Các giá trị từ các yếu tố phi vật thể : một số phong tục

Một phần của tài liệu Văn hóa làng khoa bảng xuân cầu (xã nghĩa trụ, huyện văn giang, tỉnh hưng yên) (Trang 57 - 83)

tập quán tiêu biểu và tính cách con người làng xuân cầu Các yếu tố phi vật thể của văn hóa làng rất đa dạng. Trong luận văn này, chúng tôi nêu một số nét riêng của làng Xuân Cầu, phản ánh được tính chất của một làng khoa bảng, gắn với làng nghề, làng buôn và một phần là yếu tố Hoa - Hán còn được bảo lưu. Các nét riêng này thể hiện ở một số phong tục tập quán chủ yếu.

2. 2. 1. Tục khao vọng với người đỗ đạt xưa kia

Các làng Việt xưa kia đều đặt ra lệ khao đối với người đỗ đạt hoặc được ban bằng sắc. Các làng có truyền thống học hành, khoa bảng, làm quan,

lệ này càng quy củ và có phần nặng nề hơn. Dưới đây là lệ khao của làng Xuân Cầu theo bản hương ước lập ngày 6 tháng Một năm Vĩnh Thịnh thứ năm (năm Kỷ Sửu, 1709) :

- Điều 8: Trong xã có người nào đậu Tiến sĩ phải làm lễ cáo yết gồm

một con trâu, một mâm xơi, một vị rượu. Sau khi tế xong, mời quan viên văn thuộc cùng ăn uống. Quan viên văn thuộc mừng một bức trướng văn ghi trên lụa trắng để thể hiện việc coi trọng đạo tư văn.

- Điều 9: Tất cả các viên triều quý quan (quan viên trong tiều) và

những người thi đỗ đã được nhận sắc mệnh đều phải làm lễ cáo yết, lễ vật gồm một con lợn, một mâm xơi, một vị rượu. Lễ xong, mời quan viên văn thuộc, mỗi viên khi đến đem theo một gói trầu chúc mừng để biểu thị tình cảm nồng hậu.

Điều 10: Người nào trong xã mới thi đỗ, phải nạp tiền khao vọng gồm

bốn quan hai mạch tiền sử và một khay trầu đủ dùng. Về cỗ bàn, mở hội chúc mừng quy định một phần một mạch tiền sử và một khay trầu đủ số. Tiền khao vọng, liệu thu mỗi người năm mạch giao cho các người trong khoa ấy mua lợn, xôi, rượu để làm lễ cáo yết. Tế xong, quan viên văn thuộc cùng ăn uống. Còn lại bao nhiêu nộp cùng tiền khai hạ (chúc mừng) giao lại cho đương cai để làm tiền chi vào dịp thưởng Xuân. Số còn lại chia đều.

Đến năm Canh Tý niên hiệu Bảo Thái (năm 1720), xã định thêm lệ : người trong xã là nho sinh, sinh đồ thi Hương trúng tứ trường mà được làm xã trưởng hoặc đề lại thì sắm lễ khao, 1 con gà, 1 mâm xơi, 1 vò rượu, 1 khay trầu đủ dùng giá 1 quan tiền sử. Quan viên văn thuộc đáp lễ chúc mừng. 2. 2. 2. Tục tế ở Văn chỉ

Các làng Việt đều có lệ, mỗi năm vào ngày đinh của tháng Hai và tháng Tám làm lễ tế ở văn chỉ, để tỏ lòng tri ân Khổng Tử, Chu Văn An và các bậc tiên hiền; đồng thời để cầu mong làng có nhiều người đỗ đạt.

