PHỤ LỤC LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu Văn hóa làng khoa bảng xuân cầu (xã nghĩa trụ, huyện văn giang, tỉnh hưng yên) (Trang 103 - 133)

Trang

Phụ lục 1: Hành trạng cỏc vị đại khoa làng Xuõn Cầu 104 Phụ lục 2: Hương lệ xó Hoa Cầu 108 Phụ lục 3: Điều lệ Hội văn thụng Tam Kỳ 112 Phụ lục 4: Giao ước giỏp Đụng thụn Tam Kỳ 115 Phụ lục 5: Một số hỡnh ảnh minh họa 121

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HểA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HểA HÀ NỘI

CHU VĂN MƯỜI

Văn hóa làng Khoa bảng xuân cầu

(xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên)

PHỤ LỤC LUẬN VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI XUÂN ĐÍNH

DANH MỤC PHỤ LỤC LUẬN VĂN

Trang

Phụ lục 1: Hành trạng cỏc vị đại khoa làng Xuõn Cầu 104 Phụ lục 2: Hương lệ xó Hoa Cầu 108 Phụ lục 3: Điều lệ Hội văn thụng Tam Kỳ 112 Phụ lục 4: Giao ước giỏp Đụng thụn Tam Kỳ 115 Phụ lục 5: Một số hỡnh ảnh minh họa 121

Phụ lục 1

Hành trạng các vị đại khoa làng xuân cầu

1. Nguyễn Hằng (1558 -?): là người đỗ đại khoa đầu tiên của làng. Ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất, niên hiệu Đoan Thái đời Mạc Mậu Hợp (năm 1586). về sau làm quan nhà Lê, đến chức Tham chính, tước Thọ Kiều Bá. Tuy làm quan to trong triều nhưng ông sống cuộc đời giản dị, thanh bạch, cơm tương, rau luộc mà vẫn lạc quan.

Về sáng tác, Nguyễn Hằng có bài thơ “ Nghèo” rất nổi tiếng.

2. Nguyễn Tính (1611- 1665 ): là con của Nguyễn Hằng, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn niên hiệu Dương Hịa thứ sáu, đời vua Lê Thần Tông (năm 1640); làm quan đến chức Tham tán quân vụ, Giám sát Ngự sử, Hữu Thị lang bộ Lễ, tước Nghĩa Quận công. Sau khi mất được tặng chức Tả Thị lang bộ Hình.

Ơng ni cháu ngoại là Nguyễn Hành làm con.

3. Nguyễn Hành (1656 - ?) : là con của Thân Toàn (quê ở tỉnh Bắc Giang), cháu ngoại Tiến sĩ Nguyễn Hằng, được Tiến sĩ Nguyễn Tính nhận làm con nuôi. Nguyễn Hành từng đỗ khoa Sĩ vọng; sau đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Mậu Thìn, niên hiệu Chính Hịa thứ chín đời Vua Lê Hy Tông (năm 1688); chức quan cao nhất là Tả Thị lang bộ Lại, tước Tử; từng được cử đi sứ sang nhà Thanh. Năm Canh Thìn (1700), ơng đi Kinh lý Tuyên Quang dụ tướng nhà Thanh lấy lại huyện Bảo Lạc. Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư bộ Công.

Về sáng tác văn học, sử học, ơng có 10 bài thơ trong Tồn Việt thi lục và Minh Quyên thi tập.

4. Quản Danh Dương (1666 - 1730) : đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Dần niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ sáu đời Vua Lê Dụ Tông (năm 1710); làm quan đến chức Hàn lâm viện Thừa chỉ.

Tháng Chạp năm Kỷ Dậu (đầu năm 1730), Quản Danh Dương được cử làm Phó sứ khi sang nhà Thanh để cảm ơn nhân dịp nhà Thanh trả lại mỏ đồng Tụ Long cho Việt Nam, song đến Yên Kinh ông bị ốm và mất tại đây; được tặng chức Tả Thị lang bộ Công, tước Văn Phái Hầu.

