Nguồn nguyờn liệu

Một phần của tài liệu Trang phục của người hmông xanh (ở mường ngân, tỉnh xay nhạ bu ly, cộng hòa dân chủ nhân dân lào) (Trang 35 - 42)

2.1. Quỏ trỡnh làm ra trang phục truyền thống của người Hmụng Xanh

2.1.1. Nguồn nguyờn liệu

2.1.1.1. Cõy lanh (Ntoo maaj)

Trờn thực tế, cõy lanh cú tờn khoa học là Brevimulticaulis hoặc Lunumusitatissimum, thuộc loại cõy cụng nghiệp ụn đới ngắn ngày, họ lanh (linaceae). Đõy là loại cõy khụng cú ở Lào mà chỉ được trồng chủ yếu ở cỏc nước cú khớ hậu ụn đới. Cõy gai dầu cú tờn khoa học là Cananbis Sativa L.Subsp, Sativa là loại cõy thuộc họ gai dầu (Cannbaceae). Cả hai loại cõy này đều là loại cõy thảo dựng để lấy sợi và lấy dầu với những đặc điểm khỏ giống nhau nhưng chỳng khỏc nhau ở đặc điểm cơ bản về chiều cao. Trong khi cõy gai dầu cú chiều cao từ 1 – 3 m thỡ cõy lanh chỉ cao từ 0,75 – 1,2 m. Ngoài ra, sợi lấy từ vỏ cõy gai dầu chắc và bền hơn so với sợi lấy từ vỏ cõy lanh rất nhiều.

Tuy nhiờn, do từ “lanh” lõu nay đó ăn sõu vào tiềm thức khụng chỉ của người Hmụng mà cũn của cỏc dõn tộc khỏc ở Lào khi nhắc tới hay nghĩ tới loài cõy này nờn trong chuyờn đề này, chỳng tụi vẫn sử dụng thuật ngữ “lanh” để chỉ đối tượng nghiờn cứu.

Cõy lanh hay cũn gọi là cõy lanh mốo (từ đõy gọi chung là cõy lanh) là loại cõy thảo, cao 1 – 3 m, cú thõn vuụng, suốt dọc thõn cú rónh, bề mặt thõn cõy phủ lụng mềm, sự sỡ, lỏ cú cuống, thường mọc so le, cú phiến chia đến tận gốc thành 5 – 7 lỏ chột hẹp hỡnh ngọn giỏo, đầu nhọn, hai cạnh lỏ cú răng cưa. Hoa đơn tớnh khỏc gốc. Hoa được xếp thành hỡnh xim kộp ở nỏch và ngọn,

cỏc hoa cỏi xếp thành hỡnh xim hay xim cú nỏch những lỏ bắc dạng lỏ. Hạt khụng cú nội nhũ, chứa nhiều tinh dầu.

Nghiờn cứu cỏc đặc điểm và thành phần của cõy lanh, cỏc ngành khoa học ứng dụng trờn thế giới đó cho thấy cõy lanh cú rất nhiều tỏc dụng cú thể ỏp dụng vào thực tiễn đời sống của con người hiện đại.

2.1.1.2. Kỹ thuật chế biến lanh thành sợi - Tước vỏ lanh (Lawv maaj)

Sau khi thõn cõy lanh đó được phơi nắng, phơi sương đủ độ, lanh được tước lấy vỏ. Theo ụng Xia Giờnh: Cụng việc này phải làm xong trước khi cú cỏc đợt giú mựa đụng bắc tràn về nếu khụng lanh sẽ bị khụ sợi, giảm độ bền, sợi nỏt, khú nối. Cụng thức tước vỏ lanh ỏp dụng cho cả lanh bố và lanh nhỏ được thực hiện như sau:

