hiện được chế độ ăn

Lý do bệnh nhân không thực hiện

Đúng chế độ ăn đã được tư vấn n %

Không ước lượng được thực phẩm 60 64,5

Bệnh nhân không có tiền 8 8,6

Tổng 93 100

Nhận xét:

Bảng 3.15 cho thấy các lý do bệnh nhân không thực hiện đúng chế độ ăn đã được tư vấn như sau: Có 60 bệnh nhân không ước lượng được thực phẩm chiếm 64,5%, bệnh nhân mệt mỏi do bệnh nên không ăn được chiếm 26,9%, có 8,6% bệnh nhân không có tiền nên chế độ ăn không đủ.

Bảng 3.16. Cách định lượng thực phẩm chín hàng ngày của bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách định lượng thực phẩm chín n %

Bằng mắt thường 17 11,3

Bằng bát con ăn cơm 63 42,0

Cân 1 0,7

Không 69 46,0

Tổng 150 100

Nhận xét:

Bảng 3.16 cho thấy có 17 bệnh nhân chiếm 11,3% là định lượng thực phẩm chín bằng mắt thường, có 63 bệnh nhân chiếm 42% định lượng thực phẩm chín bằng bát con ăn cơm, chỉ có 1 bệnh nhân chiếm 0,7% định lượng thực phẩm chín bằng cân, có 69 bệnh nhân chiếm 46% không định lượng thực phẩm hàng ngày.

Bảng 3.17. Cách chế biến thực phẩm hàng ngày của bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ.

Cách chế biến thực phẩm n %

Nấu ăn bình thường 85 56,6

Nấu ăn nhạt hoàn toàn 2 1,4

Nấu nhạt hoàn toàn khi ăn có chấm

Tổng 150 100

Nhận xét:

Bảng 3.17 cho thấy có 2 bệnh nhân chiếm 1,4% nấu ăn nhạt hoàn toàn, có 63 bệnh nhân chiếm 42% nấu ăn nhạt hoàn toàn khi ăn có chấm với bột canh hoặc nước mắm, còn 85 bệnh nhân chiếm 56,6% nấu ăn như bình thường.

Bảng 3.18. Những thực phẩm bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ hạn chế trong chế độ ăn hàng ngày.

Thực phẩm hạn chế n %

Thịt, cá, quả chín, bia, rượu, nước uống 87 58,0

Không 63 42,0

Tổng 150 100.0

Nhận xét:

Bảng 3.18 chỉ ra rằng có 87 bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ hạn chế thịt, cá, quả chín, bia, rượu chiếm 58%. Có 63 bệnh nhân không hạn chế bất kỳ thực phẩm gì chiếm 42,0%.

Chương 4 BÀN LUẬN

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi là một trong số ít những nghiên cứu tại Việt nam về đánh giá toàn diện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân STMT – LMCK, khẩu phần ăn thực tế và kiến thức, thực hành dinh dưỡng. Bước đầu nghiên cứu này cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng chiếm 37,3%, tỉ lệ bệnh thừa cân béo phì rất ít chỉ có 3,3%, thiếu máu có 136 bệnh nhân chiếm 90,7% nguyên nhân do thiếu sắt và chất vận chuyển sắt. Khẩu phần ăn thực tế của bệnh nhân thấy năng lượng trung bình của mỗi bệnh nhân chỉ đạt 87,4%, protid khẩu phần phù hợp với nhu cầu khuyến nghị, lipid, glucid thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị, các vitamin và các nguyên tố vi lượng trong khẩu phần cũng chỉ đạt được 80 -90% so với nhu cầu khuyến nghị. Kiến thức thực hành dinh dưỡng qua điều tra 150 bệnh nhân thấy có 130 bệnh nhân coi chế độ dinh dưỡng rất quan trọng chiếm 86,7%, số bệnh nhân được tư vấn chế độ ăn chiếm 84%, nhưng số bệnh nhân thực hiện chế độ ăn đã được tư vấn chỉ có 57 bệnh nhân chiếm 38%. Lý do bệnh nhân không thực hiện đúng chế độ ăn đã được tư vấn là không không ước lượng được thực phẩm chiếm 46%, mệt mỏi do bệnh chiếm 24,7%, do không có tiền mua thực phẩm chiếm 5,3%.

