3. Điều trị không dùng thuốc [3, 17]
3.7. Phương pháp điều trị vật lý bổ sung hoặc thay thế
Phương pháp điều trị vật lý bổ sung không thể thay thế các liệu pháp dược phẩm và tập thể dục trong vấn đề quản lý các trẻ viêm khớp thiếu niên. Ở người lớn bị viêm khớp, nghiên cứu về phương pháp điều trị vật lý bổ sung và thay thế bao gồm châm cứu, điều trị bằng laser, TENS và siêu âm đã cho thấy kết quả rất khác nhau phụ thuộc vào từng phương pháp, phụ thuộc từng bệnh nhân (ví dụ loại / vị trí của viêm khớp, thời gian bệnh) và liệu pháp được sử dụng khác nhau.
3.8. Theo dõi tiến triển bệnh và các bệnh đi kèm
Các bệnh nhân viêm khớp cần được theo dõi sát tiến triển của bệnh, quản lý bệnh đi kèm nếu có. Do đó:
• Các bệnh nhân viêm khớp thiếu niên cần được theo dõi và tái khám thường xuyên ít nhất hai lần một năm.
• Thường xuyên kiểm tra dấu hiệu viêm màng bồ đào.
• Hoạt động của bệnh nên được đánh giá ít nhất ba lần mỗi năm và điều trị phải được điều chỉnh để duy trì số lượng khớp sưng, số khớp đau càng thấp càng tốt.
• Ngoài ra phải theo dõi độc tính và tác dụng phụ tiềm tàng của thuốc: bằng cách kiểm tra định kỳ công thức máu (để giám sát tình trạng ức chế tủy) và chức năng gan (để tìm transaminase tăng là một dấu hiệu của nhiễm độc gan) cứ mỗi 1-3 tháng /một lần. Các tác dụng phụ ít gặp hơn ở người lớn Với bệnh nhân viêm khớp thiếu niên đang điều trị bởi các thuốc DMARD:
Bệnh nhân được điều trị Methotrexat nên theo dõi số lượng tế bào máu, men gan, chức năng thận, Bệnh nhân dùng NSAID trong hơn 3-4 tuần phải theo dõi xét nghiệm (công thức máu, UE & C và LFTs) ngay cả trong trường hợp không có biểu hiện lâm sàng.
Viêm màng bồ đào xảy ra ở khoảng 20% bệnh nhân viêm khớp thể một vài khớp; 5-10% những người có viêm đa khớp và hiếm gặp trong viêm khớp thể hệ thống. Những bệnh nhân ANA dương tính (đặc biệt ở trẻ gái) có một khả năng phát triển viêm màng bồ đào cao hơn. Do đó bệnh nhân viêm khớp thiếu niên nên được kiểm tra mắt thường xuyên để ngăn chặn biến chứng của bệnh. Tần suất kiểm tra mắt được xác định bởi nguy cơ tiến triển của viêm màng bồ đào đối với từng bệnh nhân, theo lịch trình sau:
3.9. Lịch khám mắt [5]
Khởi bệnh < 7 tuổi Khởi bệnh > 7 tuổi Đồng tử không tròn hoặc Kết tủa ở giác mạc Khám mắt ngay tìm viêm mống mắt Khám mắt ngay tìm viêm mống mắt
Viêm ít khớp, ANA (+) 3 -4 tháng/ lần trong 4 năm, sau đó 6 tháng/ lần trong 3 năm, sau đó cứ hàng năm
Cứ mỗi 6 tháng trong 4 năm, sau đó hàng năm
Viêm ít khớp, ANA (-) Cứ 6 tháng trong 7 năm Sau đó hàng năm
Viêm đa khớp, ANA (+) 3 -4 tháng trong 4 năm
Sau đó mỗi 6 tháng trong 3 năm, sau đó hàng năm
Viêm đa khớp, ANA (-) Cứ mỗi 6 tháng trong 7 năm, sau đó hàng năm
Viêm khớp hệ thống Hàng năm
Tóm tắt
Điều trị viêm khớp thiếu niên
Không có bài toán duy nhất nào được đưa ra áp dụng điều trị cho từng bệnh nhân viêm khớp thiếu niên. Đây là bệnh mạn tính, cần phải điều trị kéo dài, cần phối hợp nhiều chuyên khoa. Điều trị bao gồm điều trị thuốc và không thuốc. Trong đợt cấp bệnh nhân được điều trị tại BV, sau đó trẻ sẽ được điều trị duy trì tại nhà. Do đó cần giải thích kỹ để bệnh nhân và
gia đình tuân thủ điều trị, bên cạnh việc hướng dẫn dùng thuốc theo dõi tác dụng phụ của thuốc, cần quan tâm chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện, phục hồi chức năng. Cổ vũ, động viên niềm lạc quan tin tưởng, khuyên bệnh nhân chịu khó tập luyện để tránh tàn phế.Trẻ nên tiếp tục đến trường, tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động thể thao phù hợp với tình hình của bệnh.