5. Nguyễn Quốc Dực (1693- ?): đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 14 đời Vua Lê Dụ Tông (năm 1718); làm quan đến chức Tham chính, khi mất được tặng Phó Đơ Ngự sử.

6. Quản Dĩnh (1685 - ?): đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Mùi, niên hiệu Bảo Thái thứ tám đời Vua Lê Dụ Tông (năm 1727), làm quan đến chức Tự Khanh. Sách Lịch huyện đăng khoa ghi ông được bổ chức Thự tham chính trấn Sơn Tây, về trí sĩ .

7. Quản Đình Du (1703 - ?) : đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Tân Hợi, niên hiệu Vĩnh Khánh thứ ba đời Vua Lê Duy Phường (năm 1731), làm quan đến chức Hàn lâm viện Đãi chế.

8. Nguyễn Gia Cát (1760 - ?) hay còn gọi là Gia Kiết, hiệu Địch Hiên; từng đỗ Nho sinh trúng thức khi chưa đến 18 tuổi; sau đỗ Đồng chế khoa xuất thân khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống đời Vua Lê Mẫn Đế (năm 1787). Sau đó, nhà Lê mất, ơng về ở ẩn dạy học; rồi ra làm quan với nhà Tây Sơn, giữ chức Đốc học Quy Nhơn. Năm Kỷ Mùi (1799), quy thuận với Gia Long, được bổ chức Cần chánh điện Học sĩ, cùng Phạm Quý Thích làm cơng việc từ chương ở Bắc Thành; được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh. Tháng Một năm ất Sửu (tháng 12 năm 1805), được thăng chức Tả Tham tri bộ Lễ, tước Quỳ Giang hầu. Song đến tháng Sáu năm Tân Mùi (tháng 7 năm 1811), vì liên quan đến vụ án khai man thần sắc ở các làng xã ngồi Bắc, ơng bị trảm giam hậu. Hai năm sau, được thoát án, song bị xóa bỏ quan tịch, cho ở lại kinh đô Huế rồi chết (theo Đại Nam liệt truyện tập 3, tr. 467).

Về sáng tác văn học, sử học: Nguyễn Gia Cát có Hoa trình thi tập, Bị

thứ qn phương trích lục.

9. Tơ Trân (1791 -?) : hiệu Ngọc Giang, đỗ Cử nhân khoa ất Dậu đời Minh Mệnh (năm 1825); đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất (năm 1826); được bổ chức Hàn lâm viện Biên tu, Tuần phủ Định Tường, tỉnh Gia Định, án sát Thái Nguyên; thăng Tả Tham tri bộ Lễ, sung Sử quán Toản tu. Ông tham gia biên soạn bộ sách Minh mệnh chính yếu và Đại Nam

thực lục tiền biên, nhiều cơng trình khảo cứu về văn học, sử học khác. Về

thơ, ơng có Nam hành tập, Bắc hành tập.

10. Tơ Hn (1827 - 1896) : là cháu nội Tô Hiền, hiệu là Trụ Giang; Tơ Hn sinh giờ Thìn ngày mồng 3 tháng Ba năm Đinh Hợi đời Minh Mạng (ngày 29 tháng 3 năm 1827). Tính ơng khoan hịa, cần kiệm, hay giúp người, vui thân với người thiện, ghét kẻ ác, sống chân thật, không ưa làm sự ngồi mặt. Lên 7 tuổi, ơng được học chữ; 24 tuổi đỗ tú tài khoa Canh Tuất niên hiệu Tự Đức (năm 1850); hai năm sau đỗ cử nhân khoa Nhâm Tý (năm 1852); song 17 năm sau, khi đã ở tuổi 43, ơng mới đỗ phó bảng khoa Mậu Thìn (năm 1868).