Trong số bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có tới 23,3% là người cao tuổi, người cao tuổi nhất là 84 tuổi ở nam (3 năm lọc máu) và 83 tuổi ở nữ (4 năm lọc máu). So với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh năm 2008 tỉ lệ người cao tuổi là 19% và người cao tuổi nhất là 76 tuổi [1]. Điều này nói lên những bệnh nhân suy thận có lọc máu chu kỳ hiện nay có tuổi thọ cao hơn so với trước. Có 41 bệnh nhân có thời gian lọc máu dưới 1 năm chiếm 27,4%, tỉ lệ

này cao hơn của Nguyễn Thị Thu Hà năm 2005 là 25% [13]. Bệnh nhân lọc máu trong thời gian từ 1-5 năm chiếm 38%, trên 5 năm chiếm 34,7%. Tỉ lệ này thấp hơn của Nguyễn Thị Vân Anh năm 2008 là 51% [1].

4.1 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH – LỌC MÁU CHU KỲ.

Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn.

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng có 37,3% bệnh nhân có chỉ số BMI ở mức thấp <18,5, tỉ lệ này thấp hơn Nguyễn Thị Vân Anh năm 2008 là 41% và tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà năm 2005 là 38,7% [1[, [13]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đưa ra kết luận chỉ số BMI liên quan một cách có ý nghĩa với nguy cơ tử vong. Beddhu và CS (2003) nghiên cứu trên 70028 bênh nhân LMCK tại mỹ từ năm 1995 – 1999 cho thấy nguy cơ tử vong thấp hơn một cách có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân có chỉ số BMI cao ≥ 25 so với nhóm bệnh nhân có chỉ số BMI thấp [34]. BMI thấp điều đó chứng tỏ là giảm cả khối cơ và khối mỡ cơ thể, trong nghiên cứu này chúng tôi chưa có điều kiện để đánh giá khối mỡ cơ thể. Tỉ lệ bệnh nhân thừa cân béo phì cũng chứng tỏ có vấn đề về sức khỏe hiện nay nước ta một bộ phận xã hội thường tập trung ở các thành phố lớn điều kiện kinh tế khá giả, ăn uống đầy đủ và dư thừa các chất dinh dưỡng làm cho tỉ lệ thừa cân, béo phì tăng lên, gây nguy cơ cao mắc những bệnh mạn tính không lây như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp... ngược lại những người sống ở nông thôn, miền núi.... lại bị suy dinh dưỡng, hay mắc các bệnh nhiễm trùng. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3,3% bệnh nhân có BMI ở mức tiền béo phì, tỉ lệ này thấp hơn tỉ lệ trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà 2005 là 14% [13]. Năm 2001, tại Tp. Hồ Chí Minh tỉ lệ thừa cân béo phì là 21,2% (40-49 tuổi); 22,1% (50-59 tuổi); 17,8% (>60 tuổi). Năm 2002, tại Hà Nội cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ở lứa tuổi 30-39 (11,3% cho nam; 13,1% cho nữ); tuổi 40-49 (16,5% cho nam; 21,9% cho nữ); tuổi 50-59 (20,8% cho nam; 25,45 cho nữ) [16].

Nghiên cứu của Johasen & CS (2004) trên bệnh nhân LMCK tại Mỹ cho thấy: nhóm bệnh nhân có chỉ số BMI<19 có nồng độ albumin và creatinin huyết thanh thấp hơn các nhóm khác [16]. Theo nghiên cứu của chúng tôi liên quan giữa BMI với albumin huyết thanh chưa thấy rõ mối liên quan này, có thể do số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn. Trong tương lai, theo dõi mối tương quan giữa BMI, nồng độ albumin huyết thanh với tiên lượng sống sót của bệnh nhân tại Việt Nam cũng là một vấn đề cần được tiến hành.

