BIỂU ĐỒ 1: CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA BƯU ĐIỆN QUA 3 NĂM (2004-2006)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf (Trang 25 - 27)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH LONG TRONG 3 NĂM (2004 2006)

BIỂU ĐỒ 1: CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA BƯU ĐIỆN QUA 3 NĂM (2004-2006)

Qua biểu đồ trên ta thấy tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản trên 70%. Sở dĩ tài sản cố định được phân bổ với tỷ lệ cao như vậy là vì đặc thù của ngành Bưu điện là phục vụ cho nhu cầu thơng tin liên lạc của tồn xã hội vì thế phải xây dựng một mạng lưới rộng cả lĩnh vực bưu chính và viễn thơng. Trong bưu chính tài sản cố định hình thành dưới dạng các bưu cục giao

dịch trên địa bàn của toàn tỉnh và phương tiện vận tải.

Đặc biệt đối với lĩnh vực viễn thông phải thiết lập các điện thoại nội

tỉnh,liên tỉnh, thành phố, quốc tế… do đó phải lắp đặt nhiều các trạm đài thu phát sóng và các phương tiện truyền dẫn, các trụ cột… nên chi phí tài sản cố định đầu tư vào lĩnh vực này chiếm khoảng 75% tổng tài sản cố định của đơn vị.

Bên cạnh đó ta thấy tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản ngày

càng cao hơn kéo theo tỷ trọng của tài sản lưu động giảm dần. Năm 2004 tỷ trọng của TSLĐ là 25,8% và TSCĐ là 74,2%, năm 2005 tỷ trọng TSLĐ giảm xuống còn 24,87% và TSCĐ tăng đến 75,13%, năm 2006 tỷ trọng của TSLĐ lại tiếp tục giảm còn 22,81% và TSCĐ là 77,19%.

Qua phần phân tích trên đã nói lên được xu hướng đầu tư của bưu điện

tỉnh Vĩnh Long là tăng dần tỷ trọng của TSCĐ và giảm dần tỷ trọng của TSLĐ.

Đây là xu hướng phát triển chung của ngành do đặc điểm của ngành bưu điện sử

dụng nhiều thiết bị, máy móc, phương tiện truyền dẫn… trong cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về tình hình biến động của từng loại tài sản ta đi sâu

xem xét từng loại qua bảng số liệu sau: 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2004 2005 2006 Tài sản cố định Tài sản lưu động % Năm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)