Vị trớ tước vỏ đầu tiờn được thực hiện bắt đầu từ giữa thõn về phớa ngọn. Sau đú, sợi lại tiếp tục được tước từ giữa thõn cõy về phớa gốc. Theo cụng thức đú, người phụ nữ Hmụng Xanh dựng hai đầu ngún tay trỏ và ngún tay cỏi của cả hai bàn tay vờ và lắc nhẹ đoạn giữa thõn cõy cho dập rồi luồn múng tay cỏi của một bàn tay bất kỳ (với những người mới làm thỡ người ta thường dựng bờn bàn tay thuận) luồn vào giữa lớp vỏ và thõn cõy để tỏch sợi. Và vẫn với múng tay ấy, người ta sẽ tước đều theo dọc thõn lanh vỏ sau khi tước ra phải to đều, khụng bị rỏch, khụng bị sơ, chạy đều suốt từ đầu đến cuối là được. Bà Pa Li cho biết thờm: Thụng thường, với một cõy lanh, người ta cú thể tước được 4 sợi, mỗi sợi sau đú lại được tước làm 2 – 3 phần cho kết quả cuối cựng là 8 – 12 sợi/cõy. Chiều dài của sợi lanh phụ thuộc vào chiều cao của thõn cõy lanh cho sợi. Thời gian tước sợi của mỗi gia đỡnh thường vào khoảng 20 ngày.

- Gió sợi (ntaus toob)

Vỏ lanh sau khi tước được gọi là tawv ntoo được bú thành từng bú đều nhau cho vào cối gió khoảng nửa giờ cho mềm sẽ dễ nối hơn và khụng để lại

mối nối. Cụng đoạn gió sợi thường phải thực hiện từ 4 – 5 ngày. Cụng đoạn này thường do đàn ụng làm và được thực hiện sau khi tước vỏ lanh.

- Nối sợi (saws ntuag)

Đõy là cụng đoạn chiếm nhiều thời gian nhất được tiến hành sau đú. Những sợi lanh sau khi đó tước tương đối đều nhau được nối với nhau một cỏch rất đặc biệt: Người ta tỏch đụi một sợi lanh ở vị trớ cỏch đầu sợi khoảng 10 cm rồi luồn một sợi khỏc vào giữa, xoắn lại, sai đú lại tỏch đụi sợi này và luồn sợi thứ nhất vào. Bằng cỏch này, sợi lanh vẫn đều, nuột, khụng rừ mối nối. Người phụ nữ thường bú sợi lanh thành từng chựm nhỏ, quấn quanh bụng, sau đú rỳt lấy từng sợi, từng sợi… nối lại với nhau, nối được đến đõu người nối lại cuốn vào bàn tay đến đấy (thường cuốn vào tay chiờu); hoặc người ta cũng cú thể cuốn sợi lanh vào một vũng mõy gắn vào một que tre nhỏ. Khi nối sợi, người ta phải tuõn thủ nguyờn tắc nối đầu ngọn với đầu ngọn, nối đầu gốc với đầu gốc và cỏc đoạn nối phải to đều, sợi nào bộ thỡ bổ sung thờm sợi, sợi nào to quỏ thỡ phải tước bớt đi để khi lờn vải cỏc thớ sợi mới đều, vải dệt mới phẳng, mịn. Người phụ nữ Hmụng thường tranh thủ chắp, nối sợi lanh vào bất kỳ lỳc nào đụi tay họ rảnh. Với một cuộn lanh thụ bờn thắt lưng, trờn đường đi nương, đi chợ… thậm chớ ngay cả khi tiếp khỏch bờn bếp lửa, họ cũng luụn tay chắp nối sợi.

- Xe sợi (Tshuab ntuag)

Sau khi xe và nối sợi bằng tay, sợi được đưa lờn guồng xe tiếp một lần nữa. Để khỏi bị đứt, cỏc cuộn sợi này được nhỳng vào nước từ 20 đến 30 phỳt trước khi xe cho mềm, tăng độ dẻo dai.