Phương pháp đánh giá tổng thể đối tượng (SGA) hiện nay được nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân STMT-LMCK. Ưu điểm của phương pháp này là có thể đánh giá bệnh nhân trong suốt quá trình mắc bệnh bao gồm những thay đổi về cân nặng, biểu hiện của tình trạng dinh dưỡng kém, những đánh giá về lâm sàng của thầy thuốc. Theo phương pháp đánh giá tổng thể đối tượng (SGA) đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nhẹ có 44%, nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nặng là 18%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ suy dinh dưỡng nhẹ thấp hơn của Nguyễn Thị Vân Anh năm 2008 là 77% [1] nhưng suy dinh dưỡng ở mức độ nặng cao hơn của Nguyễn Thị Vân Anh năm 2008 là 3% [1]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn Tsai HJ và CS năm 2010 tại Đài loan [69] nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nhẹ là 51%, nhưng nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nặng cao hơn là 1% ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo, và thấp hơn Shruti Tapiawala & CS (2006) có 53,1% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng mức độ nhẹ [69].

Albumin là protein hình cầu có tính hòa tan cao (TLPT 69000) albumin được phân bố ở dịch ngoại bào và trên 60% nằm trong khu vực ngoại mạch. Albumin có chu kỳ tuần hoàn là 15 đến 20 ngày, 95% albumin do gan sản xuất, khi chức năng gan giảm, albumin giảm, nước không được giữ lại ở trong lòng mạch mà vào khoang gian bào gây ra hiện tượng phù (phù dinh dưỡng). Albumin của huyết thanh tham gia hai chức năng chính là duy trì áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương chiếm 70-80% và liên kết vận chuyển các chất có trọng lượng phân tử nhỏ như: bilirubin, hormon steroid, acid béo, và các thuốc có trong máu. Mặc dù nồng độ albumin huyết thanh bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: tình trạng viêm, tình trạng tăng dị hóa trong lọc máu, mất acid amin qua dịch lọc... nhưng nó vẫn là một chỉ số thường dùng nhất để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Theo nhiều tác giả, albumin huyết thanh là một chỉ số rất có giá trị trong tiên lượng tình trạng bệnh [47].

Nồng độ albumin huyết thanh là một chỉ số thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trong bệnh viện. Trong nghiên cứu của chúng tôi 13,4% bệnh nhân có nồng độ albumin huyết thanh <35g/l, kết quả này thấp hơn Nguyễn Thị Vân Anh năm 2008 là 32,3% [1], của Nguyễn Thị Thu Hà năm 2005 là 27% [13], của Lê Thị Thu Trang và CS năm 2007 [20] là 61,31%, và các nghiên cứu khác trên thế giới như Ikizler và CS (2000) [45] công bố kết quả nghiên cứu tại Mỹ: 22% số bệnh nhân có albumin huyết thanh < 35g/l, 53% ở mức từ 35 – 39g/l. Nghiên cứu này còn kết luận rằng: Nhóm bệnh nhân có nồng độ albumin huyết thanh < 35g/l có tỉ lệ tử vong trong bệnh viện cao hơn 10% so với nhóm có nồng độ albumin huyết thanh > 35g/l. Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ albumin huyết thanh và mức BMI (P>0,05). Có 6% bệnh nhân vừa có nồng độ albumin huyết thanh thấp (<35g/l) vừa có BMI thấp (<18,5).

Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt: Sắt là nguyên tố phổ biến trong tự nhiên, quan trọng trong trao đổi điện tử. Nó là một yếu tố kiểm soát quá trình tổng hợp DNA. Các tiến trình có hiệu quả cho phép các cơ thể sống vận chuyển và dự trữ nguyên tố kém hoà tan nhưng có tính hoạt động cao này. Sắt là một thành phần quan trọng trong tổng hợp hemoglobin (chất vận

Một phần của tài liệu tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn thực tế và kiến thức - thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu có chu kỳ tại bệnh viện bạch mai (Trang 36 - 89)