Xuân Cầu là làng khoa bảng, có văn chỉ chung của làng và văn chỉ ở từng thôn, nên lệ tế văn chỉ rất bài bản. Theo bản hương ước nêu trên thì lệ tế diễn ra theo quy trình sau :

- Vào hai kỳ tế Xuân, Thu hàng năm, làm lễ vào sau ngày Đinh. Nếu

gặp ngày kỵ thì làm sau đó một ngày. Ngày hơm đó, tồn thể quan viên văn thuộc áo mũ chỉnh tề làm lễ theo nghi thức. Về việc hiến tế (dâng lễ), trước hết phải là quan chức trong triều, thứ đến là người thi đỗ lại có chức vụ, sau đến nho sinh trúng thức, giám sinh, sinh đồ, tất cả đều phải chọn người ưu tú để trọng việc thờ cúng. Còn về thứ bậc chỗ ngồi nên theo tuổi tác để làm sáng tỏ phong tục trên kính dưới nhường. Người vắng mặt phạt một mạch tiền sử, người có cơng đi xa, cho được đem một gói trầu đến cáo vắng. Người đang có trọng tang khơng được tham dự.

- Vào hai kỳ tế Xuân Thu hàng năm, hai viên đương cai thay phiên nhau chuẩn bị bàn, chén, thuốc, muối cho đủ dùng. Về trầu cau chuẩn bị cho ngày dự cáo ba khay, cịn ngày tế chính thì triều quan mỗi vị một khay, hai bên tả hữu mỗi bên hai khay, mỗi khay mười hai miếng.

- Ngày Xuân tế, mỗi vị đương cai chi ra ba quan năm mạch tiền để mua lễ vật như lợn, gà, rượu, vàng mã. Ngày dự cáo làm cỗ chay mỗi bàn một đĩa gồm có hai quả trứng chín, mười quả chuối tiêu, hai quả cam, lấy mía xếp xung quanh. Nếu khơng có chuối tiêu thì thay bằng mười quả trứng, nếu khơng có cam cũng thay bằng mười quả trứng. Về trầu cau mỗi viên đương cai một khay cho đủ dùng. Ngày tế chính cũng theo như vậy.

- Ngày Thu tế hàng năm, quan viên, văn thuộc tất cả mỗi viên phải đóng một mạch tiền cổ, hai thăng gạo giao cho đương cai mua lễ vật như lợn, gà, rượu, vàng mã. Ngày cáo lễ nên làm cỗ chay, mỗi bàn một đĩa gồm hai quả trứng, mười quả chuối, mười quả hồng. Nếu khơng có chuối, thì cho thay bằng trứng. Về trầu cau thì mỗi viên đương cai một khay cho đủ số. Ngày tế chính cũng sắm lễ như trên.

- Làng dành ra một mẫu ruộng tế ở văn chỉ. Hàng năm hai viên đương

cai thay phiên nhau canh tác nộp thóc, mỗi năm phải nộp 400 đấu. nếu gặp năm mất mùa thì tùy tình hình mà liệu giảm. Ngày Xuân tế phải chi 100 thăng gạo nếp. Ngày thưởng Xuân chi gạo nếp nấu ba mâm xôi, mỗi mâm ba mươi đấu. Còn bao nhiêu các vị quan viên, văn thuộc tùy theo giá mà bán đi lấy tiền mua lễ vật như gà, rượu để cúng lễ thưởng Xuân.

Lễ tế văn chỉ được người làng Xuân Cầu coi trọng, Trước lễ, những người trong ban hành lễ phải trai giới ba ngày. Chủ tế đứng “hành lễ vị” trước hương án của gian chính miếu. Bên trái hành lễ vị là “chúc án” (án đặt chúc văn). Chủ tế lễ ở chiếu bái vị. Các quan viên, bô lão ở chiếu bên cạnh. Chiếu từ cổng vào thềm tiền đường là chiếu bái của các sinh đồ.

Trong ngày tế tại văn chỉ, mọi người phải ăn mặc chỉnh tề, nhất là các học quan và các nho sinh. Lễ vật được chuẩn bị từ sớm, tới giờ Sửu mọi thứ phải đâu vào đấy. Đến canh năm, sau một hồi chuông báo, quan chủ tế đứng vào chỗ “lập vị” làm lễ. Một vị “lễ quan” đọc bài xướng. Giọng đọc to, hùng hồn, uyển chuyển, nghiêm trang nhưng có vần có nhịp.