Cấu tạo guồng xe sợi của người Hmụng Xanh ở mường Ngõn cho phộp mỗi lần xe sợi, người ta sẽ đưa đồng thời được sợi từ 4 cuộn sợi vào 4 con suốt chỉ. Khi xe sợi, người ta đặt 4 cuộn sợi nằm dàn hàng ngang trờn một miếng gỗ phẳng (hoặc cũng cú thể đặt vào thựng hay chậu), cỏch trục đỡ

1,2m. Sợi được đưa lờn vắt ngang một thanh tre cao cỏch mặt đất 1,5 m. Từ đõy, sợi được dẫn thẳng đến suốt cuốn sợi. Người ta sẽ dựng tay cuộn mồi một đoạn khoảng 50 – 60 cm vào con suốt (đầu mỗi cuộn sợi cuốn vào 1 con suốt). Mỗi con suốt được cắm vào một lỗ cắm suốt trờn giỏ đỡ trục. Xong những việc đú là hoàn thành cụng đoạn mắc sợi và người ta cú thể tiến hành xe sợi.

Người xe sợi ngồi trờn một chiếc ghế cao khoảng 50 cm (độ cao này cú thể thay đổi tương ứng với chiều cao của trục đỡ bỏnh xe và trục đỡ cần đạp). Hai chõn người xe sợi để trờn cần đạp - một chõn đặt ở phớa trong, một chõn đặt ở phớa ngoài trục đỡ cần. Hai tay người xe sợi cầm hai đoạn thõn cõy tre nhỏ hoặc gỗ trũn (đường kớnh khoảng 2,5 – 3 cm). Đoạn cõy bờn tay trỏi dài khoảng 20 – 25 cm được luồn xuống dưới tuyến đi của sợi. 4 sợi chạy qua đoạn cõy này được luồn qua 4 kẽ ngún tay của người xe sợi cú tỏc dụng như một sự phõn luồng). Đoạn cõy bờn tay phải dài ≈ 1,2 m đặt ở trờn và luụn được dỡm xuống hay thả lỏng cho cỏc đường sợi dõng lờn nhịp nhàng theo từng vũng quay cú tỏc dụng làm cho sợi khi cuốn vào suốt được phõn chia đều đặn ở cỏc vị trớ trong - giữa – ngoài của con suốt. Núi cỏch khỏc, cả hai đoạn cõy này đều cú tỏc dụng can thiệp vào tuyến đi của sợi (lỏi sợi) trong lỳc vận hành sao cho 4 dũng sợi khụng bị vướng vào nhau làm rối sợi và để sợi đỏnh vào suốt được đều theo ý muốn của người xe sợi.

Khi vận hành, hai chõn người xe sợi đạp vào cần đạp với nhịp đạp thay đổi đều đặn giữa hai chõn, lỳc nhấn mạnh đoạn phớa trong, lỳc nhấn mạnh đoạn phớa ngoài sẽ làm cho bỏnh xe chuyển động theo vũng trũn kộo theo sự chuyển động của suối chỉ. Hai tay người xe sợi luụn luụn can thiệp vào đường chuyển động của sợi và đụi mắt phải luụn luụn theo dừi sự can thiệp ấy.

Sau khi được xe, sợi đó chuyển từ dạng dẹt và mỏng của vỏ cõy sang dạng trũn và xoắn bện của sợi. Cụng đoạn xe sợi được tiến hành trong khoảng 5 ngày.

- Thu sợi (qaiv ntaiv)

Sợi sau khi được xe đó đạt được độ mềm mượt, dẻo dai, trũn, xoắn bện và bền chắc cần thiết nhưng lỳc này sợi mới chỉ được cuốn vào từng suốt nhỏ. Muốn thực hiện được cỏc cụng đoạn tiếp sau, người ta phải thu sợi thành những bú lớn bằng guồng thu sợi.

Để thu sợi, người ta cho cỏc con suốt sợi được vào một vật chứa (rổ đan, thựng gỗ, gựi…) đặt ở một gúc nhà. Mỗi “mẻ” thu sợi, người ta mắc lờn guồng 10 - 12 con sợi (tương ứng với 10 con suốt sợi). Đầu của cỏc con sợi này được buộc gắn với 1 thanh chốt chặn bất kỳ. Sau đú, người ta lần sợi mắc vũng quanh guồng 1 vũng làm mồi rồi mới bắt đầu tiến hành khởi động vũng guồng từ trỏi qua phải hoặc từ phải qua trỏi tuỳ theo ý muốn của người thu sợi.