Sau khi về vinh quy bái tổ, Tô Huân được bổ chức Đồng Tri phủ, Lãnh Tri huyện Thanh Trì (tỉnh Hà Nội). Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ này, ông đã tra xét lại một vụ án mạng bị ẩn khuất từ ba năm trước đó, những kẻ phạm tội và tịng phạm, bao che đều phải nhận tội. Đặc biệt, ông đã làm rõ những khuất tất trong việc quản lý và chia cấp đất công châu thổ ở các xã ven sông Hồng thuộc huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội. Nguyên do là bãi đất bồi ở xã Đồng Nhân bị nước ngập mất bờ đã 18 năm. Một nhóm người Trung Quốc và bọn kinh doanh nhà tơ ở tỉnh Hà Nội đã thông đồng với các chánh tổng, kỳ lý để thầu với giá rẻ; làm cho dân đinh khơng cịn được chia cấp như trước để có đất cày cấy. Tô Huân đã hội đồng cùng các quan đí khám đạc, trực tiếp

thu thập ý kiến của dân chúng để làm rõ sự tình. Kết quả, các chức dịch đứng ra tổ chức thầu sai quy định và những kẻ thầu trái phép phải trả lại hơn 5000 mẫu đất. Dân đinh các xã được nhận lại ruộng để cày cấy. Nhân dân hết lòng ca ngợi quan huyện Tô Huân. Các quan tỉnh khi về các xã được dân phản ánh những việc làm vì dân của Tơ Hn cũng thán phục, liền hiểu dụ:”Ơng huyện bảo gì phải nghe, khơng được nhiễu nhau, chớ để hối về sau”.

Sau khi việc khám đạc và chia lại đất xong xuôi, xã Đồng Nhân cho người lên tạ Tô Huân ba thỏi vàng nhưng ông không nhận mà giao cho viên Phó tổng tên là Đức sung vào cơng quỹ.

Năm sau, nước sông Hồng lên to, đe dọa vỡ đê. Tơ Hn đích thân lên đê đốc thúc kỳ lý và dân phu hộ đê. Khi nước lên to nguy cấp, ông sai người buộc dây thuyền vào gốc cây chỗ đê xung yếu, với ý chí quyết tâm giữ đê, dù phải chết.

Do có nhiều cơng lao, Tô Huân được điều về Huế, bổ chức Phó Đơ Ngự sử, được cử làm Phó Quản đạo Hà Tĩnh. Do để mất thành khi bị quân Pháp đánh, ông bị cách chức, sau được phục chức Đốc học Hải Dương.

11. Nguyễn Đạo Quán (1867 - ?): đỗ Cử nhân khoa Tân Mão niên hiệu Thành Thái (năm 1891); đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất cùng niên hiệu (năm 1898); không rõ chức quan.

Phụ lục 2

Hoa cầu xã hương lệ

Nguyên bản của bản hương ước này là Hoa Cầu xã hương lệ, chữ

Hán, chép năm Vĩnh Thịnh 5 (1709), lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.724. Bản dịch dẫn lại trong sách Tục lệ cổ truyền làng xã Việt Nam do Đinh Khắc Thuân chủ biên, Nxb. KHXH, Hà Nội, 2006.

Dịch nghĩa: Hương lệ xã Hoa Cầu

Các bậc quan viên văn thuộc xã Hoa Cầu huyện Văn Giang phủ Thuận An cùng đứng ra lập khoán ước.

Trộm nghĩ việc tế tự ở từ chỉ Tiên hiền đã có lệ cũ quy định. Nay thừa lệnh trưởng quan đương triều muốn chấn tác tư văn, nên đã cùng bàn lập quy chế mới. Quy chế cho từ vũ đã ngày càng đổi mới thì việc lễ nghi thờ cúng cũng nên làm cho rõ ràng thêm. Vì thế văn thuộc cùng họp bàn, trong số các điều lệ cũ, tùy tình hình có thể giảm bớt, có thể tăng thêm một số điều, lập thành khoán ước mới để làm rõ phong tục thuận hịa cung kính, làm thành quy định để lại mãi sau này. Tất cả các điều liệt kê dưới đây. Kê:

Điều 1: Vào hai kỳ tế Xuân Thu hàng năm, làm lễ vào sau ngày Đinh.