Các bước tế tại văn chỉ gồm 5 bước: Dâng hương, dâng rượu, dâng lụa, dâng nhạc, khóa chúc văn. Mỗi bước dùng một khúc nhạc riêng :

- Dâng hương nghênh thần ứng với tấu khúc Cảnh văn.

- Dâng rượu tuần thứ nhất ứng với khúc nhạc Chiêu văn, tuần rượu thứ hai ứng với khúc ý văn, tuần rượu thứ ba ứng với khúc Hiển văn.

- Tấu khúc bính văn thì hạ thức ăn trên bàn thờ xuống.

- Tấu khúc Huy văn thì mang lụa và chúc văn đi hố làm lễ tống thần. Bài xướng khá dài, trình tự theo các bước xướng, tế như tế thành hoàng. Phẩm vật tế lễ ở án thờ chính gồm có lợn, dê mỗi thứ một con, một thủ bị, một mâm xơi trắng, ba mâm bánh quả. Gian góc ngồi ban thờ thổ cơng, thổ địa thì dâng lễ cúng chè, xơi.

Việc tế lễ văn chỉ được tổ chức chu đáo như vậy là do các bậc túc nho, các chức sắc, các khoá sinh và dân làng Xuân Cầu ai cũng coi trọng sự học. Văn chỉ luôn được trông coi cẩn thận, sạch sẽ quanh năm, cũng là khẳng định được tầm quan trọng của việc nâng cao dân trí của làng. Người Xn Cầu giữ gìn, bảo vệ văn chỉ từ đời này sang đời khác như một báu vật, là “Đền văn”, vừa có tác dụng khuyến học, khuyến tài của làng.

Ngoài lễ Xuân, Thu tế ở văn chỉ, làng Xn Cầu cịn có kính tế tiên hiền, mở hội xướng ca vào ngày 20 tháng Ba hàng năm. Vẫn theo bản hương trên, để chuẩn bị cho lễ này, các bậc quan viên văn thuộc xuất 10 quan tiền sử, định vào ngày 15 tập trung để xem cụ thể số tiền, đến sáng sớm ngày ca xướng thì áo mũ chỉnh tề như ngày tế Xuân Thu. Bàn ghế, chén bát do viên đương cai chuẩn bị. Tế xong làm cỗ cho những người có tâm tang (tang thày học) cùng ăn uống. Cịn về cỗ bàn thì người trong nom việc ca xướng, cử mỗi bàn bốn viên làm cỗ. Người có tang khơng được tham dự. Nếu người nào phải ra trông nom ca xướng mà lại vắng mặt thì phải chịu phạt ba mạch tiền cổ, hoặc thi thoảng có năm nào đó khơng có ca xướng thì lễ vật kính tế cũng vẫn theo như lệ.

Không chỉ tư văn hàng xã, tư văn các thơn cũng có lệ tế văn chỉ rất bài bản. Chẳng hạn, lệ tế của tư văn thôn Tam Kỳ được quy định trong bản hương ước lập vào tháng Hai năm Cảnh Hưng 23 (Nhâm Ngọ, 1762). Do khuôn khổ của luận văn, chugs tôI không nêu cụ thể của quy định này mà đặt ở Phụ lục. 2. 2. 3. Tục thờ tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên được các gia đình người Việt hết sức coi trọng, thể hiện ở vị trí trang trọng của ban thờ và cách bài trí cẩn thận trên ban thờ.

Xuân Cầu là làng Nho học, làng khoa bảng, làng buôn bán, nên việc lập ban thờ ở phần lớn các gia đình, nhất là những gia đình có người đỗ đạt, làm quan đều trang trọng hơn so với các gia đình nhà nơng bình thường.

Sự trang trọng này thể hiện trước hết ở bàn thờ tổ tiên. Phần lớn các gia đình cơng chức, viên chức, nhất là các gia đình có truyền thống Nho học xưa kia gồm hai lớp:

- Lớp trong là một chiếc rương lớn, hình vng. Bàn thờ tổ gồm hai tầng, mỗi chiều dài chừng 2m, chân cao 1m, mặt trước của rương chia làm ba ơ. Cũng có trường hợp rương được thay bằng chiếc bàn to, giống như chiếc sập sơn son thiếp vàng, kê trên chiếc kệ cao khoảng 1m. Phía trước có tấm rèm bằng vải màu đỏ che một phần bên trong làm cho ban thờ thêm u tịch, huyền bí. Trên rương đặt chiếc mâm gỗ sơn đỏ, thếp vàng, hình chữ nhật, dùng để bày cỗ, hoa quả, đồ cúng trong ngày giỗ, tết, ngày có việc vui cần cáo với ơng bà, tổ tiên. Bên trong là chiếc khám kê trên chiếc bệ, trong ghi thần vị, cũng có khi khơng thờ thần chủ thì kê một chiếc ỷ (ngai) thờ, có đơi rồng chầu mặt nguyệt, tượng trưng có ngơi vị của tổ tiên. Phía ngồi là bộ tam sơn màu đỏ dùng để đặt đĩa trầu, chén rượu, chén nước.

- Lớp ngoài là hương án cao gồm đơi ống hương bằng gỗ tiện, sơn đỏ, bình hương bằng sứ, thân hình trụ, cao, cũng có khi hình bát giác viền xanh xung quanh. Hai bên bình hương là hai cây đèn cao khoảng năm tấc, chân tiện trịn, lưng chừng có vành rộng gọi là đĩa đèn. Gần bên bình hương và đĩa đèn đặt hai con hạc chầu hai bên, trên đầu (đỉnh) hạc thường có đơi xuyến để thắp nến. Cũng có thể có cây nến riêng, cổ bồng, bằng gỗ, sơn đỏ, có đế cao.

Thơng thường, các ban thờ của gia đình có bức hồnh phi, đơi câu đối, nội dung nói lên truyền thống, gia phong và ước nguyện của gia đình.

Ngồi bàn thờ chính tại q, người Xn Cầu cịn lập bàn thờ vọng. Do học hành thành đạt nhiều người Xuân Cầu hành sự chốn quan trường, làm ăn buôn bán nơi xa ở khắp mọi miền đất nước, nhiều người ở cả Pháp, Mỹ. Vì thế, vào ngày kỵ của ông bà, cụ kỵ mà khơng có điều kiện về quê, người Xuân Cầu xa quê thường lập bàn thờ vọng để bản thân và con cháu được thắp

nén tâm nhang hương lên tổ tiên và hướng về quê hương, về chốn tổ với tất cả tấm lịng thành kính.

Người muốn lập bàn thờ vọng phải về tận làng - quê gốc, báo cáo với ông trưởng tại nhà thờ họ, sau đó xin phép chuyển một lư hương nhỏ (phụ) có tro, vài nén tăm hương từ bàn thờ gốc để mang đến nơi đang sinh sống làm bàn thờ vọng. Bàn thờ vọng phải đặt nơi trang nghiêm, thành kính nhất trong nhà, hay trong đền miếu mới dựng của cộng đồng cư dân mới. ở nơi xa quê, nếu người cùng họ quần cư thì dù là con thứ và cháu thứ vẫn tuân thủ hàng bậc cao hơn, cũng được coi gần như hàng trưởng ở nơi quê mới. Những người vai thấp hơn, dù giàu sang, địa vị xã hội cao cũng phải góp lễ hoặc đưa lễ đến nhà người được quyền thắp hương thờ vọng làm thủ tục như khi còn ở quê. 2. 2. 4. Các tục liên quan đến Tết Nguyên đán

Tục đón Tết Nguyên đán của người Xuân Cầu về cơ bản cũng giống như nhiều nơi, ở đây chỉ nêu một số điểm khác biệt chính, liên quan đến yếu tố Nho học và khoa bảng.

2. 2. 4. 1. Chuẩn bị Tết và đón giao thừa

Ngay từ ngày 23 tháng Chạp, ngày tiễn ông Táo về trời, không khi Tết trong làng đã bắt đầu nhộn nhịp hẳn lên. Các gia đình lo thu dọn nhà cửa, sửa sang vườn tược, sắm sanh dần những thứ cần thiết cho việc đón Tết. Các bậc hưu quan, các ơng đồ, thầy khố mua thêm giấy đỏ hay vải điều để viết câu đối, hoành phi về chủ đề năm mới, mùa xuân đang về, thể hiện chí hướng của chủ nhà và gia cảnh. Các cụ đồ ngoài làm câu đối, viết chữ cho nhà mình cịn viết giúp câu đối Tết cho con cháu trong họ, bà con trong làng, những người khơng có điều kiện học hành đầy đủ hoặc viết giúp những người đến xin bán chữ, nhất là cho chữ vào những dịp mừng người đỗ đạt, khánh thành nhà mới, cho chữ để trò biếu thầy, chữ dùng cho đám hiếu, chữ con rể đi sêu lễ, cho chữ con cháu mừng thọ ông bà, cha mẹ.

Trong khi các bậc ông, cha lo viết câu đối, con cháu lo thu dọn nhà cửa, lau chùi, đánh bóng lại từ đồ thờ bằng đồng đến mâm đồng, thau đồng, bát men. Con trưởng phải trực tiếp đốt rơm nếp thay tro bát hương, cắm nến vào cây đèn, dùng nước lá thơm rửa ỷ thờ, bài vị…. Trong bếp, bà chủ nhà thay các ông đầu rau mới và mang các ông đầu rau cũ thả xuống sông Cầu hoặc xuống ao Cả, ao Dinh. Phụ nữ đi chợ Tết sắm đủ mọi thứ.

Gần đến giao thừa, mỗi nhà kê một cái bàn nhỏ ở giữa sân để cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế, cùng Táo Quân sắp từ trời trở về. Trên bàn đặt mũ thần bằng giấy nhiều mầu, các đĩa kẹo, trà, rượu, hương, nến, trầu cau và đĩa bánh chưng. Nhiều gia đình bày thêm một con gà trống thiến luộc.

Chủ nhà quỳ trước bàn thờ và lạy cả bốn phương trời, mười phương Phật, cầu thần linh phù hộ độ trì, ban phúc ban lộc, để năm mới có thêm vận hội mới, mọi việc hanh thơng, như ý.

Giao thừa là thời điểm hội tụ của đất trời, là phút kết thúc năm cũ, mở đầu của năm mới, là thời điểm vạn vật, con người vận động chuyển sang giai đoạn mới, thời tiết, khí hậu thay đổi. Vào thời điểm thiêng liêng ấy, người ta làm hàng loạt các nghi thức cũng lễ rồi đồng loạt đốt pháo (từ trước năm 1995). Nhà dù tranh hay ngói, sang hay hèn, tất cả nhất loạt cùng đốt pháo. Pháo nổ đì đùng kéo dài như khơng thể dứt báo hiệu xuân đã về.

Ngày Tết ở Xn Cầu cịn có lệ chúc tết ở đình chung, chúc tết ở đình phường, ở giáp, con cái ở xa đóng tết về q, học trị tết thầy dạy… như một lẽ tự nhiên trong hội tết đầu năm.

2. 2. 4. 2. Chúc Tết tại đình

Từ lâu, làng Xn Cầu có tục, sau lễ giao thừa, các vị chức sắc cùng các bô lão trong làng khăn áo tề chỉnh ra đình đón năm mới, gọi là chúc Tết tại đình. Tiên chỉ đảm trách việc lễ đức thành hoàng bằng bài chúc văn. Trong ánh đèn nến sáng trưng, sau hồi chiêng trống trang nghiêm,

Một phần của tài liệu Văn hóa làng khoa bảng xuân cầu (xã nghĩa trụ, huyện văn giang, tỉnh hưng yên) (Trang 57 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)