Khi guồng quay đó hoạt động trơn tru, người thu sợi ngồi ở một gúc nhà bất kỳ (trừ gúc nhà cú đặt vật chứa cỏc con suốt sợi và dựng tay tỏc động vào cỏc đầu thanh cuộn từ trỏi qua phải hoặc từ phải qua trỏi theo vũng khởi động tạo ra một lực đẩy vào thanh cuộn. Lực đẩy này sẽ được truyền đến trục làm cho trục quay. Để trỏnh khụng cho rối sợi, người ta khụng bao giờ quay nhanh quỏ và đặc biệt là phải quay đều tay. Mỗi khi sợi bị rối, người ta phải dừng guồng rồi ra gỡ trước khi tiếp tục cho trục quay. Mỗi khi cỏc con suốt hết sợi, người ta lại phải ra nối tiếp sợi từ cỏc con suốt khỏc vào cỏc đầu chỉ từ cỏc con suốt vừa hết. Vỡ vậy, để đỡ mệt mỏi khi thực hiện cụng đoạn này, người ta thường làm việc theo “ekip” 2 người: một người chuyờn quay guồng và một người chuyờn gỡ và nối sợi. Khi mỏi, hai người này cú thể đổi vị trớ thao tỏc cho nhau.

Cụng đoạn thu sợi được tiến hành trong vũng 7 ngày.sau khi sợi đạt được độ dẻo, bền, cụng đoạn này được thực hiện bởi hai người trong gia đỡnh.

- Làm trắng sợi (ntxhua maaj dawb)

Muốn làm trắng sợi, người Hmụng Xanh cần phải luộc và ủ sợi. Để luộc và ủ sợi, người ta cần phải cú tro bếp, tốt nhất là tro lấy từ gỗ thuộc loài “tống quỏ sủ” (Alnus nepalensis) - một loài cõy cú sức sống tương đối cao mọc gần như thuần loài hoặc xen kẽ với cỏc loài cõy thuộc họ Re (Litsea spp., Lindera spp.), Dẻ (Castanopsis spp., Fagus spp), Mộc lan (Magnilia spp.), Hồ đào (Plantacarya spp)… trờn nhiều khoảnh đất canh tỏc bỏ hoang trong vựng sau giai đoạn trảng cỏ và savan (thường là cỏc loại cõy thõn thảo 1 năm), nhanh chúng khộp tỏn, thường vào khoảng 6 – 8 năm đó hỡnh thành rừng non khộp tỏn với chiều cao trung bỡnh là 5 m.

Những bú sợi sau khi được tước, xe và thu thành từng bú sợi lớn sẽ được ngõm với nước tro bếp rồi luộc chớn cho bong hết vỏ xanh. Mỗi mẻ luộc, người ta sẽ thực hiện từ 4 – 5 cuộn sợi, thời gian luộc cho mỗi mẻ khoảng 30 – 60 phỳt thỡ vớt ra. Thụng thường cỏc gia đỡnh người Hmụng chỉ cần luộc một đờm là hết số sợi. Chỉ gia đỡnh nào đụng con gỏi, sợi nhiều mới cần thờm một ngày hụm sau.

Sau mỗi lần luộc sợi, người ta sẽ ủ sợi bằng cỏch rắc một lớp tro nguội lờn tro bếp cũn núng ở đỏy chảo (lượt rắc dày khoảng 1 – 2 cm). Sau đú, người ta dựng một mảnh vải lanh hoặc một chiếc vỏy lanh cũ trải lờn trờn, đặt cỏc cuộn sợi này vào đú, dựng một tấm vải khỏc phủ lờn sợi, rồi rải thờm một lớp tro nữa lờn trờn (với độ dày tương đương với lớp tro ở đỏy chảo) để ủ sợi trong 5 ngày. Sau đú mới mang giặt cho sạch và cho lờn guồng thu sợi phơi khụ. Tiếp theo, sợi cũn được luộc và ủ tro thờm 3 lần nữa, những lần sau chỉ cần ủ trong một ngày một đờm. Riờng lần luộc sau cựng, người ta cũn cho thờm một ớt sỏp ong cho sợi trắng, mịn và dai chắc. Thứ sợi lanh đó được làm xoăn, trắng và sạch như thế người Hmụng gọi là “Xuv”.