Nếu gặp ngày kỵ thì làm sau đó một ngày. Ngày hơm đó tồn thể quan viên văn thuộc áo mũ chỉnh tề làm lễ theo nghi thức. Về việc hiến tế (dâng lễ), trước hết phải là quan chức trong triều, thứ đến là người thi đỗ lại có chức vụ, sau đến nho sinh trúng thức, giám sinh, sinh đồ, tất cả đều phải chọn người ưu tú để trọng việc thờ cúng. Còn về thứ bậc chỗ ngồi nên theo tuổi tác để làm sáng tỏ phong tục trên kính dưới nhường. Người vắng mặt phạt một mạch tiền sử, người có cơng đi xa, cho được đem một gói trầu đến cáo vắng. Người đang có trọng tang khơng được tham dự.

Điều 2: Vào hai kỳ tế Xuân Thu hàng năm, hai viên đương cai thay

phiên nhau chuẩn bị bàn, chén, thuốc, muối cho đủ dùng. Về trầu cau chuẩn bị cho ngày dự cáo ba khay, còn ngày tế chính thì triều quan mỗi vị một khay, hai bên tả hữu mỗi bên hai khay, mỗi khay mười hai miếng.

Điều 3: Ngày Xuân tế mỗi vị đương cai chi ra ba quan năm mạch tiền

để mua lễ vật như lợn, gà, rượu, vàng mã. Ngày dự cáo làm cỗ chay mỗi bàn một đĩa gồm có hai quả trứng chín, mười quả chuối tiêu, hai quả cam lấy mía xếp xung quanh. Nếu khơng có chuối tiêu thì thay bằng mười quả trứng, nếu khơng có cam cũng thay bằng mười quả trứng. Về trầu cau mỗi viên đương cai một khay cho đủ dùng. Ngày tế chính cũng theo như vậy.

Điều 4: Ngày Thu tế hàng năm, quan viên, văn thuộc tất cả mỗi viên

phải đóng một mạch tiền cổ, hai thăng gạo giao cho đương cai mua lễ vật như lợn, gà, rượu, vàng mã. Ngày cáo lễ nên làm cỗ chay, mỗi bàn một đĩa gồm hai quả trứng, mười quả chuối, mười quả hồng. Nếu khơng có chuối, thì cho thay bằng trứng. Về trầu cau thì mỗi viên đương cai một khay cho đủ số. Ngày tế chính cũng sắm lễ như trên.

Điều 5: Được phép để một mẫu ruộng tế. Hàng năm hai viên đương cai

thay phiên nhau canh tác nộp thóc, mỗi năm phải nộp 400 đấu. nếu gặp năm mất mùa thì tùy tình hình mà liệu giảm. Ngày Xuân tế phải chi 100 thăng gạo nếp. ngày thưởng Xuân chi gạo nếp nấu ba mâm xôi, mỗi mâm ba mươi đấu. Còn bao nhiêu các vị quan viên, văn thuộc tùy theo giá mà bán đi lấy tiền mua lễ vật như gà, rượu để cúng lễ thưởng Xuân.

Điều 6: ngày lễ Thường tân 20 tháng 10 hàng năm, mỗi viên phải chi

30 văn tiền và một thăng gạo.

Điều 7: Ngày 20 tháng Ba hàng năm, mở hội xướng ca để kính tế tiên

hiền. Các bậc quan viên văn thuộc xuất 10 quan tiền sử, định vào ngày 15 tập trung để xem cụ thể số tiền, đến sáng sớm ngày ca xướng thì áo mũ chỉnh tề

như ngày tế Xuân Thu. Bàn ghế, chén bát do viên đương cai chuẩn bị. Tế xong làm cỗ cho những người có tâm tang (tang thày học) cùng ăn uống. Còn về cỗ bàn thì người trong nom việc ca xướng, cử mỗi bàn bốn viên làm cỗ. Người có tang không được tham dự. Nếu người nào phải ra trông nom ca xướng mà lại vắng mặt thì phải chịu phạt ba mạch tiền cổ, hoặc thi thoảng có năm nào đó khơng có ca xướng thì lễ vật kính tế cũng vẫn theo như lệ.

Điều 8: Trong xã có người nào đậu Tiến sĩ phải làm lễ cáo yết gồm

một con trâu, một mâm xơi, một vị rượu. Sau khi tế xong, mời quan viên văn thuộc cùng ăn uống. Quan viên văn thuộc mừng một bức trướng văn ghi trên lụa trắng để thể hiện việc coi trọng đạo tư văn.