NSAID có thể được sử dụng trong tất cả các thể VKTPTN để kiểm soát cơn đau và giúp giảm viêm khớp. NSAID còn được sử dụng trong thời gian viêm khớp xảy ra trước 6 tuần, khi đang cần đánh giá thêm các nguyên nhân viêm khớp khác. Corticosteroid tiêm tại khớp (hexacetonide triamcinolone tại 1 khớp với liều 2 mg / kg) nên được chỉ định trong thể viêm ít khớp dai dẳng và một số khớp khu trú trong thể viêm đa khớp. Methotrexate 15 mg/m2/tuần chỉ định khi có chẩn đoán chính xác ở bệnh nhân viêm đa khớp. Thuốc dùng đường uống, nếu sau vài tháng bệnh nhân không có đáp ứng đầy đủ nên chuyển sang tiêm dưới da. Prednisone (0,5-2 mg / kg) có thể dùng trong thời gian ngắn khi bệnh đang hoạt động tích cực. Một tác nhân sinh học nên được chỉ định thêm nếu đáp ứng với methotrexate không đầy đủ.
1. Philip J. Hashkes, Ronald M. Laxer, (2005), “Medical treatment of
Juvenile Idiopathic Arthritis”, JAMA; 294, (13), pp 1671-1684.
2. Cara Hoffart, Do, David D. Sherry, (2010), “Early identification of
juvenile idiopathic arthritis”, J Musculoskel Med.; 27 (2); pp 52-56.
3. Vesna Cvjeticanin, Cheryl Cooke, Dr Stuart Barrow, Assistant, (2009), “Clinical guideline for the diagnosis and management of juvenile
idiopathic arthritis August 2009” National Health and Medical Research Council 12 June 2009. The Royal Australian College of General Practitioners College House 1 Palmerston Crescent South Melbourne, Victoria 3205 Australia, pp 1 – 43.
4. Jame T. Cassidy, Ross E. Petty, Ronald M. Laxer, Carol B. Lindsley, (2005), “Text book of pediatric rheumatology”, chapter 5: pp 80- 86.
5. Jame T. Cassidy, Ross E. Petty, Ronald M. Laxer, Carol B. Lindsley, (2005), “Text book of pediatric rheumatology”, chapter 9: pp 231
-245.ISYM
6. Alison Jordan, Janet E. McDonagh, (2006), “Juvenile idiopathic
arthritis: the paediatric perspective”, Pediatr Radiol, 36 (8), pp 734–742. 7. Michael Doherty, Brian L. Hazleman, Charles W. Hutto
n, et al (1999), “Rheumatology examination and injection techniques”,
section 3, pp 147 – 150.
8. S A Rahman, (2009), “Juvenile Idiopathic Arthritis: Mast Common
Rheumatic Disorder in Children - An Overview”, J Bangladesh Coll Phys Surg; 27 (2); pp 63 – 69.
9. Shumpei Yokota, Masaaki Mori, Tomoyuki Imagawa, Takuji Murata, Minako Tomiita, Yasuhiko Itoh, Satoshi Fujikawa, Syuji Takei (2010), “Guidelines on the use of etanercept for juvenile
idiopathic arthritis in Japan”, Mod Rheumatol 20 (2), pp 107–113.
10. Ronald M. Laxer (2005), “ Medical Treatment of Juvenile Idiopathic
Series Combination Therapy of Abatacept and Anakinra in Children with Refractory” The Journal of Rheumatology; 38 (1); pp 180 – 181.
13. M. Frosch and J. Roth, (2008), “New insights in systemic juvenile
idiopathic arthritis from pathophysiology to treatment”, Rheumatology;47(2); pp 121–125.
14. Philip Kahn, M.D. (2012), “Juvenile Idiopathic Arthritis An Update for
the Clinician”, Bulletin of the NYU Hospital for Joint Diseases; 70(3): pp 152-66. Pdf 37 các thuốc sinh học.