- Lăn sợi (lub zeb dlaus)

Để làm cho sợi mềm, búng, cỏc đầu nối sợi mỏng ra và phẳng, khụng lộ ra cỏc mối nối, người ta cũn dựng một dụng cụ để lăn sợi. Đú là một khỳc gỗ trũn làm trục lăn, một phiến đỏ đẽo phẳng nhẵn hoặc một tấm vỏn gỗ, chiều dài khoảng 1 m, chiều rộng khoảng 0,3 m. Người ta đặt sợi lờn khỳc gỗ trũn, lấy phiến đỏ hoặc tấm vỏn đặt lờn trục gỗ rồi đứng trờn phiến đỏ, vịn hai tay vào tường, chõn đẩy lỳc sang trỏi, lỳc sang phải làm cho trục gỗ chuyển động lăn đi lăn lại miết xuống sợi lanh.

2.1.1.3. Nhuộm chàm (tsaus nkaaj)

Nhuộm chàm là cụng việc khỏ tỷ mỉ đũi hỏi phải kiờn trỡ và dầy dạn kinh nghiệm. Chàm thường được trồng vào thỏng 1-2, thu hoạch vào thỏng 4- 5. Cõy chàm được cắt thành từng bú đem về ngõm vào chum, vại, khi lỏ chàm nỏt ngấm thỡ vớt ra bỏ bó, nước chàm được lọc kỹ qua một cỏi rỏ đựng chấu, sau đú cho vụi bột vào nước rồi khuấy thật đều, cho nhiều hay ớt vụi tuỳ thuộc vào lượng nước chàm.

Ngoài vụi cũn cú tro bếp, tro được đựng trong một cỏi rổ cú lút lỏ chuối, đổ nước vào chảy xuống cỏi chum nhỏ, dung dịch này để từ 3-5 ngày rồi trộn với nước vụi ngõm chàm và để lắng, khi nào thấy nước trờn mặt cú mầu nõu nhạt thỡ gạn đi để lấy phần chàm và vụi lắng ở dưới chum, đú chớnh là cao chàm. Khi nhuộm vải, lấy cao chàm hũa với nước đun với lỏ ngải cứu để nguội pha thờm ớt nước tro vào rượu rồi khuấy đều. Khi đó pha xong muốn thử phải lấy tay nhỳng vào nước chàm, thấy da cú mầu xanh chàm là được.

Người Hmụng Xanh thường nhuộm chàm vào thỏng 4-6, vỡ thời gian này trời nắng nhiều vải mau khụ và bắt mầu tốt. Trước khi nhuộm phải ngõm giặt cho thật kỹ để vải hết hồ mới dễ bắt màu và khi sử dụng khụng bị loang lổ. Khi nhuộm cho vải chỡm ngập trong nước chàm, dựng tay hoặc chõn đạp

thật kỹ cho vải thấm đều, cụng đoạn phải làm thật nhiều lần (ngày phơi nắng, đờm ngõm chàm). Đõy cũng là cụng đoạn cuối cựng trong kỹ thuật chế biến và nhuộm chàm của người Hmụng Xanh.Theo quan niệm của người Hmụng Xanh, vải cú màu đẹp là vải lờn màu đều, cú màu xanh sẫm.

Trong toàn bộ quy trỡnh dệt thỡ việc làm sợi là mất thời gian nhất và tốn khỏ nhiều cụng sức. Việc phõn cụng lao động trong quỏ trỡnh tạo nguyờn liệu cho nghề dệt của người Hmụng ở mường Ngõn diễn ra theo giới tớnh và lứa tuổi. Thụng thường, người đàn ụng tham gia làm đất, gieo trồng và thu hoạch lanh, cũn tất cả quỏ trỡnh tạo sợi đều do những người phụ nữ trong gia đỡnh đảm nhiệm.

Một phần của tài liệu Trang phục của người hmông xanh (ở mường ngân, tỉnh xay nhạ bu ly, cộng hòa dân chủ nhân dân lào) (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)