Điều 9: Tất cả các viên triều quý quan và những người thi đỗ đã được

nhận sắc mệnh đều phải làm lễ cáo yết, lễ vật gồm một con lợn, một mâm xơi, một vị rượu. Sau khi làm lễ xong, mời quan viên văn thuộc, mỗi viên khi đến đều đem theo một gói trầu chúc mừng để biểu thị tình cảm nồng hậu.

Điều 10: Người nào trong xã mới thi đỗ, phải nạp tiền khao vọng gồm

bốn quan hai mạch tiền sử và một khay trầu đủ dùng. Về cỗ bàn, mở hội chúc mừng quy định một phần một mạch tiền sử và một khay trầu đủ số. Tiền khao vọng, liệu thu mỗi người năm mạch giao cho các người trong khoa ấy mua lợn, xôi, rượu để làm lễ cáo yết. Tế xong, quan viên văn thuộc cùng ăn uống. Còn lại bao nhiêu nộp cùng tiền khai hạ (chúc mừng) giao lại cho đương cai để làm tiền chi vào dịp thưởng Xuân. Số còn lại chia đều.

Điều 11: Khi trong xã bầu ra người làm xã trưởng, nếu trúng phải nộp

một quan tiền cổ chi phí vào việc bút mực. Người nào khơng nộp phải trình lên xem xét lại. Làm như vậy để tỏ ý tôn trọng tư văn.

Điều 12: Một mẫu ruộng tế ở xứ Đồng Bài (phía nam giáp đường, phía

bắc giáp ruộng của người trong thơn, phía đơng giáp ruộng của người cúng ruộng, phía tây giáo ruộng của người trong thôn).

Điều 13: Mỗi mẫu ruộng thưởng tiêu thay phiên nhau canh tác thu thóc

thoe như lệ huệ điền. Tất cả giao cho hội, phải tuân theo đúng như trong khoán ước thi hành để chấn hưng tư văn.

Ngày 6 tháng Một năm Vĩnh Thịnh 5 (1709) lập văn ước

- Hàng năm ngày giỗ vào tháng 4 cùng tiết Thường tiên (tân), đương cai 1 viên biện lễ vật cỗ trai y như lệ tế Xuân Thu.

- Người trong xã là nho sinh, sinh đồ thi Hương mà trúng Tứ trường được làm xã trưởng hoặc đề lại thì sắm lễ khao, mỗi người 1 con gà, 1 mâm xôi, 1 vò rượu, 1 khay trầu đủ dùng phỏng chừng 1 quan tiền sử. Quan viên văn thuộc đáp lễ chúc mừng.

- Ngày giỗ vào tháng tư, quan viên văn thuộc ăn mặc tề chỉnh, áo màu xanh lạt, mũ dùng lụa đen (ôsa) hành lệ như nghi thức. Ai làm trái sẽ cùng tội theo lệ thiếu sót lễ Xuân Thu.

- Ngày 20 tháng 10 năm Canh Thân (1), quan viên văn thuộc hội Tư văn trong xã hội họp định lệ rằng tế lễ xong, chiếu thứ bậc mà ngồi ăn uống. Ai làm trái bị phạt 3 mạch tiền sử để nghiêm lễ nghi.

(1)

Năm Canh Thân này là năm Canh Thân niên hiệu Cảnh Hưng, đời Vua Lê Hiển Tông (năm 1740), làng Xuân Cầu sửa lại một số điểm trong bản hương ước lập năm Kỷ Sửu niên hiệu Vĩnh Thịnh (năm 1709) - Chú giải của PGS, TS. Bùi Xuân Đính.

Phụ lục 3

TAM Kỳ THÔN, VĂN HộI ĐIềU Lệ

Nguyên bản của bản hương ước này là Tam Kỳ thôn văn hội điều lệ,

Một phần của tài liệu Văn hóa làng khoa bảng xuân cầu (xã nghĩa trụ, huyện văn giang, tỉnh hưng yên) (Trang 103 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)