12. Wilco de Jager, Esther P A H Hoppenreijs, Nico M Wulffraat, Lucy R Wedderburn, Wietse Kuis,Berent J Prakken, (2007), “Blood and synovial fluid cytokine signatures in patients with juvenile diopathic arthritis: a cross-sectional study”, Ann Rheum Dis; 66 (5); pp 589–598 13. Joyce S. Hui-Yuen, and Lisa F. Imundo, (2012), “A review guide to
oligoarticular and polyarticular Juvenile Idiopathic Arthritis”, Pediatric Annals; 41 (11); pp 1 - 8.
14. Mazurek GH, Jereb J, Lobue P et al (2005), “Guidelines for using the
QuantiFERON-TB Gold test for detecting Mycobacterium tuberculosis infection, United States”, MMWR;54(RR-15): pp 49-55.
15. Matulis G, Jüni P, Villiger PM et al (2008), “Detection of latent
tuberculosis in immunosuppressed patients with autoimmune disease: performance of a Mycobacterium tuberculosis antigen-specific interferon gamma assay”, Ann Rheum Dis; 67(1): pp 84-90.
16. Furst DE, Keystone EC, Fleischmann R, et al (2010), “Updated
consensus statement on biological agents for the treatment of rheumatic disease”, Ann Rheum Dis;69 (Suppl I): i2-i25 các xét nghiệm sàng lọc lao
17. Green, William T, (1976), “Orthopedic Overview of Juvenile Rheumatoid
“2011 American College of Rheumatology Recommendations for the Treatment of Juvenile Idiopathic Arthritis: Initiation and Safety Monitoring of Therapeutic Agents for the Treatment of Arthritis and Systemic Features”,
Arthritis Care & Research Vol. 63, No. 4, pp 465–482.
19. Juvenile idiopathic arthritis (2013), “Epidemiology and immunopathogenesis”,
Chang Gung Med J ; 35: pp 1-14.
20. MR Alam, (2008), “Juvenile Idiopathic Arthritis Essential Elements of
ĐẶT VẤN ĐỀ...3
1. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN [1, 2, 3, 4, 5, 6]...5
1.1. Thuốc giảm đau (paracetamol) [3]...5
1.2. Thuốc Opioid yếu (ví dụ: codeine) [3]...5
1.3. Thuốc kháng viêm không steroid truyền thống (các NSAID) [3, 4, 5]...6
1.4.Glucocorticoid ...8
1.5. Nhóm thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)...11
1.6. Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch [5, 6]...17
1.7. Thuốc gây độc tế bào và thuốc ức chế miễn dịch Cytotoxic and Immunosupperessive Drugs [5]...17
1.8. Các tác nhân sinh học [5, 6, 8]...19
1.9. Ghép tế bào tự thân [5, 6]...24
1.10. Phẫu thuật chỉnh hình, cắt bỏ màng hoạt dịch, thay khớp nhân tạo [5, 15]...24
2. Tiếp cận phác đồ điều trị của ACR 2011 [16]...24
2.1.Nhóm của thể viêm ít khớp (viêm của bốn khớp hoặc ít khớp). ...24
2.2 Nhóm của thể viêm từ 5 khớp trở lên: ...25
2.3. Nhóm viêm khớp cùng chậu hoạt động: ...25
2.4. Nhóm viêm khớp hệ thống với các đặc điểm toàn thân hoạt động (và không có viêm khớp hoạt động). ...25
2.5. Nhóm viêm khớp hệ thống với viêm khớp hoạt động (và không có đặc điểm toàn thân hoạt động). ...25
3. Điều trị không dùng thuốc [ 3, 17]...35
3.1. Liệu pháp dinh dưỡng [22]...37
3.2. Các bài tập trên mặt đất...37
3.3. Tập thể dục dưới nước...38
3.4. Dụng cụ chỉnh hình (loại nẹp chỉnh hình sẵn sàng thực hiện và có thể tùy chỉnh)...39
3.5.Giầy chỉnh hình...39
3.6 .Phương pháp dùng nhiệt...39
LÊ QUỲNH CHI
Chuyên đề 3:
ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP TỰ PHÁT THIẾU NIÊN
THUỘC ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MIỄN DỊCH TRONG CHẨN ĐOÁN, PHÂN LOẠI, TIÊN LỰỢNG
BỆNH VIÊM KHỚP TỰ PHÁT THIẾU NIÊN
LÊ QUỲNH CHI
Chuyên đề 3:
ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP TỰ PHÁT THIẾU NIÊN
THUỘC ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MIỄN DỊCH TRONG CHẨN ĐOÁN, PHÂN LOẠI, TIÊN LỰỢNG
BỆNH VIÊM KHỚP TỰ PHÁT THIẾU NIÊN
Chuyên ngành: Nhi – Tim mạch Mã số:
Người hướng dẫn khoa học: